Ai nên được xét nghiệm kháng HBs sau khi tiêm phòng?

Cách tốt nhất để phòng ngừa đối với các căn bệnh do virus gây ra chính là sử dụng vắc - xin, và viêm gan virus B cũng không phải là ngoại lệ. Thông thường sau khi sử dụng vắc - xin (bao gồm cả sử dụng vắc - xin phòng virus viêm gan B) không cần thiết làm xét nghiệm huyết thanh học về miễn dịch, nhưng một số trường hợp nhất định sau khi sử dụng vắc - xin phòng virus viêm gan B cần thực hiện xét nghiệm anti - HBs.

1. Khuyến cáo về đối tượng nên sử dụng vắc - xin phòng virus viêm gan B của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (Centers for Disease Control and Prevention - CDC) Hoa Kỳ

Theo khuyến cáo của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, những người nên được sử dụng vắc - xin phòng virus viêm gan B bao gồm:

  • Tất cả trẻ nhỏ.
  • Những trẻ ở độ tuổi dưới 19 chưa từng được sử dụng vắc - xin phòng virus viêm gan B trước đó.
  • Những người có nguy cơ bị phơi nhiễm với virus viêm gan B qua đường tình dục:
    • Bạn tình của người có HBsAg dương tính.
    • Những người trong độ tuổi hoạt động tình dục mà không chỉ quan hệ lâu dài, chung thủy với một đối tượng (ví dụ như người có quan hệ tình dục với nhiều hơn một người trong 6 tháng gần nhất).
    • Những người đang thăm khám và điều trị bệnh lây truyền qua đường tình dục (sexually transmitted infection - STI).
    • Nam giới có quan hệ đồng tính.
  • Những người có nguy cơ phơi nhiễm với máu qua niêm mạc hoặc qua con đường xuyên da:
    • Những người đang hoặc gần đây có tiêm chích ma túy.
    • Những người chung sống hoặc chăm sóc cho người có HBsAg dương tính.
    • Cán bộ nhân viên và những người sinh sống tại các cơ sở dành cho người khuyết tật phát triển.
    • Các cán bộ nhân viên công tác trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và an ninh công cộng, là những người có nguy cơ cao bị phơi nhiễm với máu, dịch cơ thể.
    • Những người đang hoặc sẽ phải thẩm phân máu, thẩm phân phúc mạc.
    • Những người mắc đái tháo đường ở độ tuổi 19 - 59 tuổi; những người mắc đái tháo đường từ 60 tuổi trở lên nhưng được bác sĩ lâm sàng chỉ định.
  • Các trường hợp khác:
    • Đi du lịch quốc tế tới những đất nước hoặc khu vực có tỷ lệ lây nhiễm virus viêm gan B ở mức trung bình hoặc cao.
    • Những người đã bị nhiễm virus viêm gan C.
    • Những người có bệnh gan mạn, chẳng hạn như xơ gan, bệnh gan nhiễm mỡ, bệnh gan do rượu, viêm gan tự miễn, nồng độ alanine aminotransferase (ALT) hoặc aspartate aminotransferase (AST) cao hơn hai lần mức giới hạn trên của bình thường,...
    • Những người nhiễm HIV.
    • Những người bị phạt tù.
    • Tất cả những người mong muốn được phòng tránh lây nhiễm virus viêm gan B.

2. Các xét nghiệm thường làm với virus viêm gan B

Các xét nghiệm : HBsAg, anti - HBc, anti - HBs, và IgM anti - HBc thường làm đối với Virus viêm gan B

Các xét nghiệm thường làm đối với virus viêm gan B bao gồm HBsAg, anti - HBc, anti - HBs, và IgM anti - HBc:

  • HBsAg (hepatitis B surface antigen): là kháng nguyên bề mặt của virus viêm gan B (một loại protein có ở vỏ của virus viêm gan B). HBsAg có thể xuất hiện với nồng độ cao trong huyết tương trong thời kì nhiễm virus cấp hoặc mạn. Quyết định chẩn đoán nhiễm virus viêm gan B phải dựa vào xét nghiệm HBsAg.
  • Anti - HBc (total hepatitis B core antibody): là những kháng thể được hệ miễn dịch của cơ thể tạo ra nhằm chống lại kháng nguyên lõi của virus viêm gan B (hepatitis B core antigen - HBcAg). Kháng nguyên lõi của virus viêm gan B không lưu hành trong máu mà chỉ tồn tại bên trong các tế bào gan. Trong điều kiện thuận lợi thì anti - HBc sẽ xuất hiện sau khi HBsAg hiện diện từ 1 tới 2 tuần, và sẽ tồn tại suốt đời. Sự có mặt của anti - HBc chứng tỏ đã hoặc đang nhiễm virus viêm gan B, mà không mang ý nghĩa xác định chính xác thời điểm nhiễm virus viêm gan B.
  • IgM anti - HBc (immunoglobulin M antibody to hepatitis B core antigen): là một loại kháng thể chỉ xuất hiện ở giai đoạn nhiễm virus cấp (thường là dưới 6 tháng), được hệ miễn dịch của cơ thể tạo ra nhằm chống lại kháng nguyên lõi của virus viêm gan B.
  • Anti - HBs (hepatitis B surface antibody): là những kháng thể được hệ miễn dịch của cơ thể tạo ra nhằm chống lại kháng nguyên bề mặt của virus viêm gan B. Những kháng thể này được cơ thể sinh ra khi nhiễm virus viêm gan B tự nhiên hoặc sinh ra sau khi sử dụng vắc - xin. Việc xuất hiện anti - HBs đồng nghĩa cơ thể đã hoàn toàn loại trừ được virus viêm gan B.

3. Những trường hợp nào cần làm xét nghiệm anti - HBs sau khi sử dụng vắc - xin phòng virus viêm gan B?

Những người làm việc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nên làm xét nghiệm anti - HBs sau khi sử dụng vắc - xin phòng virus viêm gan B

Xét nghiệm huyết thanh học về miễn dịch thường không cần thiết hoặc không được chỉ định sau khi sử dụng vắc - xin theo lịch khuyến cáo ở trẻ nhỏ, trẻ em hoặc người trưởng thành. Tuy nhiên với những nhóm đối tượng sau, việc xét nghiệm anti - HBs sau khi sử dụng vắc - xin phòng virus viêm gan B là khá cần thiết:

  • Những trẻ có mẹ là người có HBsAg dương tính hoặc những trẻ không xác định được tình trạng HBsAg của mẹ. Xét nghiệm huyết thanh sau khi sử dụng vắc - xin nên kiểm tra cả anti - HBs và HBsAg.
  • Các cán bộ, nhân viên, chuyên gia công tác trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và an ninh công cộng (là những người có nguy cơ cao phơi nhiễm với máu và dịch cơ thể).
  • Những bệnh nhân phải thẩm phân máu, những người nhiễm HIV, và những người bị suy giảm miễn dịch vì bất kì lí do gì, để xác định xem họ có cần tái sử dụng vắc - xin hay không, và xác định xem cần làm tiếp những xét nghiệm theo dõi nào.
  • Bạn tình của người có HBsAg dương tính, để xác định xem sau khi sử dụng vắc - xin họ đã có được miễn dịch chưa, có cần tái sử dụng vắc - xin và duy trì các phương pháp bảo vệ khác hay không.

Các xét nghiệm nên được thực hiện sau khi sử dụng liều vắc - xin cuối cùng từ 1 tới 2 tháng, và phương pháp xét nghiệm cần phải xác định được nồng độ anti - HBs có ý nghĩa bảo vệ (từ 10 mIU/mL trở lên).

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec cung cấp dịch vụ tiêm phòng với đa dạng các loại vắc-xin, phục vụ nhu cầu tiêm phòng của nhiều đối tượng khác nhau như sau:

  • Khách hàng sẽ được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc - xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc-xin theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế thế giới nhằm đảm bảo hiệu quả tốt nhất và an toàn nhất cho khách hàng.
  • Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, hiểu tâm lý và áp dụng cách giảm đau hiệu quả trong quá trình tiêm chủng.
  • Khách hàng sẽ được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc - xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc-xin theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế thế giới nhằm đảm bảo hiệu quả tốt nhất và an toàn nhất cho khách hàng.
  • 100% khách hàng tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.
  • Được theo dõi đa khoa trước, trong và sau tiêm chủng tại Hệ thống y tế Vinmec và luôn có ekip cấp cứu sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng xử trí các trường hợp sốc phản vệ, suy hô hấp – ngừng tuần hoàn, đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.
  • Phòng tiêm chủng thoáng mát, có khu chơi, giúp trẻ có cảm giác thoải mái như đang dạo chơi và có tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.
  • Vắc-xin được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP, giữ vắc-xin trong điều kiện tốt nhất để đảm bảo chất lượng.
  • Bố mẹ sẽ nhận tin nhắn nhắc lịch trước ngày tiêm và thông tin tiêm chủng của bé sẽ được đồng bộ với hệ thống thông tin tiêm chủng Quốc gia.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: CDC và immunize.org

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe