Ghép tạng và thải ghép: Những thông tin hữu ích cần biết

Mục lục

Ghép tạng thường được chỉ định trong các trường hợp cơ quan bị tổn thương nghiêm trọng ở giai đoạn cuối của bệnh nhằm mục đích thay thế hoặc phục hồi chức năng của cơ quan đó, từ đó cải thiện chất lượng sống của người bệnh. Các phương pháp ghép khác như ghép tay, ghép thanh quản,... được thực hiện nhằm mục đích cải thiện chất lượng cuộc sống.  

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của các bác sỹ thuộc Trung tâm Công nghệ cao Vinmec.

1. Thải ghép và bệnh ghép chống chủ

Thải ghépbệnh ghép chống chủ là hai vấn đề lớn mà bất kỳ người nhận ghép tạng nào cũng có thể đối mặt. Hệ thống miễn dịch của người nhận có thể nhận diện mảnh ghép là tác nhân lạ và cố gắng tiêu diệt, dẫn đến tình trạng thải ghép. Đặc biệt, trường hợp người nhận ghép những cơ quan có chứa các tế bào miễn dịch như tủy xương, ruột và gan có nguy cơ cao gặp phải bệnh ghép chống chủ.

Để giảm thiểu nguy cơ của những biến chứng này, các bác sĩ áp dụng các biện pháp sàng lọc kỹ lưỡng trước khi tiến hành ghép và sử dụng thuốc ức chế miễn dịch trong - sau khi ghép. 

Thải ghép và bệnh ghép chống chủ là hai vấn đề lớn mà bất kỳ người nhận ghép tạng cùng loài nào cũng có thể gặp phải.
Thải ghép và bệnh ghép chống chủ là hai vấn đề lớn mà bất kỳ người nhận ghép tạng cùng loài nào cũng có thể gặp phải.

2. Sàng lọc trước ghép tạng

Ghép tạng yêu cầu quy trình sàng lọc nghiêm ngặt để đảm bảo thành công, giảm rủi ro và tiết kiệm chi phí, nhất là khi nguồn tạng hiến còn hạn chế. Người hiến tạng cần thực hiện các xét nghiệm y tế, tâm lý và các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm để kiểm tra khả năng lây nhiễm từ người hiến sang người nhận.

Trong quá trình sàng lọc trước ghép tạng, sự tương thích về mô giữa người hiến và người nhận được xác định qua kiểm tra kháng nguyên bạch cầu người (HLA) cũng như kháng nguyên nhóm máu ABO. Đây là các yếu tố quan trọng nhất trong việc đánh giá tính tương thích, đặc biệt là đối với ghép thậnghép tế bào gốc tạo máu.

Việc xác định loại HLA được thực hiện qua mẫu máu ngoại vi hoặc các tế bào hạch lympho, giúp đánh giá sự tương thích mô. Có hơn 1250 alen xác định cho 6 kháng nguyên HLA, vì vậy đánh giá sự tương thích là một thách thức lớn. 

Quá trình sàng lọc trước khi ghép tạng xác định sự tương thích mô giữa người hiến và người nhận thông qua việc kiểm tra kháng nguyên bạch cầu người (HLA) và kháng nguyên nhóm máu ABO.
Quá trình sàng lọc trước khi ghép tạng xác định sự tương thích mô giữa người hiến và người nhận thông qua việc kiểm tra kháng nguyên bạch cầu người (HLA) và kháng nguyên nhóm máu ABO.

Hòa hợp nhóm máu ABO và HLA là yếu tố then chốt để đảm bảo sự sống còn của tạng ghép. Sự không hòa hợp nhóm máu ABO có thể dẫn đến thải ghép ngay lập tức, đặc biệt với ghép tạng như thận hay tim. Tiền mẫn cảm với kháng nguyên HLA và ABO do truyền máu, ghép tạng hoặc mang thai trước đó có thể phát hiện qua các xét nghiệm huyết thanh học hoặc xét nghiệm gây độc tế bào lympho. Nếu xét nghiệm đọ chéo dương tính, tức là có kháng thể chống lại kháng nguyên HLA hoặc ABO, sẽ được xem như chống chỉ định cho việc ghép tạng, trừ một số ngoại lệ ở trẻ sơ sinh.

Ghép tạng yêu cầu một quá trình sàng lọc nghiêm ngặt để phát hiện sự phơi nhiễm của người hiến và người nhận với các tác nhân gây nhiễm trùng thường gặp, cũng như các nhiễm trùng đang hoạt động hoặc tiềm ẩn. Việc này nhằm giảm nguy cơ lây truyền nhiễm trùng từ người hiến sang người nhận và ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng ở người nhận do các thuốc ức chế miễn dịch.

Quá trình sàng lọc trước ghép tạng bao gồm việc thu thập tiền sử y tế và thực hiện các xét nghiệm đối với các tác nhân gây nhiễm trùng sau:

  • Cytomegalovirus (CMV).
  • Vi-rút Epstein-Barr (EBV).
  • Lõi viêm gan B (HBV).
  • Vi-rút viêm gan C (HCV).
  • Virus Herpes simplex (HSV).
  • HIV (Human Immunodeficiency Virus).
  • Mycobacterium tuberculosis (TB).
  • Vi-rút Varicella zoster (VZV).
  • Vi-rút Tây sông Nile, trong trường hợp có nghi ngờ phơi nhiễm.
Ghép tạng đòi hỏi quy trình sàng lọc trước ghép rất chặt chẽ.
Ghép tạng đòi hỏi quy trình sàng lọc trước ghép rất chặt chẽ.

Việc xác định sự hiện diện của các tác nhân này trước khi thực hiện ghép là rất quan trọng để đảm bảo an toàn và hiệu quả của quá trình cấy ghép tạng.

3. Ức chế miễn dịch sau ghép tạng

Thuốc ức chế miễn dịch đóng vai trò quan trọng cho sự thành công của các ca ghép tạng vì có khả năng kiểm soát hiệu quả tình trạng thải ghép. Tuy nhiên, những thuốc này cũng ức chế các đáp ứng miễn dịch, dẫn đến một số biến chứng như ung thư, bệnh tim mạch và tử vong do nhiễm trùng không thể kiểm soát được.  

Sau khi ghép tạng, người bệnh cần tiếp tục sử dụng thuốc ức chế miễn dịch điều trị kéo dài. Ban đầu, có thể phải sử dụng thuốc ở liều cao nhưng sẽ giảm dần trong vài tuần sau đó và duy trì ở liều lượng thấp suốt đời, trừ khi có hiện tượng thải ghép. Các nghiên cứu vẫn đang tiếp tục để tìm hiểu về cách thích ứng của mô ghép với thuốc ức chế miễn dịch dài hạn.

3.1 Corticosteroid

Corticosteroid thường được dùng ngay từ thời điểm ghép tạng với liều cao, sau đó giảm dần đến liều duy trì và có thể được sử dụng vô thời hạn. Trong vài tháng đầu sau ghép, corticosteroid có thể được dùng cách ngày để ngăn ngừa sự hạn chế tăng trưởng ở trẻ em. Nếu xảy ra thải ghép, có thể phải quay lại dùng liều cao.

Một số trung tâm y tế áp dụng các phác đồ tiết kiệm steroid để giảm nhu cầu sử dụng corticosteroid. Ví dụ như sử dụng kết hợp mycophenolate và mTOR với các thuốc ức chế calcineurin hoặc belatacept. 

Các loại thuốc ức chế miễn dịch giúp kiểm soát hiệu quả tình trạng thải ghép xảy ra khi ghép tạng.
Các loại thuốc ức chế miễn dịch giúp kiểm soát hiệu quả tình trạng thải ghép xảy ra khi ghép tạng.

3.2 Chất ức chế Calcineurin

Chất ức chế calcineurin như cyclosporine và tacrolimus giúp ngăn chặn các quá trình phiên mã tế bào T cần thiết cho sự tổng hợp cytokine, từ đó ức chế hoạt động của các tế bào này. Cyclosporine thường được sử dụng trong ghép tim và phổi, có thể phối hợp với các thuốc khác như azathioprine và prednisone để giảm độc tính.

3.3 Thuốc ức chế chuyển hóa purine

Thuốc ức chế chuyển hóa purine như azathioprine và mycophenolate cũng được sử dụng để ức chế sự tăng sinh tế bào, đặc biệt là các tế bào bạch cầu.

Azathioprine thường bắt đầu dùng tại thời điểm ghép và có thể được sử dụng dài hạn, nhưng có thể gây ra các tác dụng phụ như ức chế tủy xương hoặc viêm gan.

Mycophenolate, được chuyển hóa thành axit mycophenolic, làm ức chế enzyme inosine monophosphate dehydrogenase, từ đó hạn chế sự phát triển của tế bào lympho và đã trở thành lựa chọn thay thế Azathioprine trong nhiều trường hợp ghép tạng.

Tóm lại ghép tạng là một phương pháp điều trị đòi hỏi cần được thực hiện nghiêm ngặt để tránh các rủi có thể xảy ra, đặc biệt là thải ghép. Bệnh nhân cần trao đổi chi tiết với bác sĩ trước khi thực hiện. 

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng. 

Chia sẻ