6 dấu hiệu sớm của ung thư buồng trứng cần lưu ý

Mục lục

Dấu hiệu sớm của ung thư buồng trứng thường không biểu hiện rõ ràng khiến bệnh nhân nhầm lẫn với các bệnh khác. Điều này dẫn đến việc người bệnh phát hiện bệnh muộn và bỏ qua các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Hãy theo dõi bài viết này để biết rõ hơn về các triệu chứng của ung thư buồng trứng. 

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của các bác sỹ thuộc Trung tâm Ung bướu Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

1. Tại sao ung thư buồng trứng thường không được phát hiện sớm?

Ung thư buồng trứng được người bệnh phát hiện sớm chỉ chiếm 20% trường hợp vì giai đoạn đầu của ung thư buồng trứng thường không có triệu chứng rõ ràng. Ngoài ra, hiện chưa có bất kỳ xét nghiệm sàng lọc dấu hiệu sớm của ung thư buồng trứng, dẫn đến tình trạng bệnh được phát hiện sau khi đã tiến triển, từ đó giảm khả năng sống sót.

2. 6 dấu hiệu sớm của ung thư buồng trứng

Ung thư buồng trứng ở giai đoạn sớm thường không có triệu chứng rõ ràng và khi xuất hiện, các dấu hiệu này dễ bị nhầm lẫn với những vấn đề sức khỏe thông thường. Tuy nhiên, các triệu chứng liên quan đến ung thư buồng trứng nếu xảy ra thường xuất hiện gần như hàng ngày và kéo dài trong vài tuần. Mức độ nghiêm trọng và thời gian của các triệu chứng cũng có thể khác so với những gì người bệnh thường mong đợi.

2.1. Chướng bụng kéo dài

Chướng bụng là một triệu chứng phổ biến ở người mắc ung thư buồng trứng. Mặc dù tình trạng này thường xảy ra trong các trường hợp bình thường như trước hoặc trong kỳ kinh nguyệt, sau khi ăn no hoặc trong thời kỳ mang thai, nhưng nếu chướng bụng diễn ra đều đặn và kéo dài, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo cần lưu ý.

Ung thư buồng trứng thường lan rộng qua khoang bụng - nơi chứa các cơ quan như ruột, dạ dày và gan. Khi ung thư phát triển đến lớp niêm mạc bụng có thể gây tích tụ chất lỏng trong bụng (ascites).

Nguyên nhân gây tích tụ chất lỏng:

  • Các tế bào ung thư có thể làm tắc nghẽn hệ thống bạch huyết, ngăn cản việc hấp thụ lại dịch.
  • Điều này dẫn đến tích tụ dịch trong niêm mạc bụng, gây cảm giác chướng bụng và khó chịu.

2.2. Đau ở vùng chậu hoặc bụng

Theo một nghiên cứu năm 2020, triệu chứng phổ biến nhất của ung thư buồng trứng là cảm giác đau hoặc khó chịu ở vùng bụng hoặc xương chậu, tiếp theo là chướng bụng.

Cơn đau có thể khác nhau giữa các bệnh nhân:

  • Một số người cảm thấy cơn đau giống như đau bụng kinh.
  • Một số khác cảm nhận áp lực hoặc cảm giác nặng ở vùng xương chậu.
  • Đôi khi, cơn đau lan rộng khắp khu vực xương chậu hoặc chỉ xuất hiện ở một bên. 
     
Đau bụng dữ dội là một trong những dấu hiệu sớm của ung thư buồng trứng.
Đau bụng dữ dội là một trong những dấu hiệu sớm của ung thư buồng trứng.

2.3. Cảm giác no sau bữa ăn nhẹ

Sự tích tụ chất lỏng trong khoang bụng (cổ trướng) là một triệu chứng của ung thư buồng trứng giai đoạn tiến triển. Tình trạng này gây áp lực lên dạ dày, khiến bệnh nhân cảm thấy no nhanh hoặc no lâu ngay cả sau khi chỉ ăn một lượng nhỏ. Điều này thường dẫn đến giảm cảm giác thèm ăn và khó khăn trong việc ăn uống, ảnh hưởng đến dinh dưỡng cùng sức khỏe tổng thể của người bệnh.

2.4. Gây ra vấn đề về đường tiết niệu

Ung thư buồng trứng có thể gây áp lực lên bàng quang và đường tiết niệu khi khối u phát triển. Điều này dẫn đến các triệu chứng phổ biến như:

  • Đi tiểu thường xuyên hơn bình thường.
  • Rò rỉ nước tiểu: Mất kiểm soát một lượng nhỏ nước tiểu, đặc biệt khi ho, cười, hoặc vận động.
  • Cảm giác buồn tiểu đột ngột và cấp bách.
  • Đau hoặc cảm giác áp lực ở bàng quang.

Những triệu chứng này dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác như nhiễm trùng đường tiết niệu. Vì vậy, nếu triệu chứng kéo dài, người bệnh nên đi khám để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.

2.5. Thay đổi thói quen đi đại tiện

Ngoài chướng bụng và đau vùng bụng, ung thư buồng trứng cũng có thể gây ra các triệu chứng tiêu hóa. Khi khối u phát triển, nó có thể tạo áp lực lên ruột, dẫn đến thay đổi thói quen đại tiện hoặc các vấn đề về tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy hoặc đầy hơi. Những triệu chứng này thường dễ bị nhầm lẫn với các rối loạn tiêu hóa thông thường. Nếu chúng kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh nên đi khám để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

3. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư buồng trứng

Một số yếu tố làm tăng khả năng phát triển ung thư buồng trứng, bao gồm:

  • Có người thân được chẩn đoán mắc ung thư buồng trứng.
  • Béo phì.
  • Khó thụ thai hoặc gặp vấn đề liên quan đến thai kỳ.
  • Sinh con lần đầu ở tuổi 35 trở lên.
  • Lạc nội mạc tử cung.
  • Tiền sử bị mắc ung thư vú, ung thư đại tràng hoặc ung thư tử cung
  • Tiếp tục điều trị hormone sau mãn kinh.
  • Tiếp nhận điều trị sinh sản.
  • Tuổi cao, đặc biệt là vào độ tuổi trung niên hoặc cao tuổi.
  • Mang các gen BCRA1 hoặc BRCA2 bị đột biến.
  • Có thói quen hút thuốc. 
Phụ nữ trung niên có nguy cơ cao mắc ung thư buồng trứng.
Phụ nữ trung niên có nguy cơ cao mắc ung thư buồng trứng.

Việc có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ không đồng nghĩa với việc chắc chắn sẽ mắc ung thư buồng trứng. Tuy nhiên, nếu có những yếu tố này, đặc biệt là tiền sử gia đình mắc ung thư buồng trứng, hãy cân nhắc tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và kiểm tra phù hợp.

4. Phương pháp sàng lọc dấu hiệu sớm của ung thư buồng trứng

Hiện nay, chưa có bất kỳ xét nghiệm nào để sàng lọc các dấu hiệu sớm của ung thư buồng trứng. Tuy nhiên, bác sĩ có thể thực hiện một số xét nghiệm để tìm kiếm sự hiện diện của khối u trong buồng trứng và xem xét có phải là ung thư hay không.

Bác sĩ sẽ bắt đầu bằng cách thu thập thông tin về tiền sử sức khỏe cá nhân và gia đình. Điều này giúp xác định các yếu tố nguy cơ và loại trừ những nguyên nhân khác có thể gây ra triệu chứng. Ngoài ra, bác sĩ sẽ đặt câu hỏi chi tiết về triệu chứng đang gặp như bắt đầu từ khi nào, kéo dài bao lâu và mức độ nghiêm trọng, để hiểu rõ hơn về tình trạng của người bệnh.

Bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra thể chất bao gồm kiểm tra âm đạo, để đánh giá sức khỏe buồng trứng và phát hiện các dấu hiệu bất thường như chảy máu trong ổ bụng. Nếu có nghi ngờ ung thư buồng trứng hoặc bệnh nhân thuộc nhóm nguy cơ cao, bác sĩ có thể yêu cầu các xét nghiệm và thủ thuật sau:

Bác sĩ có thể làm xét nghiệm để kiểm tra có khối u buồng trứng và liệu đó có phải ung thư không.
Bác sĩ có thể làm xét nghiệm để kiểm tra có khối u buồng trứng và liệu đó có phải ung thư không.

Ung thư buồng trứng ở giai đoạn đầu thường không có triệu chứng rõ ràng, khiến bệnh khó phát hiện sớm. Khi triệu chứng xuất hiện, chúng thường không cụ thể và dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe thông thường.

Nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu sớm của ung thư buồng trứng kéo dài hoặc thay đổi đột ngột, hãy đi khám bác sĩ sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm có thể cải thiện hiệu quả điều trị đáng kể.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng. 

Chia sẻ