Tác dụng chữa bệnh của ích trí nhân

Ích trí nhân chính là tên dược liệu của quả cây ích trí. Thuốc đông dược ích trí nhân có tác dụng nổi bật, đó là sáp tinh, cố khí, uất kết khí và súc tiểu tiện. Đông Y thường sử dụng nguyên liệu trên để chủ trị bệnh về tiết niệu như tiểu đêm nhiều lần, tiểu dắt, di tinh hư lậu... Hãy cùng đọc thêm bài viết dưới đây để tìm hiểu về tác dụng chữa bệnh của ích trí nhân.

1. Mô tả đặc điểm của ích trí nhân

Ích trí nhân (Tên khoa học: Alpinia oxyphylla Mig) là một loại dược liệu từ quả và hạt của cây Ích trí, thuộc họ Gừng (Zingiberaceae), mọc hoang rải rác ở vùng núi phía Bắc của nước ta với tên gọi khác là Riềng lá nhọn. Ích trí nhân thường được biết tới như một loại thuốc dùng để chữa tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu són. Vậy thực hư tác dụng của Ích trí nhân ra sao?

1.1. Đặc điểm của cây ích trí nhân

Ích trí nhân là tên gọi dược liệu của quả chín từ cây ích trí đem sấy khô. Ích trí nhân là cây thân thảo, sống lâu năm, toàn thân có vị cay. Cây ích trí cao khoảng 1 – 1.5m, lá hình mũi mác, rộng khoảng 3 – 6 cm, dài khoảng 17 – 33 cm. Hoa màu trắng, đốm tím, mọc thành chùm ở đầu cành.

Quả Ích trí nhân hình cầu, đường kính quả khoảng 1.5 cm, dài khoảng 2 – 2.4 cm, 2 đầu hơi nhọn. Vỏ quả có màu nâu đỏ hoặc nâu xám, có khoảng 13 – 20 đường chỉ dọc nổi lồi lõm không đều, vỏ mỏng, hơi dẻo, dính sát vào hạt. Quả chín có màu vàng xanh, hạt có nhiều cạnh màu đen. Màu quả vào tháng 7 – 8.

Hạt Ích trí nhân có dạng tròn, dẹt, cạnh hơi dày, đường kính khoảng 0.4 cm, màu nâu xám hoặc vàng xám. Khi đập vỏ hạt thì thịt bên trong có màu trắng, chất bột.

Quả cây ích trí hình bầu dục, đường kính từ 1 – 1.3 cm, 2 đầu nhọn. Vỏ quả có màu nâu đỏ hoặc nâu xám, nhiều đường chỉ gồ lên, lồi lõm không đồng đều. Bên trong hạt là một chất bột màu trắng. Quả thơm, vị đắng, hơi cay.

Phân bố: Cây mọc hoang ở nhiều vùng rừng núi. Ích trí nhân thường mọc hoang ở vùng rừng núi trung du và thượng du. Tại Trung Quốc, dược liệu được tìm thấy ở đảo Hải Nam, tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây. Tại Việt Nam chưa rõ khu vực phân bố dược liệu này. Hiện tại Ích trí nhân ở nước ta được nhập từ nước ngoài, chủ yếu là Trung Quốc.

1.2. Bộ phận dùng, chế biến, bảo quản ích trí nhân

Bộ phận dùng: Quả gần chín đem phơi hoặc sấy khô của cây ích trí. Nên chọn những quả mập, hạt to để thu được dược liệu tốt nhất.

Ích trí nhân thu hái vào tháng 7 – 8, khi quả chuyển từ màu nâu sang hơi vàng xanh. Hạt to, đầy được xem là có chất lượng tốt. Sau khi thu hái, mang về phơi hoặc sấy khô.

  • Sơ chế: Đem phơi hoặc sấy khô.
  • Các bào chế dược liệu Ích trí nhân:

Cho cát vào một nồi to, đốt lửa cho nóng rồi cho hạt Ích trí nhân đã đập bỏ vỏ ngoài vào, sao cho phồng lên, đến khi chuyển sang màu vàng là được.

Lấy dược liệu ra, ray bỏ cát, tẩy sạch, chỉ lấy phần nhân hạt. Lại trộn với nước muối (cứ 50kg Ích trí nhân thì dùng 1.4 kg muối), lại sao qua, lấy ra để nguội, bảo quản dùng dần. Khi sao không nên sao quá kỹ để tránh làm mất tinh dầu trong dược liệu.

Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nơi ẩm thấp, mối mọt.

ích trí nhân
Hình ảnh cây ích trí nhân với chùm quả hình bầu dục

1.3. Thành phần hóa học của ích trí nhân

Dược liệu ích trí nhân có chứa các thành phần hóa học chính sau đây:

0.7% tinh dầu, trong đó có Sesqui Tecpen C10H24 và Sesqui Tecpen Ancola, Tecpen C10H16, 1.7% saponin, 1,8-Cineole, A – Terpineol, A – Cyperone, A – Dimethyl Benzenepropanoic acid, B – Elemene, 1 – Methyl-3-Isopropylcyclohexane, Guaiol, Zingiberol, Aromadendrene

1.4. Tính vị của ích trí nhân

  • Tính ôn, không độc, vị cay (theo Khai Bảo Bản Kinh)
  • Tính ôn, vị cay (theo Trung Dược Đại Từ Điển)
  • Tính nhiệt, vị đắng, cay (theo Bản Thảo Tiện Độc)

1.5. Quy kinh của ích trí nhân

  • Kinh thủ Thái âm Phế (theo Bản Thảo Kinh Giải).
  • Kinh Thận, Tỳ (theo Trung Dược Đại Từ Điển)
  • Kinh Thận, Tỳ và Vị (theo Lôi Công Bào Chích Luận)
  • Kinh túc Thái âm Tỳ, thủ thái âm Phế và túc Thiếu âm Thận (Thang Dịch Bản Thảo).

1.6. Tác dụng dược lý của ích trí nhân

  • Theo Y Học Hiện Đại:

Ức chế sự co bóp của đại tràng, hỗ trợ làm giãn mạch và cường tim (theo Trung Dược Học). Ức chế được tình trạng viêm tuyến liệt (theo Giang Cẩm Bang, Trung Quốc Trung Dược Tạp Chí 1990). Ngăn ngừa viêm loét dạ dày (theo Yamahara J và cộng sự, Chem Pharm Bull Tokyo 1990). Làm tăng ngoại vi huyết dịch tế bào bạch cầu (theo Chu Kim Hoàng, Trung Dược Dược Lý Học).

Một số nghiên cứu Y Học Hiện Đại cho biết ích trí nhân có khả năng ức chế thụ thể muscarinic, chống viêm, giảm co thắt cơ bàng quang và hạn chế cơn són tiểu. Với các trường hợp tiểu không tự chủ được, cơ bàng quang đã bị suy yếu, dão, dược liệu còn hỗ trợ phục hồi cơ bàng quang (sau điều trị xơ cứng cổ bàng quang).

  • Theo Y Học Cổ Truyền:

Ích khí, bổ bất túc, an tam tiêu, an thần, điều hòa khí huyết (theo Bản Thảo Thập Di). Nhiếp diên, cố tinh, ôn thận, súc niệu, khai vị, ôn tỳ (theo Trung Dược Học). Hỗ trợ làm uất kết khí được tuyên thông, tiễn thực, ôn trưng, tẩy tiểu tiện, sáp tinh cố khí, nhiếp diên hóa (theo Bản Thảo Bị Yếu), ôn tỳ, cố tinh, ấm thận, chỉ tả, súc niệu, xầm chảy nước bọt.

Với đặc tính trên, vị thuốc được chỉ định cho các đối tượng sau: Tỳ hàn tiêu chảy, đau bụng, nôn mửa, miệng nhiều bọt dãi, đầy hơi, tiểu nhiều về đêm, đái dầm, tiểu đục, di tinh.

  • Chủ trị:

Di tinh, tiểu dắt, hư lậu (theo Bản Thảo Thập Di).

Chữa bụng đau do lạnh, tiêu chảy, di tinh, đái dầm, chảy nhiều nước dãi, băng lậu (theo Trung Dược Học).

1.7. Cách dùng – Liều lượng dùng của ích trí nhân

Ích chí tử có thể dùng độc vị hoặc dùng kết hợp, có thể tán bột hoặc sắc thành thuốc. Liều lượng khuyến cáo: 4 – 12 g mỗi ngày.

Cách bào chế:

Dùng sống: Loại bỏ tạp chất và vỏ ngoài, khi dùng giã nát.

Diêm ích trí (chế muối): Lúc chế, bỏ quả chín cho vào chảo sao vỏ cháy, bỏ vỏ lấy nhân, hoặc nhân tẩm nước muối, sao khô. Diêm ích trí sẽ làm tăng tác dụng điều trị tiểu đêm, vì theo Y Học Cổ Truyền, vị mặn của muối sẽ dẫn thuốc vào thận. Cho nguyên liệu vào trong chảo lớn có chứa cát, sao cho đến khi vỏ có màu vàng thì lấy ra lọc sạch, giã bỏ vỏ. Dùng phần nhân trộn với nước muối (cứ 50 gam ích trí nhân trộn với 1.4 kg muối), sao khô rồi để nguội rồi giã nát khi cần dùng.

ích trí nhân
Người bệnh nên sử dụng ích trí nhân theo đúng chỉ dẫn

2. Tác dụng chữa bệnh của ích trí nhân

  • Theo Y Học Cổ Truyền:

Từ ngàn xưa, cây đã được sử dụng để chữa bệnh đái dầm, di mộng tinh, bổ dạ dày, trị đi tiểu đêm nhiều lần.

  • Theo kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:

Từ thành phần hoạt chất của cây, các nhà khoa học đã thực hiện nghiên cứu và chứng minh cây Ích trí nhân có tác dụng ức chế nhu động ruột, làm hạ nhịp tim, giãn mạch ngoại vi.

2.1. Trị tiểu đêm

Tiểu đêm là một vấn đề thường gặp đối với những người sau 50 tuổi, và một số bài thuốc cổ phương dùng để điều trị triệu chứng này: Uống 20 hạt ích trí nhân cùng với 200ml nước trước khi đi ngủ.

Sử dụng Ích chí tử (sao với muối) kết hợp với Thiên thai ô dược, mỗi vị phân lượng bằng nhau, tán thành bột. Sau đó lại nấu Hoài sơn thành hồ, trộn với bột thuốc làm thành viên hoàn, mỗi viên to bằng hạt ngô. Mỗi lần uống 30 viên uống với nước sôi, lúc đói.

Điều trị thường hay tiểu đêm, trẻ em đái dầm: Sử dụng Ích chí tử, Hoài sơn (chưng với rượu), Ô dược, mỗi vị phân lượng bằng nhau, tán bột, gia thêm mật ong làm thành viên hoàn. Mỗi lần dùng uống 8 – 12 g, mỗi ngày 2 – 3 lần.

2.2. Trị di tinh

Ích trí hoàn: Ích trí nhân, Phục linh, Phục thần lượng bằng nhau tán bột mịn, mỗi lần 8g, ngày 2 lần, uống với nước sôi ấm. Trị di tinh, bạch đới.

Sử dụng Ích chí tử, Phục thần, Phục linh, mỗi vị phân lượng bằng nhau, tán thành bột mịn. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 8 g, uống với nước ấm.

2.3. Trị chảy nước dãi nhiều

Ích trí ẩm: Ích trí nhân, Đảng sâm, Bán hạ, Quất bì, Xa tiền tử, mỗi thứ 12g, Phục linh 16g, sắc thành thuốc, dùng uống khi còn ấm.

2.4. Trị tiêu chảy

Ích trí nhân, Hoài sơn, Kha tử nhục, mỗi thứ 12g, Mộc hương, Tiểu hồi, Can khương, Trần bì, Ô mai mỗi thứ 6g, tán bột mịn làm hoàn, uống mỗi lần 4 – 8g, ngày 2 lần tùy theo tuổi. Trị tiêu chảy kéo dài do tỳ thận dương hư.

Sử dụng Ích chí tử, Phục Linh, Phục thần, mỗi vị phân lượng bằng nhau, tán thành bột mịn. Mỗi lần sử dụng 8 – 12 g.

2.5. Trị bụng trướng đau và tiêu chảy liên tục không cầm

Dùng Ích trí nhân 80g, sắc nước thật đặc và để uống dần (Thế Y Đắc Hiệu).

2.6. Trị đi tiểu ra máu

Gồm có Ích trí nhân 80g, Phục thần 80g, Viễn chí, Cam thảo (thủy chưng) 320g. tán nhuyễn, rồi trộn với rượu làm thành viên, to bằng hạt Ngô đồng lớn và mỗi lần uống 50 viên, với nước Gừng sắc, lúc đói (Bản Thảo Cương Mục).

2.7. Trị nước tiểu đục như nước vo gạo kèm theo bụng đầy

Lấy quả tẩm với nước muối cho kỹ và sao. Lại sử dụng nước Gừng sống tẩm Hậu phác rồi sao. Hai vị bằng nhau, thêm Gừng 3 lát, Táo 1 trái, rồi sắc uống nóng (Vĩnh Loại Kiềm phương).

2.8. Trị phụ nữ bị băng huyết ra như nước

Băng huyết là một vấn đề khó chịu của phụ nữ. Kinh nghiệm trước đây dùng Ích trí nhân, sao, tán nhuyễn. Uống khoảng 8g với nước cơm pha ít muối (Kinh Hiệu Sản Bảo).

ích trí nhân
Vị thuốc Ích trí nhân có một số công dụng điều trị bệnh bằng phương pháp Đông Y

2.9. Làm cho thơm miệng, tan mọi mùi tanh hôi

Sử dụng Ích trí nhân 40g, Cam thảo 8g, nghiền nát, cho vào gói kín. Thỉnh thoảng dùng lưỡi liếm đi 1 ít (Kinh Nghiệm Lương phương).

Sử dụng Ích chí tử 40 g, Cam thảo 8 g, nghiền nát, cho vào gói kín. Thi thoảng dùng lưỡi liếm một ít.

2.10. Trị có thai mà ra huyết

Lấy Ích trí nhân 20g và Sa nhân (cả vỏ) 40g. Tán nhuyễn. Ngày uống 2 lần và mỗi lần 12g với nước sôi, lúc đói (Hồ Thị Tế Âm phương). Liều thường dùng: 4 – 12g.

Sử dụng 20g Ích chí tử, 40 g Sa nhân (cà bỏ vỏ), tán nhuyễn. Mỗi ngày uống 2 lần và mỗi lần 12 g, uống với nước ấm khi bụng đói.

2.11. Chữa chứng bạch trọc, nước tiểu đục như nước vo gạo và chướng bụng khó tiêu

Dùng Ích chí tử tẩm nước muối, rồi sao kỹ. Lại sử dụng nước gừng ấm tẩm vào Hậu phác, sau đó sao sơ. Sử dụng 2 vị thuốc trên, mỗi vị phân lượng bằng nhau, thêm 3 lát Gừng, 1 quả táo, sắc thành nước, dùng uống khi còn nóng.

2.12. Chữa xích trọc

Dùng 80g Ích chí tử, Viễn chí, Cam thảo (thủy chưng), 320 g, Phục thần 80 g, tán thành bột mịn, trộn với rượu làm thành viên hoàn to bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần dùng uống 50 viên với nước gừng sắc và uống lúc đói.

2.13. Chữa tỳ thận hư nhiệt, nước tiểu đục, tinh trùng yếu và tâm khí không thông

Dùng Phục thần, Phục linh, Ích trí nhân, mỗi vị phân lượng bằng nhau, tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng uống 8 đến 12 g.

2.14. Chữa phụ nữ băng trung, huyết ra nhiều

Dùng Ích trí nhân sao vàng, tán nhuyễn. Mỗi lần sử dụng 8 g với nước cơm pha một ít muối.

2.15. Chữa tỳ thận hư gây tiêu chảy

Sử dụng Ích chí tử, Kha tử nhục, Hoài sơn, mỗi vị đều 12 g và Tiểu hồi, Cam khương, Trần bì, Mộc hương, Ô mai, mỗi vị đều 6 g, tán thành bột mịn, rồi trộn với hồ làm thành viên hoàn. Mỗi lần dùng 4g, ngày dùng 2 lần.

3. Kiêng kỵ khi dùng ích trí nhân

Người băng huyết do nhiệt, bạch trọc, không được dùng (theo Bản Thảo Bị Yếu).

Người huyết táo, có hỏa không dùng (theo Bản Kinh Phùng Nguyên).

Âm hư, thủy, táo nhiệt, không nên dùng (theo Đông Dược Học Thiết Yếu).

Ích trí nhân tính nhiệt, vị thơm, do đó người sẵn táo nhiệt, có hỏa cần kiêng, không nên sử dụng (theo Đông Dược Học Thiết Yếu).

Ích trí nhân là vị thuốc không độc thường được dùng để điều trị các bệnh lý về thận, tiểu đêm hoặc tiểu mất tự chủ. Mắc vị dược liệu không chứa độc, tuy nhiên người bệnh nên nói chuyện với thầy thuốc trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn và hiệu quả của vị thuốc.

4. Các nghiên cứu khoa học

4.1. Trong nước

Hiện chưa tìm thấy có nghiên cứu nào được thực hiện và công bố ở Việt Nam về dược tính, thành phần hóa học, công dụng của cây trên thực nghiệm và lâm sàng.

4.2. Nước ngoài

Nước sắc ích trí nhân cho uống 50mg/kg đối với chuột và thấy có tác dụng chống loét dạ dày

Chiết xuất ích trí nhân có tác dụng ức chế bệnh tiền liệt tuyến

Nước sắc từ ích trí nhân có tác dụng tăng bạch cầu trong huyết tương

Tác dụng bảo vệ thần kinh của quả ích trí nhân: chống lại quá trình chết tế bào thần kinh vỏ não

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

12.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan