Vì sao sự an toàn của vắc-xin luôn gây ra các cuộc tranh luận?

Y tế thế giới coi vắc-xin là một trong những thành tựu quan trọng nhất của thế kỷ 20. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, mỗi năm vắc-xin đã cứu khoảng 3 triệu mạng sống. Mặc dù có những bước tiến đáng kể như vậy, nhưng việc tiêm chủng cũng gây nhiều tranh cãi và trên thế giới đã từng có những thời kỳ tỷ lệ tiêm chủng giảm mạnh. Vì thế, cuộc tranh cãi về sự an toàn của vắc-xin vẫn chưa đến hồi kết.

Truyền thông xã hội, những người nổi tiếng, tâm thái phản khoa học và làn sóng phẫn nộ đối với các công ty dược dâng cao cuộc tranh luận liệu vắc-xin có an toàn cho trẻ em hay không.

Sau cùng, vấn đề cốt lõi vẫn là sức khoẻ và sự an toàn của những mầm non đất nước. Những người bài trừ vắc-xin cho rằng trẻ em đang gánh chịu tổn thương do vắc-xin mang lại, thậm chí một số em còn mắc tự kỷ. Những người tôn vinh vắc-xin cảm thấy phong trào bài trừ vắc-xin khiến nền sức khỏe cộng đồng rơi vào nguy cơ do giảm miễn dịch cộng đồng và đưa những đứa trẻ chưa được tiêm chủng đến trường học và các không gian công cộng khác.

Vấn đề ở đây phức tạp hơn mọi người vẫn nghĩ và các nguyên nhân họ có được lực kéo xã hội như vậy rất đa dạng. Những người hoài nghi sự an toàn của vắc-xin đổ lỗi lên những công ty dược tham lam, quan chức tham nhũng và những nghiên cứu khoa học thiên vị. Những người ở phe đối diện kiên quyết cho rằng vắc-xin là an toàn, họ đổ lỗi cho một bối cảnh truyền thông xã hội ngoài tầm kiểm soát, những người nổi tiếng không có kinh nghiệm và tâm thái phản khoa học ngày càng tăng.

Có 9 loại vắc-xin phụ nữ nên tiêm trước khi có kế hoạch mang thai
Sự an toàn của vắc-xin luôn gây ra các cuộc tranh luận

1. Tại sao sự an toàn của vắc-xin lại dấy lên tranh luận?

Phong trào bài trừ vắc-xin đã có cú hích lớn vào năm 1998 khi bác sĩ Andrew Wakefield và 12 cộng sự công bố nghiên cứu trên tạp chí The Lancet. Bác sĩ Wakefield tuyên bố các nghiên cứu tình huống của ông ta cho thấy vắc-xin sởi -quai bị- Rubella (MMR) có thể liên quan đến sự gia tăng các trường hợp mắc tự kỷ ở trẻ em. Tuy nhiên, một số lỗi cuối cùng đã được phát hiện trong nghiên cứu của Wakefield, trong số đó có cỡ mẫu nhỏ chỉ gồm 12 người cũng như mối quan hệ của ông ta với các công ty tư nhân.

Tạp chí Lancet đã rút lại nghiên cứu vào năm 2010. Cùng năm đó, Hội đồng Y khoa tổng hợp ở Anh đã cấm Wakefield hành nghề y, trích dẫn một số sai sót về đạo đức nghề nghiệp.

Phong trào bài trừ vắc-xin cũng được thúc đẩy từ một nguồn uy tín hơn. Nó đến từ bác sĩ Bernadine Healy – Phó Giám đốc Viện Sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ (NIH), Giáo sư Y khoa tại Trường Y Johns Hopkins và Trưởng khoa Đại học Y bang Ohio. Trong một buổi phỏng vấn vào năm 2008 với Tin tức CBS, bác sĩ Healy cho rằng quan chức chính phủ và các nhà khoa học đã quá vội bỏ qua mối quan ngại của các gia đình có con mắc bệnh sau khi tiêm chủng. Thậm chí sau khi bác sĩ Healy mất vì ung thư não năm 2011, luận điểm này vẫn được một số nhóm phong trào bài trừ vắc-xin trích dẫn.

Một số người nổi tiếng cũng dấn thân vào cuộc tranh luận. một trong những người đầu tiên là bà Jenny McCarthy – Cựu người mẫu của tạp chí Playboy, con trai của bà được chẩn đoán tự kỷ vào năm 2005. Bà công khai quan ngại về vắc-xin tiêm cho trẻ và sau đó thành lập tổ chức Generation Rescue, với mục tiêu ban đầu là nhằm hỗ trợ các gia đình có con em mắc tự kỷ. Ngoài ra có ông Robert F. Kennedy Jr, con trai của Thượng Nghị sĩ Bobby Kennedy, người bị ám sát khi đang tranh cử cho chức Tổng thống vào năm 1968.

Trong một cuộc phỏng vấn chuyên sâu kéo dài nửa giờ đồng hồ với Healthline, ông Kennedy cho biết ông đã tham gia vào vấn đề này trong khi đại diện cho những người tố cáo rằng họ đã bị ngộ độc thủy ngân bởi các nhà máy điện đốt than. Kennedy đã thành lập Dự án Thủy ngân Thế giới, với mục tiêu chính là nâng cao nhận thức về những nguy hiểm nghiêm trọng của thủy ngân. Khi nói đến vắc-xin, tổ chức này tập trung vào thimerosal, một chất bảo quản có gốc thủy ngân đã bị ngừng sử dụng cho vắc-xin trẻ em năm 2003, nhưng vẫn được sử dụng trong vắc-xin cúm dành cho trẻ em và phụ nữ mang thai. Tháng trước, Kennedy và nam diễn viên Robert De Niro, có con trai mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ, đã tổ chức một cuộc họp báo trong đó họ tuyên bố họ sẽ tặng 100.000 đô la cho bất cứ ai có thể giới thiệu với họ một nghiên cứu đánh giá ngang hàng chứng minh rằng thimerosal là an toàn. Các nhà phê bình gọi đề nghị này là một chiêu trò quảng cáo, nhưng cuộc họp báo đã nhận được nhiều sự chú ý.

Những người ủng hộ vắc-xin nói rằng sự chú ý dành cho các đối thủ vắc-xin là dấu hiệu của một thế giới truyền thông xã hội mới, nơi một cựu người mẫu Playboy có thể trở thành chuyên gia hàng đầu về bệnh tự kỷ và vắc-xin. Truyền thông cho phép các cá nhân có hồ sơ cao tiếp tục nhắc đi nhắc lại vấn đề này, Leifer nói. Ngoài ra còn có internet nói chung. Bất cứ ai cũng có thể lập một trang web, vì vậy cứ mỗi bài viết trên trang Healthchildren.org tuyên bố rằng vắc-xin là an toàn thì có một bài viết mô tả vụ kiện của các nhà khoa học cũ của Merck nói rằng công ty cố tình làm sai lệch kết quả từ vắc-xin MMR của họ.

Ngoài tâm thái phản khoa học, còn có sự coi thường ngày càng tăng đối với các công ty dược phẩm. Điều đó một phần được thúc đẩy bởi những câu chuyện về việc thu phí cho các sản phẩm của các công ty dược phẩm mà nhiều người trong cộng đồng cho là giá trên trời. Những câu chuyện nổi tiếng như vụ tăng giá bút tiêm EpiPen của công ty Mylan (bút tiêm epinephrine dùng để điều trị phản ứng dị ứng nghiêm trọng gọi là sốc phản vệ), hay thuốc Daraprim của Turing Enterprises đột ngột tăng giá 5000%. Trên trang web của mình, Dự án Mercury Thế giới cho biết ngành công nghiệp dược phẩm là một ngành công nghiệp nghìn tỷ đô la với doanh thu hàng năm do vắc-xin mang lại là 25 tỷ đô la. Họ nói rằng ngành công nghiệp dược phẩm “tham lam vô độ” có 271 loại vắc-xin mới đang được phát triển tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) với hy vọng tăng doanh số vắc-xin hàng năm lên 100 tỷ đô la.

Với số tiền quá lớn và nỗi lo sức khỏe trẻ em đang bị đe doạ, không có gì bất ngờ về nguyên nhân tại sao cuộc tranh luận giữa hai bên về tính an toàn của vắc-xin luôn sôi sục.

Phong trào bài trừ vắc-xin
Phong trào bài trừ vắc-xin gây ra nhiều ý kiến trái chiều

2. Các nghiên cứu về vắc-xin

Những người đề cao vắc-xin trích dẫn nghiên cứu sau khi nghiên cứu nhằm hỗ trợ tiêm chủng. Trong số đó có một phân tích năm 2013 của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia, một nghiên cứu năm 2010 được công bố trên tạp chí Pediatrics, một đánh giá năm 2007 có dữ liệu từ 900 trẻ em ở Nhật Bản, và một nghiên cứu năm 2001 được đăng tải trên tạp chí Vaccine. Ngoài ra, một “tòa án vắc-xin” liên bang đặc biệt đã ra phán quyết vào năm 2009 rằng vắc-xin không gây ra bệnh tự kỷ và các gia đình trẻ tự kỷ không được bồi thường.

Một nghiên cứu được công bố vào tháng trước đã báo cáo rằng chụp cắt lớp não đôi khi có thể phát hiện các dấu hiệu tự kỷ ở trẻ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Các nhà nghiên cứu cho biết điều này đáp trả những lập luận rằng tự kỷ bắt đầu xuất hiện ở trẻ em ở độ tuổi 3 và 4 sau khi chúng được tiêm chủng. Các quan chức của CDC và FDA cho biết các nghiên cứu và phán quyết như thế này đã thuyết phục họ rằng vắc-xin là an toàn. Ngay cả tổ chức phi lợi nhuận Autism speaks cũng tuyên bố trên trang web của mình rằng bằng chứng khoa học đã rõ ràng là các loại vắc-xin không gây ra bệnh tự kỷ. Trên trang của họ, họ đã công bố một nghiên cứu năm 2015 kết luận rằng không có mối liên hệ nào giữa vắc-xin MMR và bệnh tự kỷ. Cùng năm đó, nhóm vận động đã đưa ra một tuyên bố mạnh mẽ kêu gọi các bậc cha mẹ cho con họ tiêm chủng.

Tuy nhiên, đối thủ của vắc-xin vẫn không bị lay chuyển. Họ lưu ý rằng tòa án liên bang tuy đã bác bỏ các liên kết giữa vắc-xin và bệnh tự kỷ, cũng đã xử thắng cho nhiều gia đình được bồi thường do tổn thương não bởi vắc-xin mà con em họ phải gánh chịu. Những bản án này bao gồm các vụ án nổi tiếng trong năm 2009 và 2013.

Những người hoài nghi vắc-xin cũng liệt kê một loạt các cáo buộc để bổ sung cho tuyên bố của họ. Nhiều vấn đề trong số này đã được thảo luận lần đầu tiên bởi Healy một thập kỷ trước khi bà qua đời và được đăng trên trang 14 Nghiên cứu của trang web Generation Rescue của McCarthy.

Vắc-xin MMR
Nghiên cứu công bố không có mối liên hệ nào giữa vắc-xin MMR và bệnh tự kỷ

3. Tranh luận cho điều gì và chống lại điều gì?

Một trong những khẳng định chính của các đối thủ vắc-xin là những gì họ thấy là mối tương quan giữa sự gia tăng tỷ lệ tự kỷ và sự gia tăng tỷ lệ tiêm chủng. Họ báo cáo rằng tỷ lệ tự kỷ ở Hoa Kỳ đã tăng từ 1 trên 10.000 trẻ em trong thập niên 1980 lên 1 trên 110 trẻ em. Đồng thời, số lượng tiêm chủng khuyến cáo đã tăng từ 10 đến 36.

Kennedy cho biết những con số được bổ sung bởi những câu chuyện từ hàng ngàn phụ huynh nói về các cơn động kinh và các triệu chứng tự kỷ mà con cái họ gặp phải sau khi tiêm vắc-xin. Ông ta nói với Healthline: “Vậy khả năng họ đều bịa một câu chuyện như nhau là gì?”.

Tuy nhiên, những người ủng hộ vắc-xin nói rằng hai điều xảy ra cùng một lúc không nhất thiết có nghĩa là chúng có kết nối với nhau. Leifer cho biết nếu bạn đi ra ngoài sau cơn mưa và giun đang bò trên mặt đất, điều đó không có nghĩa là cơn mưa giun. Bác sĩ Kathryn Edwards, chủ tịch khoa nhi tại Đại học Y khoa Vanderbilt, cũng đồng thuận với ý kiến trên. “Hai điều xảy ra cùng một lúc không nhất thiết phải liên quan đến nhau”, cô ấy nói với Healthline. “Không phải tất cả mọi thứ đi cùng nhau đều có quan hệ nhân quả”, Leifer nói thêm. “Chúng ta cần xem xét đến những yếu tố khác”.Trong số đó là những thay đổi về môi trường, chế độ ăn uống, công cụ chẩn đoán tốt hơn và nhận thức rõ hơn về bệnh tật.

Kennedy và những người khác cũng chăm chăm vào thủy ngân, một hợp chất mà họ nói là chất độc chết người đứng thứ hai trên Trái đất. Đối với vắc-xin, họ đã chĩa mũi nhọn vào thimerosal, chất bảo quản gốc thủy ngân vẫn được tìm thấy trong các mũi tiêm phòng cúm. Kennedy cho biết nhóm của ông có hơn sáu chục nghiên cứu thiết lập mối liên hệ giữa thimerosal và tự kỷ. Ông nói rằng không có nghiên cứu nào thanh minh cho thành phần này. Ông nói điều đó có nghĩa là nước Mỹ đang bơm lượng thủy ngân cao vào trẻ em và phụ nữ mang thai khi họ được tiêm phòng cúm. Ông ta nói: “Tôi không hiểu tại sao không ai lo lắng về vấn đề này”.

Tuy nhiên, những người phản đối vắc-xin nói rằng có những nghiên cứu đã tuyên bố thimerosal an toàn, ít nhất là hàm lượng được sử dụng trong vắc-xin. Trường Y tế Công cộng Johns Hopkins Bloomberg đã in một danh sách các nghiên cứu tranh cãi về mối liên hệ giữa thimerosal trong vắc-xin và bệnh tự kỷ.“Điểm mấu chốt là việc đưa ra vấn đề về thimerosal ra tranh luận có ý đồ gieo hạt giống của sự nghi ngờ về sự an toàn của vắc-xin vốn đang cứu mạng những đứa trẻ”, Leifer nói.

Mặc dù vậy, rất nhiều nghiên cứu khoa học đang bị các đối thủ vắc-xin mang ra tranh cãi. Họ nói rằng rất nhiều nghiên cứu bị ảnh hưởng rất nhiều bởi ngành công nghiệp dược phẩm quyền lực. Họ so sánh tình hình này với việc các công ty thuốc lá tham gia vào nghiên cứu về ung thư phổi và sự ép buộc của ngành công nghiệp đường trong nghiên cứu về sâu răng.

Ông Kennedy cho rằng “ Các nghiên cứu về vắc xin được thiết kế và viết ra bởi ngành Dược”.

Trẻ tự kỉ
Nhiều nhà nghiên cứu chỉ ra vắc-xin và bệnh tự kỷ có liên quan đến nhau

Những người phản đối cũng cho biết các nghiên cứu về vắc-xin và bệnh tự kỷ chỉ mới được thực hiện trên chế phẩm MMR. Họ nói thêm cũng không có nghiên cứu nào so sánh trẻ em được tiêm chủng với trẻ chưa được tiêm chủng. Jon Cohen, làm việc cho tạp chí Khoa học, được xuất bản bởi Hiệp hội vì sự tiến bộ khoa học Mỹ (AAAS), cho biết những người hoài nghi vắc-xin đang đảo ngược trình tự đặt câu hỏi.

“Bạn không thể chứng minh được một phủ định”, anh nói với Healthline. “Những gì là bằng chứng liên kết vắc-xin và tự kỷ? Bằng chứng nào liên quan đến liều thimerosal được sử dụng trong vắc-xin gây hại?”

Leifer và Edwards đều cho biết đã có một số nghiên cứu được thực hiện so sánh trẻ em được tiêm chủng và chưa được tiêm chủng. Tuy nhiên, những nghiên cứu này rất khó để thiết lập vì số lượng trẻ em chưa được tiêm vắc-xin này rất ít.

Những người phản đối vắc-xin cũng nói rằng có tham nhũng trong các cơ quan chính phủ.

Trong bài 14 nghiên cứu, các đối thủ nói “nghiên cứu đầy rẫy những mâu thuẫn” giữa tác giả nghiên cứu cũng như các quan chức chính phủ và đại diện ngành công nghiệp.

Kennedy cho biết có một số ít các nhà khoa học và nhà lãnh đạo tham nhũng, những người được bảo vệ bởi sự im lặng của nhiều đồng nghiệp tại các cơ quan như CDC. Ông ta so sánh nó với sự che đậy của linh mục ấu dâm trong Giáo hội Công giáo được phát hiện bởi Boston Globe và tái hiện chi tiết trong bộ phim Spotlight.Tuy nhiên, những người ủng hộ vắc-xin xem những lời buộc tội này không gì khác hơn là những lý thuyết âm mưu xa vời.

“Sự an toàn của vắc-xin là một điều chúng tôi rất coi trọng”, ông Edwards nói.

4. Tác động của tranh luận

Quan ngại về vắc-xin không phải là vấn đề mới mẻ. Cohen lưu ý rằng đã có những vấn đề về an toàn vắc-xin kể từ khi Edward Jenner phát triển vắc-xin bệnh đậu mùa, loại vắc xin đầu tiên trên thế giới. Cũng không phải tranh luận về an toàn vắc-xin chỉ giới hạn ở Hoa Kỳ.

Trong một cuộc khảo sát năm 2016, các nhà nghiên cứu cho biết người dân ở Pháp cho thấy mối quan ngại đối với vắc-xin cao nhất trong 66 quốc gia được nghiên cứu. Ở quốc gia châu Âu đó, 41% người dân không đồng ý với quan điểm rằng vắc-xin là an toàn.

Cohen cho biết vắc-xin có thể gây hại. Ông lưu ý sự cố Cutter Incident vào năm 1955 khi một lô vắc-xin bị lỗi thực sự gây ra 40.000 trường hợp mắc bệnh bại liệt ở trẻ em. Ngoài ra còn có nghiên cứu STEP trong đó một số người đàn ông đã được tiêm vắc-xin chống lại HIV có nguy cơ bị nhiễm virus cao hơn. (Nghiên cứu STEP là một thử nghiệm vắc-xin thử nghiệm quy mô lớn, ngẫu nhiên, có đối chứng giả dược, sử dụng một vectơ Ad5 biểu hiện virus gây suy giảm miễn dịch ở người)

vắc xin PCV13
Nhiều nơi trên thế giới phản đối quan điểm rằng vắc-xin là an toàn.

Mặc dù có những trường hợp này, Cohen nói, có một thành công so với yếu tố rủi ro cần được xem xét. Điều đó đôi khi bị che mờ bởi sự thiếu tiếp xúc tương đối với bệnh tật trong xã hội hiện đại. Không giống như trong thời kỳ mà bệnh đậu mùa hay bệnh bại liệt hoành hành, phụ huynh thường chưa bao giờ thấy thiệt hại do các bệnh mà họ đang tiêm phòng và có rất ít hiểu biết về khả năng miễn dịch cộng đồng- nếu một phần trăm dân số nhất định được miễn dịch, mầm bệnh sẽ ngừng lây lan - Cohen nói.

Edwards đồng ý, nói rằng một số cha mẹ trẻ có thể không bị sởi hoặc quai bị khi còn nhỏ. Leifer cũng yêu cầu mọi người nhìn vào tỷ lệ thành công của vắc-xin. Không có trường hợp bệnh đậu mùa ở bất cứ nơi nào trên thế giới kể từ năm 1978. Bệnh bại liệt đã từng gây ra 15.000 trường hợp liệt trong một năm tại Hoa Kỳ trước khi vắc-xin được đưa vào sử dụng từ những năm 1950. Không có trường hợp bại liệt nào khởi phát tại Hoa Kỳ kể từ năm 1979. Tỷ lệ bệnh sởi và quai bị ở Hoa Kỳ đã giảm đáng kể.

“Tôi không thể nghĩ ra bất cứ cách nào bạn có thể phủ nhận điều đó”, Leifer nói. Các nhà phản đối vắc-xin vẫn thấy sự giảm trong một số bệnh được bù đắp bằng sự gia tăng bệnh tự kỷ và các bệnh khác. Tuy nhiên, Leifer nói rằng cuộc tranh luận về an toàn vắc-xin đang tác động xấu đến những nỗ lực để giành chiến thắng trong cuộc chiến chống lại bệnh tự kỷ. Cô ấy nói: “Nó làm chậm cuộc đua để tìm hiểu chính xác nguyên nhân gây ra bệnh tự kỷ”.

Tiêm vắc-xin cho trẻ đúng lịch, đúng thời điểm không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ mà còn bảo vệ những người xung quanh có miễn dịch yếu. Lịch tiêm vắc xin theo khuyến cáo của CDC an toàn và hiệu quả trong việc bảo vệ bé khỏi các tác nhân gây bệnh dựa trên cách hệ thống miễn dịch của trẻ phản ứng với vắc-xin ở các độ tuổi khác nhau và tác nhân gây bệnh cụ thể. Tiêm vắc-xin đúng thời điểm có thể giúp bảo vệ trẻ khỏi 14 căn bệnh nghiêm trọng vào đúng thời điểm dễ bị mắc bệnh nhất, đồng thời, tiêm ngừa đúng lịch, đầy đủ và đúng loại vắc xin phù hợp lứa tuổi sẽ tạo cho cơ thể trẻ một hàng rào sức đề kháng tốt, đây là cách bảo vệ trẻ sớm nhất và lâu dài khỏi bệnh tật.

Danh sách vắc xin cung cấp ở bệnh viện Vinmec
Vắc-xin tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo an toàn

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec sử dụng nguồn vắc-xin chất lượng cao, phù hợp với độ tuổi trẻ cần tiêm chủng, vắc-xin tại Vinmec có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo an toàn từ khâu kiểm nhập đến bảo quản đến khi sử dụng. Trước khi tiêm phòng, trẻ sẽ được thăm khám với bác sĩ chuyên khoa trước tất cả các mũi tiêm để đánh giá tình trạng cơ thể, loại trừ nguy cơ dị ứng phản vệ, cân đối liều tiêm hợp lý và tư vấn thông tin vắc-xin.

100% trẻ sau tiêm chủng sẽ được theo dõi và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về. Đặc biệt, phòng theo dõi sau tiêm chủng tại Vinmec được trang bị đầy đủ các phương tiện cấp cứu; đội ngũ bác sĩ - điều dưỡng được đào tạo về xử trí cấp cứu phản vệ nhằm đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra. Ngoài ra, khi đến tiêm chủng tại Vinmec, Quý khách hàng cũng được nhận được lịch hẹn tiêm chủng nhắc lại đồng bộ với hệ thống tiêm chủng quốc gia để tránh các trường hợp quên lịch sử tiêm chủng.

Để nâng cao chất lượng dịch vụ, hiện nay Vinmec còn tiếp tục cung cấp Chương trình tiêm chủng trọn gói với nhiều loại vắc-xin đa dạng cho các đối tượng khác nhau, từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trước và trong khi mang thai.

Để đăng ký tiêm phòng cho trẻ, Quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp đến Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc hoặc đặt hẹn TẠI ĐÂY.

Nguồn tham khảo: healthline.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan