Cách kiểm tra ung thư phổi tại nhà: Ưu và nhược điểm

Mục lục

Cách kiểm tra ung thư phổi tại nhà đã trở thành một chủ đề thu hút sự quan tâm của nhiều người, đặc biệt là những người có nguy cơ cao hoặc muốn tự kiểm tra sức khỏe của mình một cách định kỳ. Tuy nhiên, liệu phương pháp này có mang lại những lợi ích đáng giá và độ chính xác cần thiết? Hãy cùng khám phá về các phương pháp để hiểu rõ hơn về những ưu điểm, nhược điểm của tầm soát ung thư phổi tại nhà.

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của các bác sĩ thuộc khoa Ung Bướu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

1. Cách kiểm tra ung thư phổi tại nhà cần biết

Trong lĩnh vực y tế, việc phát triển các phương pháp sàng lọc ung thư đã đạt được nhiều tiến bộ đáng kể. Đồng thời một số phương pháp xét nghiệm ung thư tại nhà giúp bệnh nhân phát hiện sớm ung thư phổi. Tuy nhiên, các phương pháp này không được chuyên gia khuyến khích. Bởi vì, phương pháp tầm soát ung thư phổi tại nhà vẫn đang trong quá trình nghiên cứu và thử nghiệm, và đến thời điểm này, chỉ có bác sĩ mới có thể thực hiện xét nghiệm chẩn đoán bệnh lý một cách chính xác nhất.  

Một trong những phương pháp sàng lọc ung thư phổi tại nhà hiện nay là tầm soát sớm đa ung thư (MCED). Phương pháp MCED, ví dụ như xét nghiệm Galleri, có khả năng phát hiện nhiều bệnh ung thư cùng một lúc. Mặc dù các phương pháp này mang lại triển vọng lớn, nhưng vẫn chưa được khuyến khích sử dụng do cần phải nghiên cứu nhiều hơn. 

Cách kiểm tra ung thư phổi tại nhà đã đạt được nhiều tiến bộ đáng kể, tuy nhiên, các phương pháp vẫn chưa được khuyến khích sử dụng.
Cách kiểm tra ung thư phổi tại nhà đã đạt được nhiều tiến bộ đáng kể, tuy nhiên, các phương pháp vẫn chưa được khuyến khích sử dụng.

Bệnh nhân có thể đặt mua các bộ dụng cụ xét nghiệm trực tuyến, tuy nhiên, để lấy mẫu máu người bệnh vẫn cần đến phòng khám hoặc trung tâm y tế. Trong trường hợp kết quả xét nghiệm không bình thường, người bệnh nên đến bác sĩ để tiến hành các phương pháp chẩn đoán khác như chụp CT.

Xét nghiệm Galleri đã được nghiên cứu và đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng. Đây là một loại xét nghiệm sinh thiết lỏng có khả năng phát hiện các dấu hiệu có thể xuất hiện trong máu của nhiều loại ung thư, đồng thời có khả năng dự đoán vị trí của các dấu hiệu này trong cơ thể.

Mặc dù đang trong giai đoạn thử nghiệm, nhưng các nghiên cứu ban đầu cho thấy Galleri được cho là có khả năng phát hiện ngay cả những dấu hiệu nhỏ của ung thư, trong khi các xét nghiệm khác bỏ sót. Một số nhà nghiên cứu thậm chí khẳng định rằng xét nghiệm này có thể phát hiện ung thư ở giai đoạn đầu, giúp cho việc điều trị trở nên dễ dàng hơn.

Mặc dù là một công cụ tiên tiến trong sàng lọc ung thư, nhưng bộ xét nghiệm này có giá cả rất đắt. Với chi phí cao đáng kể, việc tiến hành xét nghiệm Galleri có thể trở thành một thách thức tài chính đối với nhiều người bệnh.

2. Nhược điểm của kiểm tra ung thư phổi tại nhà

Việc thực hiện các xét nghiệm ung thư phổi tại nhà giúp người bệnh thuận tiện hơn trong việc chẩn đoán bệnh và điều trị sớm hơn so với các phương pháp truyền thống. Tuy nhiên, cũng cần nhớ rằng các phương pháp này cũng đi kèm với một số rủi ro.

Mặc dù các bác sĩ có thể yêu cầu một số xét nghiệm chẩn đoán tại nhà (MCED), nhưng cách kiểm tra ung thư phổi tại nhà trên vẫn chưa được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) phê duyệt hoặc chấp thuận.

Một trong những rủi ro có thể xảy ra là kết quả dương tính giả. Xét nghiệm cho thấy có dấu hiệu của bệnh ung thư, nhưng thực tế người xét nghiệm lại không hề mắc bệnh. Điều này có thể dẫn đến việc thực hiện thêm các xét nghiệm và phương pháp chẩn đoán khác, làm tăng nguy cơ của các tác dụng phụ từ những xét nghiệm đó.

Nghiên cứu vào năm 2021 cho thấy chỉ có khoảng 44,4% số người có kết quả dương tính thực sự mắc bệnh ung thư, chính vì thế chúng ta cũng cần cân nhắc về khả năng xuất hiện kết quả không chính xác.

3. Chẩn đoán ung thư phổi tại bệnh viện

Để chẩn đoán chính xác ung thư phổi và giai đoạn bệnh, bệnh nhân nên đến bệnh viện thay vì thực hiện các xét nghiệm tại nhà, quy trình thực hiện bởi bác sĩ sẽ bao gồm nhiều phương pháp chẩn đoán sau:  

3.1 Tìm hiểu triệu chứng

Khi nghi ngờ về ung thư phổi, quy trình chẩn đoán thường bắt đầu với những câu hỏi về tiền sử bệnh và các triệu chứng của bệnh nhân. Bác sĩ sẽ tiến hành một cuộc khám sức khỏe kỹ lưỡng để đánh giá tình trạng tổng thể của cơ thể. Các triệu chứng của ung thư phổi có thể bao gồm:

Nếu người bệnh ở độ tuổi từ 50 đến 80, có thói quen hút thuốc lá nhiều và đang hút thuốc hoặc đã hút trong vòng 15 năm qua, bác sĩ yêu cầu thực hiện các xét nghiệm sàng lọc ung thư phổi, ngay cả khi người bệnh không có bất kỳ triệu chứng nào.

3.2 Chẩn đoán hình ảnh

Khác với cách kiểm tra ung thư phổi tại nhà, quy trình kiểm tra hình ảnh là một phần quan trọng trong quá trình chẩn đoán và sàng lọc ung thư phổi. Chụp CT phổi liều thấp (LDCT), một phương pháp tầm soát sớm ung thư phổi. 

Chụp CT là một trong những phương pháp phổ biến nhất để chẩn đoán ung thư phổi.
Chụp CT là một trong những phương pháp phổ biến nhất để chẩn đoán ung thư phổi.

Ngoài LDCT, các tầm soát bằng hình ảnh khác cũng được sử dụng để chẩn đoán ung thư phổi, bao gồm:

3.3 Chọc dò màng phổi

Bác sĩ có thể tiến hành thủ thuật chọc dịch lồng ngực, sử dụng một cây kim nhỏ để hút chất lỏng này từ giữa các xương sườn của bệnh nhân. Sau đó, mẫu chất lỏng được gửi đến phòng thí nghiệm để kiểm tra tế bào ung thư và các dấu hiệu bất thường khác.

3.3 Xét nghiệm di truyền

Nếu bệnh nhân nhận được chẩn đoán ung thư phổi từ bác sĩ, xét nghiệm di truyền có thể giúp bác sĩ xác định các đột biến gen cụ thể trong các tế bào ung thư của bệnh nhân, từ đó lựa chọn phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

4. Tổng kết

Cách kiểm tra ung thư phổi tại nhà thường không đạt được mức độ chính xác và đáng tin cậy. Các kit kiểm tra tại nhà thường dựa trên mẫu máu hoặc chất nhầy được thu thập bởi bản thân người dùng và gửi đến phòng thí nghiệm để phân tích. 

Các kỹ thuật hình ảnh như X-quang, siêu âm, máy chụp cắt lớp vi tính (CT) có thể được sử dụng để xác định sự hiện diện của khối u.
Các kỹ thuật hình ảnh như X-quang, siêu âm, máy chụp cắt lớp vi tính (CT) có thể được sử dụng để xác định sự hiện diện của khối u.

Mặc dù mang lại sự thuận tiện và tiết kiệm thời gian, nhưng các tầm soát ung thư phổi tại nhà vẫn chưa được khuyến khích sử dụng. Bệnh nhân vẫn nên đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe định kỳ và tầm soát ung thư phổi để có được kết quả chẩn đoán chính xác để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. 

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng. 

Chia sẻ