Tác dụng và vị trí huyệt huyền khu

Huyệt Huyền khu là huyệt thứ 5 của mạch Đốc, có xuất xứ từ sách châm cứu Giáp Ất Kinh. Khi châm cứu vào huyệt Huyền khu có thể điều trị tích cực đau thắt vùng lưng, ăn không tiêu, tiêu chảy,...Việc vận dụng huyệt đạo này vào điều trị một số bệnh là phương pháp chữa bệnh được nhiều bệnh nhân biết đến và sử dụng. Để có thể hiểu rõ hơn về Huyền khu huyệt trên cơ thể, hãy tham khảo bài viết dưới đây.

1. Huyệt Huyền khu là gì?

Huyệt Huyền khu là huyệt thứ 5 của mạch Đốc, được khá nhiều người biết đến với tên gọi khác là Huyền Trụ, Huyền Xu. Theo nghĩa Hán, “ Huyền” có nghĩa là treo, “Khu” có nghĩa là bản lề, cái then cửa, nối cả hai phần trên và dưới của cột sống. Huyệt ở bên dưới huyệt Tích trung (giữa cột sống) là bản lề cho việc chuyển nước, hóa khí cơ của Tam tiêu. Do đó, huyệt đạo này được y học đặt tên là Huyền khu.

2. Vị trí của huyệt Huyền khu

Vị trí huyệt Huyền khu tương đối dễ tìm, có thể dễ dàng xác định được. Huyệt nằm ở vị trí dưới đốt xương sống thứ 13, lấy chỗ lõm dưới đầu mỏm gai đốt sống thắt lưng 1.

huyệt huyền khu
Vị trí huyệt Huyền khu tương đối dễ tìm, có thể dễ dàng xác định được

3. Tác dụng của huyệt Huyền khu

Về mặt tác dụng, huyệt Huyền khu đã được ghi nhận là huyệt mang đến rất nhiều những công dụng hữu ích cải thiện sức khỏe. Trong đó, những công dụng chính của huyệt đạo Huyền khu này bao gồm:

  • Tác dụng làm hòa Vị
  • Tác dụng kiện Tỳ
  • Tác dụng cường kiệt yêu tất

Về mặt chủ trị, huyệt đạo Huyền khu có có khả năng chủ trị tại chỗ và chủ trị toàn thân. Cụ thể như sau:

  • Tại chỗ: Đau cứng cột sống vùng thắt lưng
  • Theo kinh: Đau lưng
  • Toàn thân: ỉa chảy, ăn không tiêu.

4. Cách châm cứu huyệt Huyền khu

Huyệt Huyền khu được châm cứu bằng cách: Tiến hành châm kim chếch lên trên, luồn dưới mỏm gai, hướng mũi kim vào khoảng gian đốt sống thắt lưng 1-2, đâm với độ sâu 0,3-1 tấc. Thực hiện cứu thời gian từ 10 đến 40 phút

5. Các huyệt đạo có thể phối hợp với huyệt Huyền khu điều trị một số chứng bệnh khác

  • Phối với huyệt Dũng Tuyền, Đại Chùy, Hợp Cốc, Khúc Trì, Túc Tam Lý trị thương hàn sốt cao không thuyên giảm
  • Phối với huyệt Hành Gian, Hợp Cốc, Phong Môn trị sau khi bị thương hàn mà còn dư nhiệt
  • Phối với huyệt Bá Lao, Dũng Tuyền, Khúc Trì trị chứng phát cuồng
  • Phối với huyệt Hoa Đà + Hoàn Khiêu trị các trường hợp chân đau đi lại khó khăn
  • Phối với huyệt Bá Hội, Hoàn Khiêu, Hợp Cốc, Khúc Trì,Kiên Ngung, Phong Trì, Túc Tam Lý ngăn ngừa trúng phong
  • Phối với huyệt Bá Hội, Kiên Ngung, Phát Tế, Túc Tam Lý trị đau nhức chân tay, ngừa trúng phong

Huyệt Huyền khu có rất nhiều tác dụng giúp điều trị nhiều chứng bệnh hiệu quả, cải thiện sức khỏe. Việc phối cùng các huyệt đạo khác trên cơ thể giúp điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau. Người bệnh nên đến các phòng khám Y Học Cổ Truyền uy tín để thực hiện các liệu trình điều trị đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

766 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan