Ợ hơi quá mức có liên quan đến ung thư không?

Ợ hơi quá mức kết hợp với các triệu chứng khác có thể là dấu hiệu của một số loại ung thư đường tiêu hóa như ung thư dạ dày, ung thư thực quản. Do đó, khi tình trạng ợ hơi kéo dài, bạn cần đi khám để xác định liệu có phải ung thư hay bệnh lý nào khác và điều trị triệt để.

1. Ợ hơi là gì?

Ợ hơi dùng để chỉ hành động giải phóng không khí từ dạ dày qua đường miệng. Đó là một cách để cơ thể loại bỏ không khí thừa từ hệ tiêu hóa ra ngoài. Hơi ợ ra có chứa oxy, carbon dioxide và nitơ.

2. Nguyên nhân gây ra chứng ợ hơi

Nguyên nhân gây ra tình trạng ợ hơi gồm có:

  • Ăn quá nhanh
  • Uống quá nhanh
  • Uống nhiều đồ uống có ga
  • Hút thuốc
  • Nhai kẹo cao su

Ợ hơi thường kèm theo đầy hơi, chướng bụng và hiếm khi là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng.

3. Ợ hơi nặng có liên quan đến ung thư không?

Ợ hơi thường không phải là dấu hiệu của các bệnh ung thư đường tiêu hóa. Tuy nhiên, tình trạng ợ hơi quá mức kết với các triệu chứng dưới đây có thể đáng lo ngại:

  • Giảm cân ngoài ý muốn
  • Ăn mất ngon
  • Vấn đề về nuốt
  • Cảm thấy no nhanh chóng
  • Ợ nóng
  • Cảm thấy mệt mỏi hơn bình thường

Những triệu chứng này cùng với ợ hơi quá mức có thể là dấu hiệu của một số loại ung thư, bao gồm:

Nếu bạn bị ợ hơi quá mức kết hợp với các triệu chứng nêu trên thì cần đi khám để xác định rõ nguyên nhân và giải quyết ngay, tránh kéo dài làm triệu chứng nặng thêm.

Ợ hơi quá mức
Ợ hơi quá mức là triệu chứng của nhiễm vi khuẩn HP

4. Các nguyên nhân khác của ợ hơi quá mức

Ợ hơi quá mức không phải là triệu chứng của mỗi ung thư, mà còn nhiều bệnh lý khác như:

  • Nhiễm vi khuẩn HP: H. pylori là một loại vi khuẩn thường được tìm thấy trong đường tiêu hóa. Đôi khi, nó có thể tấn công niêm mạc dạ dày gây ra các triệu chứng khó chịu, trong đó có tình trạng ợ hơi quá mức hoặc loét dạ dày.
  • Hội chứng meganblase: Đây là một chứng rối loạn hiếm gặp khi nuốt phải một lượng lớn không khí sau bữa ăn.
  • Aerophagia: Aerophagia đề cập đến việc nuốt không khí quá mức lặp đi lặp lại gây khó chịu ở bụng, đầy hơi và ợ hơi nặng để tống khí ra ngoài.
  • Viêm dạ dày: Viêm dạ dày là tình trạng viêm lớp niêm mạc dạ dày xảy ra do nhiều nguyên nhân, bao gồm nhiễm H. pylori, dịch tiêu hóa hoặc uống quá nhiều rượu.
  • Trào ngược axit: Trào ngược axit xảy ra khi axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản, gây đau rát. Ợ chua là một triệu chứng của trào ngược axit.
  • Bệnh trào ngược dạ dày (GERD): GERD là một loại trào ngược axit mãn tính, được xác định khi bạn bị trào ngược axit hơn 2 lần/tuần. Nếu không được điều trị, GERD có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng và các tình trạng khác như viêm thực quản, ung thư thực quảnhen suyễn.

5. Chẩn đoán ợ hơi quá mức liên quan đến ung thư

Để chẩn đoán các tình trạng liên quan đến ợ hơi quá mức (bao gồm cả ung thư), bác sĩ có thể yêu cầu các xét nghiệm sau:

  • Chụp CT: Chụp CT giúp quan sát hình ảnh các cơ quan trong ổ bụng để tìm ra dấu hiệu bất thường nếu có.
  • Nội soi: Một ống mỏng, nhẹ được đưa vào miệng, xuống thực quản để giúp bác sĩ quan sát dạ dày và lấy mẫu sinh thiết nếu cần.

Chụp X-quang ống tiêu hóa trên với barium: Sau khi được cho uống bari, bạn sẽ được đưa vào chụp X-quang để làm tăng xác xuất phát hiện ra hình ảnh bất thường tại đường tiêu hóa.

6. Điều trị ợ hơi quá mức

Việc điều trị chứng ợ hơi quá mức sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Khi chứng ợ hơi do nguyên nhân không nghiêm trọng, thay đổi lối sống thường là tất cả những gì cần thiết để loại bỏ nó:

  • Đi dạo sau khi ăn
  • Tránh đồ uống có ga và kẹo cao su
  • Cố gắng ăn và uống chậm hơn

Nếu chứng ợ hơi quá mức có liên quan đến ung thư đường tiêu hóa, các phương pháp điều trị có thể bao gồm:

Loại điều trị bạn nhận được sẽ phụ thuộc vào loại ung thư mắc phải, tình trạng di căn và sức khỏe tổng thể.

Ợ hơi quá mức kết hợp với các triệu chứng khác có thể là dấu hiệu của một số loại ung thư đường tiêu hóa như ung thư dạ dày, ung thư thực quản. Vì thế khi tình trạng bệnh kéo dài kèm theo các triệu chứng khó chịu khác, người bệnh cần sớm đến các trung tâm y tế để thăm khám và điều trị.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: healthline.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Lyoxatin 50
    Lưu ý khi dùng thuốc Lyoxatin 50

    Thuốc Lyoxatin 50 là thuốc chống ung thư, có công dụng đối với hệ miễn dịch. Trước khi sử dụng thuốc Lyoxatin 50 bạn nên tham khảo thêm tư vấn từ bác sĩ để được hướng dẫn chi tiết. Sau ...

    Đọc thêm
  • Hay đầy bụng kèm căng tức bụng là bệnh gì?
    Nam giới đầy bụng sau ăn nguyên nhân là gì?

    Tôi bị trĩ nội độ 1 (nhẹ) nhưng không hiểu sao sau khi ăn vào thì lúc nào cũng cảm giác đầy bụng trong khoảng 3 tiếng. Tôi đã nội soi dạ dày không có vấn đề gì. Vậy bác ...

    Đọc thêm
  • thuốc Oxlatin
    Công dụng thuốc Oxlatin

    Oxlatin là thuốc thuốc chống ung thư và tác động vào hệ thống miễn dịch của người bệnh. Thuốc cần được sử dụng theo đúng liều lượng và chỉ định của bác sĩ. Hãy cùng tìm hiểu công dụng thuốc ...

    Đọc thêm
  • Loét nông hành tá tràng có điều trị được không?
    Loét nông hành tá tràng có điều trị được không?

    Chào bác sĩ, Em đã nội soi và kết luận loét nông hành tá tràng. Vậy bác sĩ cho em hỏi loét nông hành tá tràng có điều trị được không? Em cảm ơn bác sĩ.

    Đọc thêm
  • Oxaltie
    Công dụng thuốc Oxaltie

    Oxaltie là thuốc thuộc nhóm thuốc chống ung thư và tác động vào hệ thống miễn dịch, được sử dụng cho bệnh nhân bị ung thư đường tiêu hóa như ung thư đại tràng. Cùng theo dõi bài viết để ...

    Đọc thêm