Hướng dẫn trực quan về viêm phế quản: Triệu chứng, kéo dài bao lâu, phục hồi

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Thị Diễm Thúy - Bác sĩ tư vấn vắc-xin - Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Viêm phế quản là một căn bệnh phổ biến, đặc biệt ở trẻ em và trẻ nhỏ, cũng như người lớn tuổi. Viêm phế quản nếu không được điều trị kịp thời có thể gây những biến chứng nguy hiểm. Vắc-xin là một trong những phương pháp hạn chế nguy cơ mắc viêm phế quản hiệu quả.

1. Viêm phế quản là gì?

Viêm phế quản là khi niêm mạc của những ống dẫn không khí đến phổi, được gọi là ống phế quản, bị nhiễm trùng và sưng lên, gây ra những cơn ho dai dẳng và có đờm.

Có 2 loại viêm phế quản là:

  • Viêm phế quản cấp tính. Đây là loại thông thường. Những triệu chứng sẽ kéo dài một vài tuần. Và thường sẽ không gây thêm vấn đề gì sau khoảng thời gian đó.
  • Viêm phế quản mãn tính. Đây là loại nghiêm trọng hơn. Những triệu chứng sẽ cứ tiếp tục trở lại hoặc không biến mất.

2. Những triệu chứng của viêm phế quản

Những triệu chứng của cả 2 loại viêm phế quản: cấp tính và mãn tính, đều bao gồm những vấn đề về hô hấp như:

  • Tức ngực, khi ngực của bạn có cảm giác bị ùn ứ hoặc tức nghẹn;
  • Ho kèm đờm dạng trong suốt hoặc có màu trắng, vàng hay xanh lá cây;
  • Khó thở;
  • Có tiếng khò khè hoặc tiếng rít mỗi lần bạn thở.

Những triệu chứng của viêm phế quản cấp tính có thể bao gồm:

  • Đau nhức cơ và cảm giác ớn lạnh;
  • Cảm thấy mệt mỏi;
  • Sốt nhẹ;
  • Nghẹt mũi và chảy nước mũi;
  • Đau họng.

Kể cả sau khi các triệu chứng của viêm phế quản cấp tính đã hết, những cơn ho có thể sẽ kéo dài một vài tuần khi các ống phế quản của bạn đang lành lại và giảm sưng. Nếu những cơn ho kéo dài hơn thời gian trên quá nhiều, vấn đề có thể khác.

Nếu bạn có những triệu chứng mới như ho, sốt hoặc khó thở. Hãy liên hệ với bác sĩ để kiểm tra xem liệu đây có phải do COVID-19, một chủng vi rút mới, hay không?

Một số triệu chứng điển hình của viêm phế quản
Một số triệu chứng điển hình của viêm phế quản

3. Những nguyên nhân gây ra viêm phế quản

Thông thường, những loại vi rút tương tự gây ra cảm lạnh hay cảm cúm cũng sẽ gây ra viêm phế quản cấp tính. Nhưng đôi lúc, vi khuẩn lại là nguyên nhân.

Ở cả hai trường hợp, khi cơ thể bạn đối kháng với tác nhân gây bệnh, các ống phế quản sẽ sưng lên và tạo ra nhiều đờm hơn. Điều đó khiến cho không gian để không khí đi vào phổi bị thu hẹp, làm bạn khó thở .

Nguyên nhân gây viêm phế quản mãn tính bao gồm:

  • Việc hít thở trong những nơi ô nhiễm không khí và một số vấn đề khác theo thời gian sẽ gây hại cho phổi của bạn, như hóa chất hay bụi.
  • Hút thuốc hoặc hút thuốc thụ động trong một thời gian dài.
  • Vi khuẩn Hib

Bệnh Haemophilus influenzae chính là cái tên cho bất kì chứng nhiễm trùng bởi vi khuẩn H. influenzae. Có 6 dạng H. influenzae có thể nhận diện (được đặt tên từ a đến f) và các dạng chưa được xác định khác (chủng không xác định). Chủng quen thuộc nhất với con người là H. influenzae dạng b hay còn được gọi là Hib.

  • Những vi khuẩn này tồn tại trong mũi và họng của con người và thường không gây ra thương tổn gì. Tuy nhiên, những vi khuẩn này đôi khi di chuyển đến những bộ phận khác trong cơ thể gây ra nhiễm trùng.
  • Các chuyên gia không biết rằng liệu mất bao nhiêu thời gian từ lúc xâm nhập cơ thể đến lúc gây bệnh của vi khuẩn H. influenzae. Tuy nhiên, có thể sẽ mất ít nhất một vài ngày để các triệu chứng xuất hiện.

Chúng lan truyền như thế nào?

Người bệnh truyền vi khuẩn H. influenzae kể cả gồm Hib đến người khác thông qua các giọt bắn. Điều này xảy ra khi một người mang vi khuẩn ở mũi hoặc họng ho hay hắt hơi. Những người không bị bệnh nhưng có vi khuẩn ở mũi và họng vẫn có thể lan truyền vi khuẩn. Đây là cách mà hầu hết vi khuẩn H. influenzae lan truyền.

Vi khuẩn cũng có thể lây sang những người tiếp xúc gần và lâu với bệnh nhân nhiễm H. influenzae.

4. Các yếu tố gây ra nguy cơ mắc viêm phế quản

Bạn sẽ có nhiều khả năng mắc viêm phế quản nếu:

  • Hút thuốc;
  • Hen suyễndị ứng;
  • Hệ thống miễn dịch yếu. Đây là trường hợp của những người lớn tuổi, những người đang bị bệnh hay trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Ngay cả một cơn cảm lạnh cũng sẽ khiến nguy cơ này dễ xảy ra hơn, vì cơ thể bạn sẽ bận rộn chiến đấu với các mầm bệnh đó.

Nguy cơ mắc viêm phế quản mãn tính của bạn sẽ cao hơn nếu:

  • Phụ nữ hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới.
  • Có tiền sử gia đình mắc bệnh phổi.

5. Khi nào bệnh nhân nên đi khám?

Hãy gọi cho bác sĩ nếu cơn ho:

  • Có kèm theo máu hoặc đờm có độ đặc và sẫm màu;
  • Khiến người bệnh mất ngủ;
  • Kéo dài hơn 3 tuần;
  • Gây ra đau ngực;
  • Đi cùng với việc sụt cân không rõ lý do.

Bạn cũng sẽ cần phải gọi bác sĩ nếu cơn ho có kèm theo:

  • Một chất lỏng có mùi vị khó chịu trong miệng;
  • Sốt hơn 38 độ C;
  • Thở khò khè hoặc khó thở.

Viêm phế quản có thể dẫn đến viêm phổi, trường hợp này hiếm khi xảy ra. Thông thường thì viêm phế quản sẽ không gây ra thêm vấn đề nào khác.

6. Chẩn đoán viêm phế quản

Bác sĩ thường chẩn đoán viêm phế quản dựa trên việc khám lâm sàng và những triệu chứng bạn gặp phải. Bác sĩ sẽ hỏi về những cơn ho, chẳng hạn như bạn đã mắc chúng từ bao lâu và có dạng đờm nào đi kèm. Họ cũng sẽ lắng nghe xem phổi của bạn có bất kỳ âm thanh bất thường nào không, chẳng hạn như tiếng khò khè.

Bác sĩ có thể cần phải làm một số xét nghiệm, dựa vào việc họ nghĩ bạn mắc phải loại viêm phế quản cấp tính hay mãn tính. Những xét nghiệm này có thể gồm:

  • Kiểm tra chức năng phổi. Bạn sẽ thở vào một thiết bị được gọi là phế dung kế để kiểm tra khí phế thũng (một loại COPD trong đó các túi khí trong phổi bị hủy hoại) và hen suyễn.
  • Chụp X-quang vùng ngực. Kiểm tra viêm phổi hoặc các bệnh khác gây ra những cơn ho.
  • Xét nghiệm máu. Điều này có thể giúp nhận dạng các dấu hiệu của sự nhiễm trùng trong máu.
  • Kiểm tra đờm của bạn để loại trừ các bệnh do vi khuẩn. Một trong số đó được gọi là ho gà. Ho gà gây những cơn ho nghiêm trọng và gây khó thở. Nếu bác sĩ cho rằng bạn bị bệnh này hoặc cúm, họ cũng sẽ dùng tăm bông để lấy dịch tiết mũi và đưa đi xét nghiệm.
Viêm phế quản có thể gặp ở nhiều đối tượng từ trẻ nhỏ đến người lớn tuổi
Ho là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh

7. Điều trị viêm phế quản

Thông thường, viêm phế quản cấp tính sẽ khỏi trong vòng một vài tuần.

Nếu bệnh viêm phế quản của bạn do vi khuẩn (trường hợp hiếm), bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh cho bạn. Nếu bạn bị hen suyễn, dị ứng hay ho khò khè. Bác sĩ sẽ khuyến nghị bạn dùng thuốc hít, thuốc hít giúp khai thông khí quản làm bạn thở dễ dàng hơn.

Để làm dịu đi các triệu chứng của viêm phế quản cấp tính, bạn có thể:

  • Uống thật nhiều nước. 8 đến 10 ly nước mỗi ngày sẽ giúp đờm loãng ra và khiến bạn dễ dàng ho đờm ra hơn;
  • Nghỉ ngơi nhiều;
  • Dùng các thuốc giảm đau không kê đơn. Aspirin, ibuprofen hoặc naproxen giúp điều trị đau đớn. Nhưng hãy tránh việc cho trẻ em uống aspirin. Bạn có thể sử dụng acetaminophen để điều trị cả đau và sốt;
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm hay hơi nước. Việc tắm nước nóng rất tốt để làm loãng chất nhầy (đờm);
  • Sử dụng thuốc ho không kê đơn. Guaifenesin có thể được dùng để làm loãng đờm. Bác sĩ gọi đây là thuốc tiêu đờm. Liên hệ với bác sĩ nhi khoa trước khi cho trẻ sử dụng thuốc ho.

Các phương pháp điều trị viêm phế quản mãn tính nhằm vào các triệu chứng bao gồm:

  • Các thuốc như kháng sinh, chống viêm và thuốc giãn phế quản để làm thoáng đường thở;
  • Một thiết bị làm sạch đờm để giúp bạn ho dịch ra một cách dễ dàng;
  • Liệu pháp oxy hóa giúp bạn thở dễ dàng hơn;
  • Phục hồi chức năng phổi, một chương trình tập luyện thể dục khiến bạn dễ dàng hô hấp hơn.

Ngăn ngừa viêm phế quản

Để làm thấp đi khả năng mắc viêm phế quản cấp tính hay một cuộc bùng phát viêm phế quản mãn tính:

  • Tránh xa khói thuốc lá;
  • Tiêm vắc-xin cúm vì bạn có thể bị viêm phế quản bởi vi rút cúm;
  • Chắc rằng bạn tiêm vắc-xin ho gà định kỳ;
  • Thường xuyên rửa tay;
  • Mang khẩu trang khi bạn ở gần các nguồn gây tổn hại đến phổi, chẳng hạn như mùi sơn.

Các vắc-xin có thể giúp ngăn chặn Haemophilus influenzae loại b (Hib). Tuy nhiên, vắc-xin Hib không thể ngăn ngừa bệnh gây ra bởi các chủng H. influenzae khác.

Tiêm vắc xin hib có vai trò quan trọng trong bảo vệ trẻ trước nguy cơ mắc các bệnh viêm phế quản, viêm phổi, viêm màng não và các bệnh nhiễm khuẩn nguy hiểm khác do vi khuẩn Hib gây ra. Các bậc cha mẹ hãy tích cực đưa trẻ đi tiêm vắc-xin Hib đủ các mũi theo liệu trình để cơ trẻ tạo được miễn dịch đầy đủ, giúp bảo vệ lâu dài.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số 02439743556 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Hà Nội.

25.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Công dụng thuốc Cefalexin TVP 250mg
    Công dụng thuốc Cefalexin TVP 250mg

    Thuốc Cefalexin tvp 250mg thuộc nhóm thuốc chống ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm được có chứa thành phần chính là Cefalexin. Thuốc được chỉ định trong điều trị nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm,...

    Đọc thêm
  • Dấu hiệu của bệnh viêm phế quản là gì?
    Dấu hiệu của bệnh viêm phế quản là gì?

    Em bị đau lưng trên, đau ngực, giọng hơi khàn nhưng không ho và không có đờm. Ngoài ra, em còn cảm thấy mệt mỏi, khó thở. Kết quả siêu âm và xét nghiệm phổi đều bình thường. Em đã ...

    Đọc thêm
  • thuốc Terdein F
    Công dụng thuốc Terdein F

    Terdein F là sự kết hợp giữa Codein và Terpin Hydrat, thuốc được chỉ định với mục đích giảm ho, long đờm hoặc hỗ trợ điều trị viêm phế quản cấp và mãn tính. Vậy bệnh nhân cần sử dụng ...

    Đọc thêm
  • Mecefix-BE 100 mg
    Công dụng thuốc Mecefix-BE 100 mg

    Thuốc Mecefix-BE 100mg có khả năng chống nhiễm khuẩn và chống nấm. Trước khi sử dụng thuốc thì bạn nên hỏi thêm ý kiến từ bác sĩ để được tư vấn và chỉ dẫn. Sau đây là một số thông ...

    Đọc thêm