Làm gì khi trẻ bị đau bụng quanh rốn?

Mục lục

Trẻ đau bụng quanh rốn là tình trạng phổ biến nhưng lại có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng từ những cơn đau cấp tính như viêm ruột thừa, tắc ruột đến các bệnh lý nhiễm trùng hay ngộ độc thức ăn. Vì vậy, việc nhận diện sớm và đưa trẻ đến các cơ sở y tế kịp thời là rất quan trọng để tránh các biến chứng xảy ra.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Thái Ngọc Châu - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.

1. Nguyên nhân khiến trẻ đau bụng quanh rốn.

Trẻ đau bụng quanh rốn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số trẻ bị đau bụng cấp tính, xảy ra đột ngột, trong khi một số khác bị đau bụng kéo dài (mạn tính) dai dẳng.

Trẻ khi bị đau bụng cấp tính thường xuất hiện những biểu hiện như đau quằn quại, khóc lớn, mặt tái xanh và mồ hôi lạnh. Trong trường hợp này, cha mẹ cần bình tĩnh và nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất để bác sĩ khám và xử lý kịp thời.

Thông thường, viêm ruột thừa, lồng ruột và thoát vị nghẽn là những nguyên nhân chính gây đau bụng cấp tính quanh rốn ở trẻ.

Tình trạng này do một số nguyên nhân gây ra bao gồm:  

  • Do trẻ bị tắc ruột: Các triệu chứng như nôn mật vàng, mật xanh và bụng chướng cũng thường xuất hiện khi trẻ bị tắc ruột, ngoài cơn đau bụng.
  • Một nguyên nhân khác là ngộ độc thức ăn - loại bệnh cần được cấp cứu kịp thời. Ngoài ra, người bệnh cũng bị sốt, đi lỏng và đau quặn bụng.
  • Bệnh cũng có thể do nhiễm giun khiến cơn đau bụng lặp lại nhiều lần. Khi xét nghiệm sẽ thấy trứng giun trong phân và siêu âm hiển thị hình ảnh giun đũa.
  • Mặc dù không phổ biến nhưng sỏi đường tiết niệu cũng là một trong các nguyên nhân khiến trẻ bị đau bụng dữ dội quanh rốn.

2. Nên làm gì khi trẻ em đau bụng quanh rốn?

Tình trạng trẻ đau bụng quanh rốn không thể xem nhẹ vì đây có thể là dấu hiệu của một căn bệnh nguy hiểm. Nếu trẻ gặp phải các triệu chứng như đau bụng quanh rốn dữ dội, đi ngoài ra máu, biếng ăn, đầy hơi, chướng bụng, nôn mửa…cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra ngay lập tức.

Trước khi bác sĩ chỉ định, cha mẹ tuyệt đối không được tự ý cho trẻ dùng bất kỳ loại thuốc điều trị nào. Việc tự ý sử dụng thuốc mà chưa được khám sẽ dẫn đến kết quả sai lệch, đặc biệt đối với các tình huống cấp cứu ngoại khoa như lồng ruột, tắc ruột, thoát vị nghẽn, viêm ruột thừa khi trẻ bị đau bụng quanh rốn.

Bên cạnh đó, việc đưa trẻ đến bác sĩ để kiểm tra sức khỏe định kỳ là rất quan trọng, giúp phát hiện bệnh sớm và có phương pháp điều trị đau bụng quanh rốn hiệu quả trước khi bệnh tái phát.

Trắc nghiệm: các chỉ số cần chú ý về sự phát triển thể chất của trẻ Chiều cao, cân nặng của bé ở từng giai đoạn nên là bao nhiêu là bình thường, bao nhiêu là bất thường? Cùng ThS.BS Ma Văn Thấm điểm lại xem bạn đã nắm được các chỉ số phát triển thể chất của bé chưa nhé!

Nội dung trắc nghiệm được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa, Ma Văn Thấm , chuyên khoa Nhi , Phòng khám Đa khoa Vinmec Dương Đông(Phú Quốc)

Ma Văn Thấm
Ma Văn Thấm
Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa,
Nhi
Phòng khám Đa khoa Vinmec Dương Đông(Phú Quốc)
Cha mẹ nên đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm khi trẻ đau bụng quanh rốn.
Cha mẹ nên đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm khi trẻ đau bụng quanh rốn.

3. Đau bụng ở trẻ khi nào nên đưa đi bác sĩ?

Cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện khi tình trạng đau bụng kéo dài trong nhiều ngày hoặc kèm theo các triệu chứng dưới đây:

  • Máu trong phân
  • Sụt cân không rõ lý do
  • Sốt
  • Vàng da
  • Sưng hoặc đau phần bụng dưới
  • Đau bụng dữ dội
  • Buồn nôn và ói mửa không dứt
Nếu trẻ có hiện tượng sốt và đau bụng dữ dội thì cha mẹ nên đưa trẻ đi khám.
Nếu trẻ có hiện tượng sốt và đau bụng dữ dội thì cha mẹ nên đưa trẻ đi khám.

4. Chẩn đoán bệnh ở trẻ em bằng cách nào?

Các bác sĩ sẽ bắt đầu bằng cách xem xét tiền sử bệnh và kiểm tra thể chất của trẻ em để xác định nguyên nhân gây ra cơn đau bụng quanh rốn. Trong một số trường hợp, trẻ có thể cần phải làm thêm các xét nghiệm bổ sung như:

  • Tiến hành xét nghiệm máu để đánh giá số lượng tế bào máu và mức độ điện giải trong cơ thể;
  • Tiến hành phân tích nước tiểu để loại trừ sỏi thận hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI);
  • Tiến hành lấy mẫu phân để kiểm tra mầm bệnh;
  • Tiến hành các xét nghiệm hình ảnh như chụp X-quang, CT... để giúp hình dung các cơ quan trong bụng của trẻ.
Trẻ cần thực hiện thêm xét nghiệm máu để xác định nguyên nhân gây bệnh.
Trẻ cần thực hiện thêm xét nghiệm máu để xác định nguyên nhân gây bệnh.

Cha mẹ không nên tự chữa trị khi trẻ đau bụng quanh rốn mà chưa biết nguyên nhân cụ thể vì điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Thay vào đó, đi khám bác sĩ để có sự can thiệp phù hợp là cách làm an toàn nhất.

Với 09 năm kinh nghiệm trong chuyên ngành Nhi - Sơ sinh, bác sĩ Nguyễn Thái Ngọc Châu từng đảm nhận vị trí Phó khoa Nhi tại Bệnh viện Quốc Tế Phương Châu (Cần Thơ). Bác sĩ Châu luôn tích cực tham gia các khóa đào tạo về dinh dưỡng cho trẻ em, hồi sức cấp cứu nhi cũng như điều trị các bệnh lý nhi khoa.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ