“Bệnh tim bẩm sinh thông liên nhĩ có nguy hiểm không” là câu hỏi thường được quan tâm, đặc biệt khi có trẻ em hoặc người thân trong gia đình bị mắc bệnh này. Việc quan tâm đến bệnh tim thông liên nhĩ là điều quan trọng, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bệnh nhân. Thông liên nhĩ là một trong những bệnh lý tim mạch bẩm sinh phổ biến. Nếu được phát hiện và điều trị kịp thời phần lớn các trường hợp thông liên nhĩ lành tính và không gây ra các vấn đề tim mạch nghiêm trọng.
1. Thông liên nhĩ là gì?
Để tìm lời giải đáp cho câu hỏi “bệnh tim thông liên nhĩ có nguy hiểm không" chúng ta cần tìm hiểu về thông liên nhĩ là gì?
Thông liên nhĩ, hay còn gọi là "atrial septal defect" (ASD), là một loại bệnh tim mạch bẩm sinh. Trong trường hợp này, giữa hai buồng tâm nhĩ sẽ xuất hiện một lỗ thông với kích thước không giống nhau ở mỗi bệnh nhân. Lỗ thông liên nhĩ này có thể nằm ở những vị trí khác nhau trên vách liên nhĩ. Thông thường, nếu lỗ này nhỏ sau một thời gian lỗ sẽ tự đóng nhưng với lỗ thông lớn, có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm.

Thông liên nhĩ được phân loại dựa vào phôi thai học và được chia thành một số loại chính dựa trên vị trí của lỗ. Các loại phân loại thông liên nhĩ thường bao gồm:
- Thông liên nhĩ lỗ thứ hai (Secundum ASD) hay còn gọi là thông liên nhĩ lỗ thứ phát: Đây là loại thông liên nhĩ phổ biến nhất, nằm ở giữa vách ngăn tâm nhĩ.
- Thông liên nhĩ (ASD) nguyên thủy (thông liên nhĩ lỗ nguyên phát - Primum ASD): Nằm ở phần dưới vách ngăn tâm nhĩ. Trẻ mắc ASD nguyên phát cũng có thể bị các dị tật tim khác phối hợp Chúng bao gồm bất thường nội tâm mạc, dị tật vách ngăn nhĩ thất, dị tật van ba lá và van hai lá. ASD sơ cấp thường liên quan đến hội chứng Down.
- Thông liên nhĩ xoang tĩnh mạch (Sinus venosus ASD): Là loại thông liên nhĩ hiếm gặp. Thường xảy ra ở phần trên của vách ngăn cách các buồng tim. Điều này cũng liên quan đến những thay đổi cấu trúc tim khác khi sinh.
- Thông liên nhĩ xoang mạch vành: Trong loại thông liên nhĩ hiếm gặp này: một phần thành giữa xoang vành - một phần của hệ thống tĩnh mạch của tim và buồng tim phía trên bên trái (tâm nhĩ trái) bị thiếu.
2. Dấu hiệu của bệnh thông liên nhĩ
2.1. Các triệu chứng của thông liên nhĩ ở trẻ em
Hầu hết trẻ em không có dấu hiệu hoặc triệu chứng rõ ràng. Dấu hiệu phổ biến nhất (và thường là duy nhất) là tiếng thổi ở tim. Việc này chỉ được các bác sĩ phát hiện ra thông qua ống nghe khi khám cho các bé. Tuy nhiên, khi trẻ nhỏ có các dấu hiệu như:
● Thiếu cân.
● Chậm tăng trưởng.
● Nhiễm trùng đường hô hấp tái phát.
Và dù cực kỳ hiếm nhưng ở những trẻ lớn hơn mắc thông liên nhĩ có thể có dấu hiệu bao gồm:
● Dễ bị mệt mỏi khi tập luyện
● Khó thở
Nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu nào kể trên, cha mẹ hãy liên hệ các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.

2.2. Các triệu chứng của thông liên nhĩ ở người lớn
Người lớn mắc thông liên nhĩ có thể có các dấu hiệu ở tuổi 40. Các dấu hiệu phụ thuộc vào mức độ thông liên nhĩ đã gây căng thẳng cho tim và phổi. Gồm:
● Mệt mỏi.
● Khó thở khi tập thể dục.
● Tim đập nhanh.
● Sưng ở cánh tay và chân.
● Màu da xanh
3. Nguyên nhân của bệnh thông liên nhĩ
Nguyên nhân chính của bệnh thông liên nhĩ không rõ ràng và thường liên quan đến nhiều yếu tố bao gồm: di truyền, môi trường và sự phát triển thai kỳ. Một số yếu tố có thể góp phần vào việc xảy ra dị tật thông liên nhĩ:
● Yếu tố di truyền: tuy nhiên di truyền không phải lúc nào cũng là nguyên nhân duy nhất.
● Môi trường và lối sống: Sử dụng rượu hoặc thuốc lá, sử dụng ma túy bất hợp pháp.
● Sử dụng thuốc: sử dụng một số loại thuốc, bao gồm một số loại thuốc chống động kinh và thuốc điều trị rối loạn tâm lý trong khi mang thai.
● Nhiễm sởi Đức (rubella) trong vài tháng đầu của thai kỳ, bệnh tiểu đường và lupus: đều có thể tăng nguy cơ dị tật tim ở trẻ.
4. Bệnh tim thông liên nhĩ có nguy hiểm không
Dị tật thông liên nhĩ lỗ nhỏ có thể không gây ra bất kỳ mối lo ngại nào vì thông liên nhĩ lỗ nhỏ thường đóng lại ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, thông liên nhĩ lỗ lớn hơn có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như:
● Suy tim phải.
● Rối loạn nhịp tim.
● Đột quỵ.
● Huyết áp cao trong động mạch phổi (tăng huyết áp phổi).
Tăng huyết áp phổi có thể gây tổn thương phổi vĩnh viễn. Biến chứng này, được gọi là hội chứng Eisenmenger, thường phát triển trong nhiều năm và hiếm khi xảy ra. Điều trị kịp thời và theo dõi bệnh lý thông liên nhĩ chặt chẽ có thể ngăn ngừa hoặc giảm thiểu nguy cơ các biến chứng này.

5. Cách phòng ngừa bệnh tim thông liên nhĩ
Thông liên nhĩ (ASD) không có nguyên nhân rõ ràng. Do đó, việc phòng ngừa không phải lúc nào cũng có thể thực hiện được. Tuy nhiên tuân thủ một số phương pháp dưới đây từ trước và trong quá trình thai kỳ có thể giúp chúng ta giảm nguy cơ mắc bệnh tim bẩm sinh cho trẻ - bao gồm cả bệnh thông liên nhĩ:
● Tham vấn ý kiến chuyên môn: Nếu mẹ có ý định mang thai, cần thảo luận với bác sĩ về tình trạng sức khỏe hiện tại và các loại thuốc bạn đang dùng (nếu có). Bác sĩ có thể kiểm tra và đưa ra lời khuyên về việc điều chỉnh hoặc ngừng sử dụng thuốc trong thời gian mang thai để giảm nguy cơ mắc các bệnh tim bẩm sinh.
● Xem xét tiền sử y tế gia đình: Nếu trong gia đình có tiền sử mắc bệnh tim bẩm sinh hoặc các tình trạng di truyền khác cần thông tin cho bác sĩ. Điều này có thể giúp xác định các nguy cơ cụ thể và cung cấp hướng dẫn về việc xem xét và kiểm soát nguy cơ.
● Kiểm tra khả năng miễn dịch với rubella (sởi Đức): Rubella ở người mẹ có thể gây ra các tình trạng bệnh tim bẩm sinh ở thai nhi. Nếu mẹ chưa được miễn dịch với rubella, mẹ cần cân nhắc việc tiêm chủng trước khi mang thai.
Tóm lại, bệnh tim thông liên nhĩ (ASD - Atrial Septal Defect) có thể gây ra một loạt biến chứng tùy thuộc vào kích thước của lỗ thông liên nhĩ và tình trạng cụ thể của bệnh nhân. Các loại thông liên nhĩ lớn hơn thường có nguy cơ cao hơn so với các lỗ nhỏ hơn. Vậy nên, “bệnh tim thông liên nhĩ có nguy hiểm không" sẽ giảm thiểu tính nghiêm trọng nếu được phát hiện và điều trị sớm.