Vắc xin COVID19 có an toàn nếu bạn bị đa xơ cứng?

Vắc xin COVID-19 dù được công nhận là an toàn cho mọi người, nhưng lại bị nghi ngờ nếu người tiêm mắc bệnh đa xơ cứng. Dù vắc-xin COVID-19 còn rất mới nhưng toàn bộ quá trình tiêm chủng đều được thực hiện và giám sát bởi các nhân viên y tế. Vậy vắc xin COVID-19 có an toàn với người bệnh đa xơ cứng thật không?

1. Vắc xin COVID-19 có an toàn nếu bạn bị đa xơ cứng?

Dưới những kiểm tra của các Hiệp hội Tổ chức Y tế, đánh giá tác động của vắc xin nói chung lên bệnh nhân đa xơ cứng rải rác dựa vào 2 yếu tố. Cụ thể là phản ứng sau khi tiêm và độ an toàn cho sức khỏe của người tiêm. Nếu người tiêm vắc xin COVID-19 được xác định đang mắc đa xơ cứng có thể sẽ cần thay đổi quy trình điều trị. Tuy nhiên, dưới những kết quả nghiên cứu thì các kết quả y học vẫn đang nghiêng về phần an toàn cho đại bộ phận người dân.

Thông tin từ các tổ chức y tế phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh cho rằng, nếu bệnh tự miễn dịch thì có thể dùng vắc xin. Tuy MS cũng thuộc nhóm bệnh tự miễn dịch nhưng chưa hoàn toàn đảm bảo độ an toàn cho nhóm bệnh nhân này sau khi tiêm. Chính vì lo ngại rủi ro sau tiêm mà hội đồng cố vấn về tiêm chủng đã đưa ra đánh giá rủi ro để quyết định về vắc xin COVID-19 cho người đang mắc bệnh đa xơ cứng.

Họ sử dụng giả thuyết từ cơ chế rối loạn miễn dịch. Người mắc hội chứng này thường dễ bị nhiễm COVID19 hơn. Đồng thời, nhóm đối tượng đó cũng bị nặng hơn những người có thể chất khỏe mạnh. Tuy nhiên, số liệu này còn quá ít kể đưa ra kết luận chính xác. Hầu hết các loại vắc xin đều được đưa ra phân tích. Về mặt lý thuyết chưa thể khẳng định tính bất lợi cũng như thực tiễn không đủ bằng chứng đủ thuyết phục những mối e ngại.

2. Hoạt động của vắc xin COVID-19

Hiện nay, vắc xin Pfizervắc xin Astrazeneca là được sử dụng rộng rãi phổ biến nhất. Ngoài ra, các quốc gia cũng dựa trên từng chủng virus mà bào chế những loại vắc xin khác để hỗ trợ đẩy lùi dịch bệnh. Tuy nhiên công dụng chung khi tạo ra vắc xin là thúc đẩy cơ thể sản sinh thụ thể miễn dịch ở tế bào bạch cầu hay tế bào lympho T, lympho B. Những tế bào này sẽ thúc đẩy và ngăn chặn hệ miễn dịch bị tấn công. Cơ thể duy trì miễn dịch sẽ giảm nhẹ triệu chứng và ngăn ngừa nguy cơ virus tấn công.

Do nhiều người bệnh quá e ngại việc tiêm vắc xin gián đoạn đến quá trình điều trị đa xơ cứng nên các kiểm định lâm sàng đưa ra ý kiến rằng: liệu có nên điều chế vắc xin dành cho người bệnh đa xơ cứng rải rác không? Những cơ thể có tình trạng tự miễn sẽ được sử dụng trong nghiên cứu này. Tuy nhiên, do chưa xác định chính xác ảnh hưởng hay tác dụng phụ nên việc điều chế vắc xin cho riêng đối tượng này chưa được quan tâm.

3. Một số lưu ý nếu đang sử dụng thuốc

Bất kỳ loại thuốc nào cũng đều dựa vào cơ chế phản ứng hóa học mà giải quyết vấn đề bệnh. Khi sử dụng phương pháp điều trị cho bệnh, nếu người bệnh tiêm vắc xin thì các loại thuốc có thể được điều chỉnh để tránh tác dụng phản ứng không tốt cho cơ thể. Việc trì hoãn hay giảm liều dùng thuốc luôn được chỉ dẫn từ bác sĩ, người bệnh không thể tự ý điều chỉnh, tránh giảm công dụng thuốc hoặc giảm tác dụng vắc xin, cũng như xuất hiện các phản ứng ngoài dự kiến.

Theo như phân tích, có một số loại thuốc sẽ khiến công dụng vắc xin COVID19 bị giảm cần lưu ý. Tuy cơ thể vẫn được bảo vệ nhưng nếu kháng thể quá ít cũng khó có thể chịu được sự tấn công mạnh mẽ của virus. Vì vậy, bạn cần lưu ý phối hợp cùng bác sĩ khi tiêm phòng khi có dùng một trong số các loại thuốc như: ofatumumab, alemtuzumab, cladribine, ocrelizumab, rituximab.

4. Một số nghi vấn ảnh hưởng đến sức khỏe khi tiêm vắc xin

Một vài nghi vấn lo rằng vắc xin COVID19 có thể khiến tình trạng viêm xuất hiện. Một trong những dấu hiệu của đa xơ cứng lại khởi đầu từ viêm nên có thể sẽ gây nguy hiểm cho người bệnh. Tất cả ứng dụng giả định đã được phân tích với mục đích kiểm tra độ an toàn. Đồng thời phản ứng miễn dịch mà thuốc tạo nên được mong rằng có đủ khả năng chống lại sự hình thành tế bào ung thư. Tuy nhiên, các loại vắc xin COVID-19 được điều chế không có chung hình thức vận động sau tiêm. Vì vậy, có thể loại này an toàn nhưng loại khác sẽ gây viêm cho người tiêm COVID-19.

Một vài cuộc thảo luận đã diễn ra để lường trước nguy cơ cũng như e ngại của người bệnh. Trong đó, lo lắng vắc xin dẫn đến viêm tủy được nhiều người quan tâm. Các nhà nghiên cứu đưa ra 2 lý luận rằng: nếu vỏ myelin tại hệ thần kinh bị phá vỡ sẽ gây nguy hiểm hoặc sự đánh giá của vắc xin khi nghiên cứu chưa thực hiện đầy đủ và thấu đáo. Những trường hợp tiêm vắc xin rất ít khi xuất hiện viêm tủy (TM). Do đó, luận điểm này không có sức thuyết phục. Đồng thời chủng tiêm có thể chỉ ảnh hưởng ở trong thí nghiệm, chưa chắc chắn được đối với cơ thể do cơ địa mỗi người khác nhau.

Riêng về việc gây tái khởi MS thì không có đủ bằng chứng kết luận do vắc xin COVID19 gây ra. Nhiều chuyên gia cũng đồng tình, không thể chỉ nguyên nhân do mỗi vắc xin. Có thể nguy cơ xuất hiện ở bệnh nhân đa xơ cứng do một vấn đề phức tạp hơn và vắc xin chỉ là số nhỏ nằm trong đó, nên không thể đưa ra bằng chứng thuyết phục. Đồng thời, các nhà nghiên cứu vẫn bảo vệ quan điểm lợi ích sau khi tiêm COVID-19 cao hơn sự e ngại của bệnh nhân mắc chứng đa xơ cứng.

Cho đến nay, vắc xin COVID19 vẫn được cho là không nguy hại cho người bệnh đa xơ cứng. Tùy mỗi người mà cách sử dụng điều trị sẽ được cân nhắc. Nếu bạn còn lo ngại hãy báo cho bác sĩ điều trị để được tư vấn và theo dõi sức khỏe.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: healthline.com

100 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan