Tác dụng của cây một dược

Cây một dược được sử dụng phổ biến trong điều trị một số bệnh lý. Việc tìm hiểu và tham khảo một số thông tin liên quan đến loại cây này giúp chúng ta biết cách sử dụng sao cho tốt và hiệu quả hơn.

1. Những thông tin cần biết về cây một dược

Một dược còn được biết đến với tên khác là mạt dược, thuộc họ Trám. Đây vốn là dạng cây nhỡ, cao khoảng 3m, phân ít cành, nhánh, các cành đều có gai.

Theo y học cổ truyền, bộ phận được sử dụng của cây là nhựa chảy từ kẽ nứt của cây. Ban đầu, khi nhựa mới chảy ra thành giọt, sền sệt như dầu đặc, màu trắng hoặc màu vàng nhạt. Sau đó, chúng sẽ dần dần biến thành màu vàng sẫm rồi đỏ nhạt, cuối cùng là đỏ sẫm. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy hình ảnh cây một dược trên internet.

2. Cây một dược có tác dụng gì?

Theo các tài liệu Đông y cổ truyền, một dược có vị đắng, tính ôn, quy vào kinh tâm, can và tỳ để mang đến công dụng tán huyết, khứ ứ, tiêu thực, chỉ thống. Từ đây, cây được sử dụng phổ biến để giảm đau, giảm sưng tấy và các chứng đau gân xương, đau toàn thân hoặc đau khớp nguyên nhân do phong hàn hoặc đau do chấn thương

Một dược cũng được dùng để làm nhanh lành vết thương, hỗ trợ điều trị lở độc, bệnh trĩ, bệnh lậu, làm lành vết thương kim khí, trị đau dạ dày.

Theo tài liệu y học cổ, chiết xuất Myrrh từ cây một dược có khả năng giảm đau và chữa lành vết thương, nhất là trong các bệnh xương khớp. Bởi thế, đây được mệnh danh vị thuốc thiết yếu trong dược điển các nước Trung Quốc, Ấn Độ. Đặc biệt tại nhiều nước ở châu Âu, trước khi phát minh ra Morphin, Myrrh được sử dụng như 1 vị thuốc giảm đau phổ biến.

Theo y học hiện đại, một dược giúp chống viêm, giảm đau, hạ đường huyết, chống oxy hóa, kháng virus và vi khuẩn...

3. Tham khảo một số bài thuốc hiệu quả từ cây một dược

  • Điều trị chấn thương cơ xương khớp: Sử dụng bột gạo 4 lượng sao vàng, mạt dược 0,5 lượng, nhũ hương 0,5 lượng để trộn với rượu và tán nhỏ.
  • Trị chấn thương gân đau nhức: Sử dụng các nguyên liệu gồm mạt dược, nhũ hương, xuyên khung, xuyên tiêu, xích thược, đương quy để tán bột sau đó trộn với sáp ong làm viên.
  • Trị đau dạ dày, phụ nữ bế kinh, thống kinh ở phụ nữ: Sử dụng nguyên liệu gồm một dược 5g, ngũ linh chi 6g, diên hồ sách 10g, hương phụ 6g để tán thành bột mịn. Sau đó, dùng hỗn hợp này để uống 8-10g, ngày uống 2-3 lần với nước nóng hoặc rượu nóng.
  • Trị mụn nhọt sưng đau: Sử dụng nguyên liệu gồm nhũ hương 5g, mạt dược 5g, xạ hương 0,1g, hùng hoàng 3g để tán bột mịn, mỗi lần uống 3-6g, ngày 2 lần với nước ấm.
  • Làm sạch mủ, mau lành miệng vết thương: Sử dụng nguyên liệu gồm nhũ hương 10g, một dược 10g để tán bột mịn và đắp vào vết thương.

4. Một số lưu ý khi dùng dược liệu một dược

Trong quá trình điều trị bệnh bằng vị thuốc một dược, người bệnh cần chú ý đến một số vấn đề sau:

  • Không sử dụng dược liệu này cho các đối tượng dị ứng hoặc mẫn cảm với một số thành phần có trong dược liệu để đảm bảo an toàn.
  • Các bài thuốc từ cây một dược chống chỉ định với phụ nữ mang thai do có nguy cơ ảnh hưởng đến thai kỳ.
  • Bệnh nhân bị bệnh dạ dày cần thận trọng khi sử dụng một dược.
  • Không dùng cho phụ nữ sau sinh, người bị ung nhọt, mụn nhọt đã vỡ bọc nước.

Trên đây là một số thông tin cần thiết về cây một dược cũng như công dụng điều trị bệnh của dược liệu này. Tuy nhiên, bài viết chia sẻ trên chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế hoàn toàn lời khuyên của bác sĩ nên bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý sử dụng các bài thuốc từ dược liệu này khi chưa có chỉ định.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan