Đau trong ung thư gan: Những điều cần biết

Mục lục

Ung thư gan có đau không là câu hỏi mà nhiều bệnh nhân và gia đình thường đặt ra. Thực tế, mức độ đau có thể khác nhau ở mỗi người, tùy thuộc vào giai đoạn bệnh, vị trí khối u và cơ địa của từng cá nhân. Một số người có thể cảm thấy đau âm ỉ ở vùng gan, trong khi những người khác lại trải qua những cơn đau dữ dội, lan tỏa.

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của các bác sĩ thuộc khoa Ung Bướu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

1. Tổng quan về ung thư gan

Gan của người trưởng thành có kích thước tương đương với một quả bóng đá và là cơ quan nội tạng có kích thước lớn nhất trong cơ thể. Gan nằm ở thượng vị phía phải của bụng, phía trên dạ dày và dưới cơ hoành. Gan đóng vai trò thiết yếu trong các quá trình chuyển hóa và miễn dịch. Nếu gan không hoạt động, cơ thể sẽ không thể duy trì sự sống.

Gan có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều loại bệnh, trong đó ung thư gan là một trong những căn bệnh nguy hiểm. Khi ung thư xuất hiện trong gan, các tế bào gan sẽ bị phá hủy, khiến gan không thể hoạt động bình thường và làm suy yếu chức năng gan.

Trước khi tìm hiểu ung thư gan có đau không,  chúng ta cần hiểu rõ ung thư gan là gì? Ung thư gan là quá trình các tế bào gan tăng sinh bất thường và mất kiểm soát. Khi các tế bào này phân chia không thể kiểm soát được, chúng tạo thành khối u và xâm lấn các mô xung quanh. Căn bệnh này có thể bắt nguồn từ chính tế bào gan hoặc di căn từ các cơ quan khác, thường gặp hơn ở các quốc gia châu Á.

Ung thư biểu mô tế bào gan, hay còn gọi là HCC (Hepatocellular carcinoma), là loại ung thư gan phổ biến nhất. Các dạng ung thư gan khác như u nguyên bào gan hoặc ung thư đường mật trong và ngoài gan ít gặp hơn. Ngoài ra, ung thư tại các cơ quan khác như phổi, đại tràng hoặc tuyến vú cũng có thể di căn đến gan.

2. Ung thư gan có đau không?

Ung thư gan có đau không? Người bệnh thường trải qua các cơn đau xuất phát từ vùng thượng vị, lan rộng đến vị trí gần bả vai phải. Đôi lúc, cảm giác đau này có thể lan ra sau lưng hoặc xuất hiện ở vùng hạ sườn phải. Các triệu chứng đau thường kèm theo hiện tượng sưng ở ổ bụng, phù chân và mắt cá chân, khiến bệnh nhân cảm thấy rất khó chịu. 

Ung thư gan có đau không? Câu trả lời là có. Cơn đau thường xuất phát từ vùng thượng vị.
Ung thư gan có đau không? Câu trả lời là có. Cơn đau thường xuất phát từ vùng thượng vị.

Vậy khi bước vào giai đoạn cuối, ung thư gan có đau không? Ở giai đoạn muộn, đau tức toàn thân là một biểu hiện của ung thư gan. Có những lúc, cơn đau quặn gan xảy ra với mức độ cực kỳ nghiêm trọng. Đau sẽ xuất hiện thường xuyên hơn và dữ dội hơn khi bệnh tiến triển, đồng thời kích thước khối u cũng lớn lên. 

Ung thư gan giai đoạn cuối có đau không? Ung thư gan giai đoạn càng muộn thì càng đau.
Ung thư gan giai đoạn cuối có đau không? Ung thư gan giai đoạn càng muộn thì càng đau.

3. Ung thư gan có đau không và nguyên nhân gây đau

Ung thư gan có đau không? Câu trả lời là có. Người bệnh thường bị đau do nhiều nguyên nhân, bao gồm:

  • Khối u: Đau có thể xuất phát từ một hoặc nhiều khối u hình thành trong gan.
  • Nang ác tính trong gan: Nang do ung thư di căn từ bộ phận khác trong cơ thể có thể là nguyên nhân gây đau.
  • Ung thư gan có đau không? Có, người bệnh sẽ thấy đau lan tỏa (referred pain). Đây là cảm giác đau ở những vị trí ngoài gan (chẳng hạn như vùng vai phải) do gan phình to chèn ép lên dây thần kinh dưới cơ hoành.
  • Tác dụng phụ từ điều trị: Các loại thuốc chữa ung thư thường gây ra triệu chứng như khó chịu đường tiêu hóa hoặc buồn nôn. Cơn đau sau phẫu thuật cũng là một tác dụng phụ của liệu pháp điều trị.
  • Nguyên nhân khác: Đối với những trường hợp liên quan đến xơ gan, cơn đau đôi khi bắt nguồn từ các mô xơ chứ không phải từ khối u ung thư.

4. Phương pháp giảm đau

4.1 Can thiệp y tế

Có nhiều phương pháp hỗ trợ giảm đau do ung thư gan phổ biến, bao gồm:

  • Sử dụng thuốc: Người bệnh có thể dùng thuốc uống hoặc tiêm thuốc trực tiếp vào tĩnh mạch. Các loại thuốc giảm đau thường được áp dụng khi có tế bào ung thư di căn gan bao gồm thuốc Opioid (như morphin, tramadol, oxycodone), corticosteroid (dexamethasone), và NSAID (thuốc chống viêm không steroid) như ibuprofen (Motrin, Advil).
  • Xạ trị: Phương pháp này giúp thu nhỏ kích thước khối u, qua đó làm giảm hoặc loại bỏ hoàn toàn cơn đau.
  • Tiêm thuốc tê: Trong một số trường hợp, việc tiêm thuốc gây tê vào một vùng cụ thể hoặc gần dây thần kinh ở bụng có thể làm giảm đau hiệu quả.

4.2 Phương pháp bổ sung

Để kiểm soát các cơn đau dữ dội, nhiều bệnh nhân tìm đến các phương pháp hỗ trợ khác. Tuy nhiên, trước khi áp dụng những cách giảm đau bổ sung, người bệnh cần tham vấn ý kiến từ các chuyên gia y tế. Một số lựa chọn phổ biến bao gồm:

  • Bấm huyệt.
  • Châm cứu.
  • Luyện tập thở sâu.
  • Trị liệu âm nhạc.
  • Massage thư giãn.

5. Theo dõi chăm sóc

Ung thư gan có đau không? Ung thư gan vốn dĩ là một căn bệnh gây đau đớn, và các phương pháp điều trị thường mang lại cảm giác khó chịu. Vì thế, người bệnh cần hợp tác chặt chẽ với bác sĩ để nhận được tư vấn và lựa chọn phương pháp giảm đau phù hợp nhất. 

Người bệnh cần hợp tác với bác sĩ để nhận được tư vấn phù hợp nhất.
Người bệnh cần hợp tác với bác sĩ để nhận được tư vấn phù hợp nhất.

Để giúp đội ngũ y tế hiểu rõ hơn tình trạng sức khỏe, người bệnh cần cung cấp thông tin chi tiết về những gì đang gặp phải. Một số câu hỏi tham khảo mà bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân trả lời bao gồm:

  • Cơn đau xuất hiện ở vị trí nào trên cơ thể?
  • Mức độ đau được cảm nhận như thế nào?
  • Có thời điểm nào bệnh nhân thấy bớt đau không?
  • Những yếu tố nào khiến cơn đau trở nặng hơn?
  • Cơn đau có tính chất như thế nào? Đau buốt, đau nhói, âm ỉ hay nóng rát?

Cung cấp thông tin bệnh lý đầy đủ và cụ thể sẽ hỗ trợ bác sĩ đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp, góp phần giảm đau cho người bệnh hiệu quả.

Về câu hỏi liệu ung thư gan có đau khôngung thư gan giai đoạn cuối có đau không, các chuyên gia y tế khẳng định rằng đau đớn là điều không thể tránh khỏi trong quá trình mắc ung thư. Đặc biệt, cơn đau thường không thuyên giảm mà có xu hướng trầm trọng hơn khi bệnh tiến triển, khối u phát triển lớn hơn.

Ngoài ra, các phương pháp điều trị ung thư cũng có thể gây ra tác dụng phụ, khiến bệnh nhân phải chịu thêm đau đớn. Để kiểm soát cơn đau hiệu quả, người bệnh cần duy trì tinh thần tích cực, xây dựng lối sống lành mạnh và tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn của bác sĩ.

6. Tầm soát và phát hiện sớm ung thư gan tại Vinmec

Bệnh viện Vinmec cung cấp gói tầm soát ung thư gan nhằm:

  • Tầm soát nguy cơ phát triển ung thư gan.
  • Phát hiện sớm bệnh ung thư gan, hỗ trợ đưa ra hướng điều trị nhanh chóng và phù hợp.

Vinmec được biết đến là một trong những cơ sở y tế hàng đầu trong việc phát hiện ung thư gan, mang lại những lợi ích vượt trội như:

  • Bệnh nhân sẽ được khám và tư vấn bởi các bác sĩ có chuyên môn cao và nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Ung bướu.
  • Vinmec hợp tác chuyên môn toàn diện với nhiều bệnh viện quốc tế và trong nước, như Singapore, Nhật Bản, Mỹ,...  
  • Quy trình điều trị và chăm sóc bệnh nhân được thực hiện toàn diện, với sự kết hợp của nhiều chuyên khoa, nhằm cá nhân hóa phác đồ điều trị cho từng người bệnh.
  • Cung cấp đầy đủ các thiết bị và công nghệ y tế tiên tiến để xác định bệnh và đánh giá giai đoạn trước khi điều trị, bao gồm nội soi, CT scan, PET-CT scan, MRI, xét nghiệm mô bệnh học, xét nghiệm gen, xét nghiệm tế bào, v.v.
  • Đảm bảo đầy đủ các phương pháp điều trị chủ đạo cho bệnh ung thư, từ phẫu thuật, xạ trị, hóa trị cho đến ghép tế bào gốc
Vinmec đẩy lùi ung thư gan bằng công nghệ xạ trị tiên tiến.
Vinmec đẩy lùi ung thư gan bằng công nghệ xạ trị tiên tiến.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng. 

Nguồn tham khảo: Healthline.com

Chia sẻ