Viêm não mô cầu và viêm não Nhật Bản khác gì nhau?

Viêm não mô cầu và viêm não Nhật Bản đều là những căn bệnh nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng bệnh nhân nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời. Tiêm vắc-xin não mô cầu và vắc-xin viêm não Nhật Bản là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu.

1. Sự khác biệt giữa viêm não mô cầu và viêm não Nhật Bản

1.1 Tác nhân gây bệnh và đường lây truyền

  • Viêm não mô cầu: Gây ra bởi vi khuẩn Neisseria meningitidis thường cư trú ở vùng mũi, hầu, họng bệnh nhân. Nguồn lây bệnh viêm não mô cầu chủ yếu đến từ bệnh nhân và người lành mang vi khuẩn. Trong cộng đồng, tỷ lệ người mang vi khuẩn không có triệu chứng lâm sàng là khoảng 10 - 20%. Vi khuẩn Neisseria meningitidis chủ yếu lây truyền qua đường hô hấp, từ việc tiếp xúc với dịch tiết mũi họng khi người bệnh ho, hắt hơi,...;
  • Viêm não Nhật Bản: Gây ra bởi chủng virus Japanese Encephalitis Virus (JEV). Loại virus này có nhiều trong các lòng động vật hoang dã hoặc gia súc như lợn. Tuy nhiên, con người không lây bệnh trực tiếp từ động vật hoang dã mà lây truyền qua trung gian là muỗi. Virus có trong máu của động vật mang bệnh sẽ do muỗi lây truyền sang người. 2 loài muỗi mang virus viêm não Nhật Bản là Culex Tritaeniorhynchus và Culex Vishnui.
Virus viêm não nhật bản
Virus JEV gây viêm não Nhật Bản

1.2 Triệu chứng của bệnh

  • Viêm não mô cầu: Khi nhiễm vi khuẩn viêm não mô cầu, bệnh nhân có thời gian ủ bệnh khoảng 2 - 10 ngày (trung bình 3 - 4 ngày). Sau đó, bệnh nhân có các biểu hiện như sốt 39 - 40°C, đau đầu, buồn nôn và nôn, trẻ nhỏ bị thóp phồng, gáy cứng. Số khác có biểu hiện lơ mơ, nhạy cảm với ánh sáng, xuất hiện ban xuất huyết hình sao hoặc sốc nhiễm khuẩn;
  • Viêm não Nhật Bản: Đa phần các trường hợp nhiễm viêm não Nhật Bản không có triệu chứng hoặc chỉ có các triệu chứng nhẹ, dễ nhầm lẫn với các bệnh cảm cúm thông thường. Số khác có biểu hiện sốt cao đi kèm các triệu chứng liên quan tới tổn thương hệ thần kinh trung ương như đau đầu, buồn nôn, cứng cổ, lú lẫn, mất định hướng, co giật, thay đổi nhanh cách, rối loạn nghe nói, mất trí nhớ, ảo giác, hôn mê,...

1.3 Biến chứng - di chứng

  • Viêm não mô cầu: Diễn tiến nhanh, có thể cướp đi sinh mạng của bệnh nhân chỉ trong vòng 24 giờ sau khi xuất hiện triệu chứng. Những trường hợp sống sót có thể gặp phải những di chứng nặng như chậm phát triển thần kinh, mất thính giác, liệt,...;
  • Viêm não Nhật Bản: Tỷ lệ tử vong của bệnh nhân viêm não Nhật Bản lên tới 20 - 30%. Đồng thời, có tới trên 50% các ca mắc viêm não Nhật Bản sẽ để lại di chứng nặng nề bao gồm bại liệt, liệt nửa người, bại não, rối loạn tâm thần, mất ngôn ngữ,...
sốc phản vệ gây tử vong cho trẻ
Viêm não mô cầu dẫn tới tử vong chỉ sau 24 giờ xuất hiện triệu chứng

2. Tiêm viêm não mô cầu - biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Viêm não mô cầu là căn bệnh nguy hiểm nhưng có thể phòng tránh được bằng cách chủ động tiêm vắc-xin.

Tiêm phòng viêm gan B
Khách hàng được theo dõi và đánh giá sức khỏe trong suốt buổi tiêm
Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

16K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan