Gãy tay để lâu có sao không và các biến chứng nguy hiểm

Mục lục

Gãy tay để lâu có sao không là câu hỏi nhiều người đặt ra khi không điều trị kịp thời chấn thương này. Việc chậm trễ điều trị gãy tay có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như lệch xương, tổn thương dây thần kinh, nhiễm trùng hoặc thậm chí mất chức năng vận động.

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của các bác sĩ thuộc khoa Chấn thương chỉnh hình & Y học thể thao Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

1. Tổng quan

Bộ xương của con người được tạo thành từ 206 chiếc xương, chia thành nhiều nhóm như cột sống, hộp sọ, xương ngực, xương bàn tay, xương cánh tay, xương chậu, xương hông, xương bàn chân và xương chân.

Chức năng chính của xương là bảo vệ nội tạng như hộp sọ bảo vệ não hay lồng ngực bảo vệ tim và phổi. Ngoài ra, xương còn hỗ trợ cơ thể trong vận động, dự trữ khoáng chất như canxi và photpho, cũng như sản xuất tế bào máu trong tủy xương. 

Các cơ quan, nội tạng của cơ thể được xương bảo vệ chắc chắn.
Các cơ quan, nội tạng của cơ thể được xương bảo vệ chắc chắn.

Xương không chỉ có chức năng bảo vệ và hỗ trợ cơ thể mà còn là nơi lưu trữ các khoáng chất quan trọng, đặc biệt là canxi (97% lượng canxi trong cơ thể được lưu trữ trong xương) và chất béo trong tủy vàng. Ngoài ra, xương chứa tủy đỏ, nơi sản xuất các tế bào máu cần thiết cho cơ thể.

Vậy, gãy tay để lâu có sao không? Trước khi trả lời câu hỏi này, bệnh nhân nên biết về quá trình liền xương ở người khi xảy ra gãy. Khi xương bị gãy, quá trình liền xương thường trải qua 3 giai đoạn khác nhau bao gồm: Viêm, sửa chữa và tái tạo xương. Cụ thể:

  • Viêm: Sau khi xương gãy, vùng xung quanh xương tổn thương và hình thành khối máu tụ, gây sưng, đau và đôi khi phù nề cấp tính.
  • Sửa chữa: Các khối máu tụ này sẽ dần được thay thế bằng cấu trúc tạo mô xương mới, giúp tái tạo khu vực xương bị gãy.
  • Tái tạo: Xương gãy sẽ tiếp tục tái tạo trong nhiều năm, đặc biệt trong 3 tháng đầu khi tốc độ tái tạo diễn ra nhanh nhất. Để quá trình này diễn ra thuận lợi, cần cố định xương và ngăn chặn tình trạng di lệch, tránh các biến chứng nguy hiểm. 
Các khối máu tụ này sẽ dần được thay thế bằng cấu trúc tạo mô xương mới.
Các khối máu tụ này sẽ dần được thay thế bằng cấu trúc tạo mô xương mới.

2. Bị gãy tay để lâu có sao không?

Gãy tay để lâu có sao không? Câu trả lời là nếu gãy xương không chữa trị đúng cách có thể làm xương di lệch hoặc khiến tổn thương mô ở khu vực xương bị gãy khó lành, dẫn đến hậu quả nguy hiểm.

Nguy hiểm hơn nữa, trong một số trường hợp thì gãy xương có thể gây ra một số biến chứng cực kỳ nguy hiểm. Có thể kể đến như:

  • Sốc do đau và mất máu: Đây là một biến chứng tương đối nặng nề và có thể đe doạ tới tính mạng của người bệnh. Theo các nghiên cứu, gãy xương lớn như xương chậu hoặc xương đùi có thể gây mất đến 1 lít máu, đe dọa tính mạng nếu không được cấp cứu.
  • Tắc mạch máu do mỡ: Xương là nơi dự trữ một lượng lớn mỡ trong cơ thể. Do đó, khi xương bị gãy, lượng mỡ chảy ra từ xương có thể gia tăng áp lực lên mạch máu hoặc ngấm trở lại vào mạch máu, gây tắc mạch. Tình trạng này có thể khiến bệnh nhân bị tử vong do suy tuần hoàn.
  • Chèn ép khoang: Các khoang chứa đựng mạch máu có thể bị tổn thương do xương gãy. Lượng máu chảy ra từ các khoang này cũng gây ra các biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân. Nếu không được điều trị, người bệnh thậm chí có khả năng bị hoại tử chi.
  • Tổn thương nội tạng: Các đầu nhọn của xương có thể đâm vào da và khiến các chấn thương kín thành chấn thương hở. Thậm chí, bệnh nhân có thể bị nhiễm trùng và viêm xương. Không chỉ thế, tỷ lệ người bệnh tử vong do biến chứng gãy xương tạo ra cho các cơ quan nội tạng lớn hơn nhiều so với tỷ lệ người bệnh tử vong vì gãy xương. 
Câu trả lời cho việc “gãy tay để lâu có sao không?” là có vì tình trạng này có thể gây ra biến chứng rất nghiêm trọng như tắc mạch máu.
Câu trả lời cho việc “gãy tay để lâu có sao không?” là có vì tình trạng này có thể gây ra biến chứng rất nghiêm trọng như tắc mạch máu.

Qua bài viết vừa rồi, bệnh nhân có thể đã được giải đáp cặn kẽ về câu hỏi bị gãy tay để lâu có sao không. Việc không điều trị kịp thời có thể khiến bệnh nhân gặp phải các biến chứng nghiêm trọng do gãy xương nói chung và gãy tay nói riêng. Do đó, khi bị gãy xương, hãy đến những cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời. 

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ