Công dụng thuốc Breyanzi

Breyanzi là một loại thuốc kê đơn được FDA chấp thuận để điều trị cho người lớn mắc u lympho tế bào B lớn tái phát hoặc khó chữa đã từng được điều trị bằng ít nhất 2 liệu pháp trước đó.

1. Breyanzi thuốc biệt dược là thuốc gì?

Thuốc Breyanzi (Lisocabtagene Maraleucel) là một phương pháp điều trị ung thư bằng liệu pháp miễn dịch tế bào T tự thân đã được biến đổi gen CD19. Tế bào T - một phần của hệ thống miễn dịch, được lấy ra khỏi cơ thể bệnh nhân thông qua đường tĩnh mạch bằng một quá trình gọi là điện di bạch cầu. Các tế bào này sẽ được đưa đến phòng thí nghiệm và thêm một thụ thể kháng nguyên chimeric (CAR) vào tế bào T của bệnh nhân. Các tế bào T này sau đó sẽ được truyền trở lại cơ thể của người bệnh. CAR cung cấp cho các tế bào T khả năng xác định, tấn công và tiêu diệt các tế bào ung thư.

Breyanzi được chỉ định điều trị U lympho dòng tế bào B lớn tái phát hoặc kháng trị, sau ít nhất 2 liệu pháp toàn thân trước đó, gồm:

  • U lympho tế bào B lớn lan tỏa;
  • U lympho tế bào B high-grade;
  • U lympho tế bào B lớn ở trung thất nguyên phát;
  • U lympho nang grade 3B.

2. Cách truyền Lisocabtagene Maraleucel - Breyanzi

Lisocabtagene maraleucel được truyền qua đường truyền tĩnh mạch. Liều Breyanzi sẽ được cá nhân hóa cho bệnh nhân. Người bệnh có thể được hóa trị trong những ngày trước khi truyền Breyanzi để chuẩn bị cơ thể sẵn sàng cho quá trình điều trị bằng Lisocabtagene Maraleucel.

Trước khi truyền Lisocabtagene Maraleucel, bệnh nhân sẽ được dùng thuốc trước, bao gồm acetaminophen (Tylenol) và thuốc kháng histamin H1 như diphenhydramine (Benadryl). Bệnh nhân sẽ cần được theo dõi chặt chẽ sau khi truyền thuốc Breyanzi và có thể phải điều trị nội trú trong một khoảng cách nhất định, thường là vài tuần sau khi sử dụng Breyanzi.

3. Lưu ý khi sử dụng Breyanzi

  • Lưu ý các loại vi rút trong cơ thể bệnh nhân có thể bị kích hoạt trở lại sau khi điều trị bằng thuốc này, do đó tiêu chuẩn bệnh nhân cần xét nghiệm viêm gan B, viêm gan C và HIV trước khi sử dụng Lisocabtagene Maraleucel.
  • Ngoài ra, bệnh nhân nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiêm phòng bất kỳ loại vắc xin nào.
  • Lisocabtagene Maraleucel chỉ được cung cấp thông qua một chương trình hạn chế theo Chiến lược Đánh giá và Giảm thiểu Rủi ro (REMS) - BREYANZI REMS nhằm đảm bảo rằng cơ sở điều trị đủ điều kiện để quản lý thuốc và có sẵn các loại thuốc hỗ trợ cần thiết trong trường hợp xảy ra các tác dụng phụ.
  • Bệnh nhân không nên lái xe hoặc vận hành máy móc nặng ít nhất 8 tuần sau khi dùng Breyanzi. Thuốc Breyanzi có thể gây ra các tác dụng phụ có thể ảnh hưởng đến khả năng thực hiện những công việc này của người bệnh.
  • Bệnh nhân không nên hiến máu, mô, tế bào hoặc cơ quan sau khi được truyền thuốc Breyanzi.

4. Tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng Breyanzi

Người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp khác nhau để kiểm soát các tác dụng phụ của thuốc Breyanzi. Các biện pháp này sẽ được bác sĩ hướng dẫn và lựa chọn cho từng người bệnh cụ thể.

Sau đây là một số tác dụng phụ phổ biến hoặc quan trọng nhất của thuốc Breyanzi:

  • Hội chứng giải phóng cytokine: Sau khi truyền Lisocabtagene Maraleucel, một số lượng lớn các tế bào bạch cầu sẽ được kích hoạt và giải phóng các cytokine gây viêm hàng loạt, đôi khi gây cơn bão cytokine. Các dấu hiệu bao gồm: sốt cao, huyết áp thấp hơn bình thường, khó thở, buồn nôn và nôn mửa dữ dội, tiêu chảy nặng, ớn lạnh, run rẩy, đau cơ và khớp dữ dội, chảy máu. Tác dụng phụ nghiêm trọng này có thể xảy ra cho đến 4 tuần sau khi truyền Breyanzi.
  • Độc tính thần kinh: Thường thấy trong vòng 8 tuần đầu sau khi tiêm truyền Breyanzi gồm nhức đầu, co giật, thay đổi tính cách, lo lắng, mất phương hướng, lú lẫn, kích động, khó nói ra lời, chóng mặt và run.
  • Nhiễm trùng - số lượng bạch cầu giảm thấp: khi điều trị Breyanzi bệnh nhân có nguy cơ bị nhiễm trùng cao hơn. Bệnh nhân nên thông báo cho bác sĩ hoặc y tá của bạn ngay lập tức nếu bị sốt cao hơn 38 ° C kèm theo đau họng hoặc cảm lạnh, khó thở, ho, nóng rát khi đi tiểu... sau khi dùng Breyanzi.
  • Mệt mỏi không giảm kể cả khi nghỉ ngơi: cần điều chỉnh lịch sinh hoạt để kiểm soát tình trạng mệt mỏi, lập kế hoạch về thời gian để nghỉ ngơi, tập thể dục vừa sức giúp chống lại sự mệt mỏi.
  • Giảm số lượng tiểu cầu: cho bác sĩ biết nếu xuất hiện các vết bầm tím hoặc tình trạng chảy máu bất thường (chảy máu mũi hay chân răng, tiêu tiểu ra máu...). Truyền tiểu cầu là biện pháp xử trí cần thiết nếu số lượng tiểu cầu của bệnh nhân quá thấp khi dùng Breyanzi;
  • Đau cơ hoặc khớp, đau đầu, đau bụng: Bác sĩ có thể đề xuất các loại thuốc và các biện pháp khác để giúp bệnh nhân giảm đau.
  • Vấn đề về tim: Huyết áp thấp, nhịp tim nhanh. Thông báo cho bác sĩ biết nếu người bệnh cảm thấy choáng váng, chóng mặt hoặc da trở nên sần sùi. Cẩn thận trong các hoạt động hàng ngày như tắm vòi sen, lái xe hoặc vận hành bất kỳ loại máy móc nào.
  • Buồn nôn, nôn mửa: có thể sử dụng thêm các thuốc giúp kiểm soát buồn nôn và nôn cùng với việc thay đổi chế độ ăn uống, tránh những thứ có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng nôn như thức ăn thức ăn quá đặc hoặc nhiều dầu mỡ/chất béo, gia vị hoặc axit (chanh, cà chua, cam).
  • Bệnh suy giảm miễn dịch đa dạng phổ biến: Breyanzi có thể làm giảm mức độ immunoglobulin của bệnh nhân, nếu cần thiết có thể sử dụng immunoglobulin để bổ sung. Bệnh nhân có nhiều nguy cơ bị nhiễm trùng, do đó cần làm theo các khuyến nghị để giảm nguy cơ nhiễm trùng. Không nên tiêm ngừa bất kỳ loại vắc xin nào mà không hỏi ý kiến của bác sĩ điều trị.
  • Giảm cảm giác thèm ăn hoặc thay đổi khẩu vị: Bệnh nhân có thể cảm thấy vị kim loại hoặc cảm thấy thức ăn không có mùi vị gì dù là thực phẩm mà bản thân đã từng rất thích trước khi điều trị với Breyanzi. Các triệu chứng này có thể kéo dài vài tháng hoặc lâu hơn kể sau khi điều trị kết thúc;
  • Tiêu chảy, táo bón: Bác sĩ ung thư có thể giới thiệu bệnh nhân sử dụng các loại thuốc để giảm các triệu chứng này do Breyanzi.
  • Thiếu máu, giảm hồng cầu biểu hiện các triệu chứng như: mệt mỏi hoặc không có sức, khó thở, đau ngực... Một số trường hợp số lượng hồng cầu quá thấp do Breyanzi có thể cần phải được truyền máu.
  • Phù ngoại vi, sưng các chi do giữ nước: sưng bàn tay, cánh tay, chân, mắt cá chân và bàn chân.

Các tác dụng phụ quan trọng nhưng ít phổ biến của Breyanzi

  • Phản ứng dị ứng;
  • Ung thư thứ cấp: liên quan đến hóa trị là ung thư máu (bệnh bạch cầu, ung thư hạch) có thể xảy ra nhiều năm sau khi điều trị, thường liên quan đến việc điều trị lặp đi lặp lại hoặc dùng thuốc liều cao;
  • Breyanzi ảnh hưởng đến sinh sản.

5. Khuyến cáo bệnh nhân trong thời gian dùng Breyanzi

Khuyến nghị để giảm nguy cơ nhiễm trùng:

  • Bệnh nhân nên rửa tay thường xuyên;
  • Hạn chế đến những nơi đông người hoặc tiếp xúc với người có dấu hiệu mắc các bệnh lây nhiễm (người đang có dấu hiệu bị cảm, sốt, ho hoặc sống với người có các triệu chứng này);
  • Không xử lý chất thải vật nuôi khi đang điều trị với Breyanzi;
  • Giữ vệ sinh các thương hoặc vết xước ngoài da luôn sạch sẽ;
  • Tắm rửa, vệ sinh cá nhân, chăm sóc răng miệng thường xuyên;
  • Không lấy khóe hoặc cắt móng tay/móng chân mọc ngược;
  • Trao đổi với bác sĩ ung thư trước khi thực hiện một thủ thuật nha khoa trong khi đang dùng thuốc Breyanzi;
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi chủng ngừa bất kỳ loại vắc-xin nào khi đang uống Breyanzi.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên tránh một số hoạt động có khả năng gây chảy máu trong quá trình điều trị với thuốc Breyanzi như sau:

  • Sử dụng dao cạo;
  • Chơi các môn thể thao tiếp xúc mạnh, có khả năng gây thương tích hoặc chảy máu;
  • Dùng đồng thời Breyanzi với Aspirin hoặc các thuốc chống viêm không steroid (NSAID);
  • Sử dụng chỉ nha khoa, tăm xỉa răng;
  • Không chải răng bằng bàn chải lông quá cứng.

Dinh dưỡng là một phần quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe khi điều trị ung thư, tuy nhiên tác dụng phụ của việc điều trị có thể gây khó khăn cho việc ăn uống, bệnh nhân nên áp dụng một số lưu ý sau:

  • Cố gắng ăn 5 hoặc 6 bữa ăn nhỏ hoặc nhẹ trong ngày, thay vì 3 bữa ăn chính;
  • Sử dụng thêm các chất bổ sung dinh dưỡng nếu cần;
  • Tránh bất kỳ thực phẩm nào mà bệnh nhân cho rằng có mùi khó chịu hoặc vị không ngon.
  • Nếu có vấn đề với thịt đỏ, bệnh nhân hãy ăn thịt gà, gà tây, trứng, các sản phẩm từ sữa và cá không có mùi nặng.
  • Có thể tăng thêm hương vị cho thịt hoặc cá bằng cách ướp với nước trái cây, nước sốt chua ngọt.... Sử dụng các loại gia vị như húng quế, rau mùi hoặc hương thảo để tăng thêm hương vị.
  • Ngoài ra thịt xông khói, giăm bông và hành tây có thể giúp tăng thêm hương vị cho các món rau.

Một số biện pháp giảm tiêu chảy:

  • Hạn chế bổ sung thực phẩm nhiều chất xơ;
  • Tránh dùng trái cây tươi hay rau xanh, bánh mì nguyên hạt, các loại hạt và ngũ cốc;
  • Chất xơ hòa tan có thể giúp cơ thể hấp thụ chất lỏng và giúp giảm tiêu chảy do Breyanzi hiệu quả, chúng có nhiều trong nước sốt táo, chuối chín, trái cây đóng hộp, cam, khoai tây luộc, gạo trắng, khoai tây chiên...
  • Người dùng Breyanzi nên chú ý uống đủ nước, hạn chế rượu bia hoặc cafein để ngăn ngừa mất nước do tiêu chảy.

Bệnh nhân có thể ngăn ngừa hoặc giảm táo bón bằng cách:

  • Bổ sung chất xơ trong chế độ ăn uống (trái cây và rau);
  • Uống 8-10 ly chất lỏng không cồn mỗi ngày;
  • Duy trì hoạt động thể dục thể thao;
  • Sử dụng thuốc làm mềm phân trong 1 hoặc 2 lần một ngày;
  • Nếu bệnh nhân không đi tiêu trong 2-3 ngày nên liên hệ với bác sĩ để được gợi ý các phương pháp làm giảm táo bón.

Việc cho thai nhi tiếp xúc với Breyanzi có thể dẫn đến các dị tật bẩm sinh, vì vậy bệnh nhân không nên mang thai hoặc làm cha trong thời gian điều trị ung thư bằng Breyanzi. Áp dụng các biện pháp ngừa thai hay kiểm soát sinh đẻ hiệu quả là vô cùng cần thiết, đặc biệt là trong quá trình điều trị và ít nhất 1 tuần sau khi kết thúc liệu pháp Breyanzi.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: oncolink.org

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

69 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan