Rụng tóc vành khăn ở trẻ nhỏ có đáng lo?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Ân - Bác sĩ Nhi - Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Rụng tóc vành khăn ở trẻ nhỏ là một trong số các triệu chứng của tình trạng thiếu Vitamin D hoặc bệnh còi xương. Đây là nguyên do khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng khi phát hiện con mình bị rụng tóc vành khăn.

1. Rụng tóc vành khăn có phải do còi xương?

Rụng tóc vành khăn là gì? Cụm từ này dùng để chỉ hiện tượng trẻ nhỏ bị rụng tóc nhiều, đặc biệt là rụng tóc phần sau gáy tạo hình vành khăn.

Rụng tóc vành khăn ở trẻ 4 tháng tuổi trở đi là một trong những dấu hiệu của tình trạng thiếu Vitamin D. Do đó, nghi vấn đầu tiên được các ông bố bà mẹ đặt ra khi nhận thấy hiện tượng rụng tóc hình vành khăn ở trẻ là có thể trẻ đã mắc bệnh còi xương.

Tuy nhiên, rụng tóc vành khăn ở trẻ nhỏ chỉ là một trong số rất nhiều dấu hiệu của bệnh còi xương, có thể kể tới như:

  • Trẻ hay quấy khóc không rõ nguyên nhân
  • Ngủ đêm hay giật mình và đổ nhiều mồ hôi
  • Phần thóp (đỉnh đầu) của bé rộng, sờ vào thấy mềm, lâu đóng thóp và phập phồng theo nhịp thở
  • Có bướu nhô rõ ở đỉnh đầu và trán

Bướu nhô rõ ở đỉnh đầu và trán
Bướu nhô rõ ở đỉnh đầu và trán
  • Xương hộp sọ mềm và bị bẹp bất thường
  • Chậm mọc răng, chậm biết lẫy (xoay người ngửa thành úp), biết bò hoặc chậm biết đi hơn so với bình thường
  • Bé thường bị táo bón

Tóm lại, không thể khẳng định trẻ bị còi xương chỉ bằng dấu hiệu rụng tóc vành khăn. Phụ huynh không nên hoang mang khi thấy con mình bị rụng tóc nhiều, thay vào đó là bình tĩnh quan sát những biểu hiện khác của bé và tham khảo ý kiến tư vấn từ các chuyên gia nhi khoa nhiều kinh nghiệm.

Trắc nghiệm: Sự phát triển tinh thần, vận động của bé thế nào là đúng chuẩn?

Khi nào bé biết nói, biết hóng chuyện hay biết cầm cốc là "đúng chuẩn"? Điểm xem bạn biết được bao nhiêu mốc phát triển tinh thần, vận động "đúng chuẩn" của bé nhé!

Nội dung trắc nghiệm được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa, Ma Văn Thấm , chuyên khoa Nhi , Phòng khám Đa khoa Quốc tế Vinmec Dương Đông(Phú Quốc)

Ma Văn Thấm
Ma Văn Thấm
Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa,
Nhi
Phòng khám Đa khoa Quốc tế Vinmec Dương Đông(Phú Quốc)

2. Các nguyên nhân khác gây rụng tóc vành khăn

Nếu bố mẹ đã đưa trẻ đi khám và nhận được kết quả bé không bị thiếu canxi, thì lúc này nên cân nhắc đến những nguyên nhân khác gây rụng tóc hình vành khăn ở trẻ. Một số lý do khiến bé bị rụng tóc vành khăn bao gồm:

  • Tóc mỏng và nằm nhiều: Phần lớn thời gian của bé là nằm ngửa, vùng phía sau đầu tiếp xúc trực tiếp với mặt gối trong thời gian dài khiến cho tóc khó mọc hơn. Đối với trẻ có sợi tóc mảnh mai, dễ rụng thì hay xuất hiện tình trạng này hơn các trẻ có tóc cứng và chắc khỏe.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Đây là một nguyên nhân khác gây rụng tóc khi trẻ mới bị ốm và phải sử dụng một số loại thuốc.
  • Nấm da đầu: Nếu trẻ có những mảng da đầu trống không mọc tóc thì có thể bị mắc một vài dạng nấm. Phụ huynh không nên bỏ qua tình trạng này vì nấm da đầu sẽ kéo dài và lây lan sang các vùng khác trên cơ thể.

Rụng tóc vành khăn ở trẻ nhỏ
Rụng tóc vành khăn ở trẻ nhỏ
  • Thói quen giật tóc: Đối với những trẻ đã lớn nhưng vẫn bị rụng tóc có thể là vì con bạn thường hay vô thức kéo giật tóc, làm cho tóc gãy rụng.

Bố mẹ nên theo dõi và kiểm tra cẩn thận xem con mình có thuộc những nguyên nhân trên hay không. Nếu đã loại trừ được các lý do gây rụng tóc vành khăn thông thường mà sau 2 tháng vẫn không thấy bất kỳ tiến triển tích cực nào, phụ huynh nên đưa cháu đến bác sĩ để thăm khám nhằm tìm ra nguyên nhân, cũng như biện pháp chữa trị chứng rụng tóc vành khăn.

Nhìn chung, rụng tóc hình vành khăn ở trẻ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau và là một hiện tượng sinh lý bình thường, chứ không nhất thiết là biểu hiện của thiếu Vitamin D hoặc canxi. Để biết chắc chắn trẻ bị rụng tóc vành khăn có phải mắc bệnh còi xương hay không, phụ huynh cần phải đưa bé đi khám dinh dưỡng cũng như thử máu (nếu cần), từ đó phối hợp với bác sĩ để tìm ra hướng chữa trị thích hợp và hiệu quả cho trẻ.

Bên cạnh đó, cha mẹ còn cần bổ sung cho con các vi khoáng chất thiết yếu như kẽm, Lysine, crom, selen,vitamin B1, ... để đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Việc bổ sung các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng. Cha mẹ có thể đồng thời áp dụng việc bổ sung chất qua đường ăn uống và các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên để bé dễ hấp thụ. Điều quan trọng nhất là việc cải thiện triệu chứng cho bé thường phải diễn ra trong thời gian dài. Việc kết hợp nhiều loại thực phẩm chức năng cùng lúc hoặc thay đổi liên tục nhiều loại trong thời gian ngắn có thể khiến hệ tiêu hóa của bé không kịp thích nghi và hoàn toàn không tốt. Vì vậy cha mẹ phải thực sự kiên trì đồng hành cùng con và thường xuyên truy cập website vinmec.com để cập nhật những thông tin chăm sóc cho bé hữu ích nhé.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe