Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Trịnh Thị Thanh Huyền Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng
Nội tiết tố chi phối mạnh mẽ quá trình sinh lý của người phụ nữ. Khi nội tiết tố bị rối loạn sẽ dẫn đến nhiều vấn đề khó chịu. Vậy rối loạn nội tiết tố nữ uống thuốc gì?
1. Nguyên nhân dẫn đến rối loạn nội tiết tố nữ
Trước khi tìm câu trả lời cho thắc mắc rối loạn nội tiết tố nữ uống thuốc gì, chị em cần tìm hiểu sơ lược về nguyên nhân và triệu chứng của vấn đề này. Theo sinh lý bình thường, estrogen là nội tiết tố do buồng trứng bài tiết với vai trò kiểm soát chức năng sinh sản và điều hòa quá trình trao đổi chất của cơ thể. Rối loạn nội tiết tố nữ xảy ra khi nồng độ nội tiết tố tăng cao hoặc giảm thấp so với bình thường, nên ảnh hưởng đến nhiều hoạt động sinh lý của cơ thể.
Một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng rối loạn nội tiết tố nữ là:
- Do biến động của cơ thể ở một số cột mốc đặc biệt như tuổi dậy thì, trước và trong khi mang thai, sau sinh em bé và đặc biệt là giai đoạn tiền mãn kinh/mãn kinh;
- Lối sống không lành mạnh như thường xuyên thức khuya, chế độ dinh dưỡng không khoa học...;
- Những thay đổi tâm sinh lý, tinh thần căng thẳng hoặc stress quá độ;
- Thừa cân, béo phì;
- Mắc các tuyến nội tiết như cường giáp hoặc suy giáp;
- Tác động từ môi trường sống, thường xuyên tiếp xúc với thuốc trừ sâu/diệt cỏ hoặc các chất hóa học gây ô nhiễm môi trường...;
- Bị tác dụng phụ khi sử dụng các thuốc như Corticosteroid, thuốc tránh thai hay các thuốc có ảnh hưởng đến nội tiết tố nữ...;
- Mắc một số bệnh lý như dị ứng, đái tháo đường, u tuyến yên, viêm tụy, u lành hoặc u ác tính liên quan đến các tuyến nội tiết...
2. Triệu chứng rối loạn nội tiết tố nữ
Rối loạn nội tiết tố có nên sử dụng thuốc bổ sung nội tiết tố nữ hay không là vấn đề được nhiều chị em đặt ra. Theo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa, việc sử dụng loại thuốc nào phụ thuộc vào các triệu chứng mà bệnh nhân rối loạn nội tiết tố mắc phải, trong đó có thể bao gồm:
- Giảm chất lượng giấc ngủ.
- Ham muốn tình dục suy giảm.
- Mệt mỏi thường xuyên.
- Mụn trứng cá.
- Đau đầu.
- Tăng cân.
- Âm đạo khô hạn.
- Tâm trạng thay đổi thất thường.
- Giảm trí nhớ do hiện tượng “sương mù” não.
- Rối loạn tiêu hóa.
3. Rối loạn nội tiết tố nữ uống thuốc gì?
3.1. Thuốc điều hòa kinh nguyệt
Rối loạn nội tiết tố có thể dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt bất thường như trễ kinh, rong kinh hoặc vô kinh. Để điều hòa kinh nguyệt và các triệu chứng liên quan, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc uống bổ sung nội tiết tố nữ theo kê đơn của bác sĩ, trong đó hay gặp là thuốc tránh thai đường uống.
Các loại thuốc uống tránh thai phổ biến hiện nay là loại chỉ chứa progestin hoặc estrogen hay dạng phối hợp cả 2. Thành phần nội tiết tố nữ trong thuốc tránh thai có tác dụng điều chỉnh tình trạng rối loạn kinh nguyệt, kích thích quá trình rụng trứng diễn ra đều đặn hơn, đồng thời khôi phục lại sự cân bằng nội tiết tố nữ và giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư phụ khoa.
Ngoài ra, loại thuốc bổ sung nội tiết tố nữ này còn có khả năng cải thiện tình trạng mụn trứng cá, giảm bớt mọc lông bất thường trên mặt và cơ thể.
3.2. Thuốc điều trị triệu chứng mãn kinh
Phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh thường bị cơn bốc hỏa hoặc đổ mồ hôi ban đêm... Để cải thiện những vấn đề này, phụ nữ có thể áp dụng liệu pháp thay thế hormone (HRT). Các loại thuốc bổ sung nội tiết tố nữ được sử dụng trong liệu pháp HRT là estrogen và progestogen, và thường bác sĩ chỉ định ở liều thấp.
3.3. Cân bằng nội tiết tố nữ bằng sản phẩm chứa trinh nữ châu Âu và bột ngọc trai
Hiện nay, có 2 cách tăng cường nội tiết tố nữ là bổ sung estrogen thảo dược và estrogen tổng hợp. Tuy nhiên, estrogen tổng hợp không được khuyến cáo rộng rãi, bởi không thân thiện với cơ thể, khó hấp thu và việc sử dụng với liều cao có thể gây nhiều tác dụng như dư thừa estrogen, việc này cũng gây ức chế ngược, khiến buồng trứng ngừng sản xuất estrogen.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa bộ đôi thành phần chính gồm Trinh nữ Châu Âu kết hợp cùng bột ngọc trai là sản phẩm đầu tiên trên thị trường giúp tăng cường nội tiết tố nữ từ bên trong bằng cách kích thích cơ thể tự sản sinh nội tiết tố, từ đó cho hiệu quả điều hòa nội tiết tố một cách bền vững, hấp thụ 100% mà không gây tác dụng phụ giúp cải thiện các biểu hiện do thiếu hụt, suy giảm nội tiết tố nữ như: Cơn bốc hỏa, mất ngủ, mệt mỏi, suy giảm sinh lý, da khô, sạm da, nám da.
Sử dụng thảo dược kích thích cơ thể tự sản sinh nội tiết tố, tăng cường nội tiết tố từ bên trong là xu hướng mới trong điều trị thiếu hụt, suy giảm nội tiết tố nữ.
3.4. Thuốc điều trị mụn, rậm lông và rụng tóc
Rối loạn nội tiết tố nữ thường dẫn đến thừa Androgen và gây nổi mụn trứng cá, rậm lông hoặc rụng tóc. Để cải thiện, bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc có chứa chất kháng Androgen.
Ngoài ra, một số loại thuốc uống tránh thai cũng có tác dụng điều trị mụn trứng cá và rậm lông do rối loạn nội tiết tố. Bên cạnh đó, cũng có thuốc uống bổ sung nội tiết tố nữ cải thiện lông mọc nhiều bất thường, hoặc bạn cũng có thể sử dụng thuốc dạng kem thoa trực tiếp lên da để giảm sự phát triển của các nang lông trên mặt.
3.5. Thuốc kiểm soát đường huyết
Đái tháo đường cũng có thể gây ra tình trạng rối loạn nội tiết tố ở nữ giới. Khi đường trong máu tăng cao kéo dài chứng tỏ cơ thể đang gặp phải vấn đề đề kháng insulin, từ đó dẫn đến sản xuất Androgen bất thường và có thể ảnh hưởng đến các chức năng của buồng trứng. Để điều trị nguyên nhân này và kiểm soát đường huyết, bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân rối loạn nội tiết tố sử dụng các loại thuốc như Insulin, Metformin...
3.6. Thuốc điều trị suy giáp
Mất cân bằng hormon tuyến giáp thường do tuyến giáp sản xuất quá nhiều (cường giáp) hoặc quá ít (suy giáp) hormon giáp Triiodothyronine (T3), Thyroxine (T4). Suy giáp có thể gây rối loạn nội tiết tố nữ và dẫn đến một số rụng tóc, ngứa và khô da... Để điều trị các triệu chứng này, bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc bổ sung hormone tuyến giáp tổng hợp Levothyroxine.
3.7. Thuốc giảm khô âm đạo
Tình trạng mất cân bằng nội tiết tố ở phụ nữ có thể gây ra những thay đổi về nồng độ estrogen và progesterone trong máu. Điều này có thể khiến môi trường âm đạo bị khô, giảm tiết dịch và cảm giác đau rát khi quan hệ tình dục. Chị em có thể áp dụng liệu pháp bổ sung Estrogen đường âm đạo để cải thiện tình trạng này.
Rối loạn nội tiết tố nữ là vấn đề cần can thiệp sớm để tránh ảnh hưởng đến tinh thần và chất lượng cuộc sống của chị em. Bên cạnh thực hiện chế độ ăn uống khoa học, lối sống lành mạnh, đừng quên kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược tự nhiên mỗi ngày để giữ mãi tuổi xuân chị em nhé!