Siêu âm ổ bụng có phát hiện bệnh phụ khoa không: Giải đáp thắc mắc

Mục lục

Siêu âm ổ bụng có phát hiện bệnh phụ khoa không là câu hỏi mà nhiều người quan tâm khi cần kiểm tra sức khỏe sinh sản. Siêu âm ổ bụng là một phương pháp hình ảnh không xâm lấn, thường được sử dụng để chẩn đoán các vấn đề liên quan đến các cơ quan trong vùng bụng.  

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của các bác sĩ thuộc Trung tâm Sức khoẻ phụ nữ và Hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

1. Chẩn đoán và xác định bệnh phụ khoa bằng siêu âm ổ bụng

Theo nhiều thống kê đã cho thấy, hầu như mỗi người phụ nữ đều sẽ hoặc đã từng mắc ít nhất một căn bệnh phụ khoa nào đó trong đời. Do đó, việc siêu âm ổ bụng để phát hiện và chẩn đoán các vấn đề phụ khoa trở nên quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản.  

Câu trả lời cho siêu âm ổ bụng có phát hiện bệnh phụ khoa không là phương pháp này có thể giúp phát hiện nhiều loại bệnh khác nhau, trong đó có phụ khoa.
Câu trả lời cho siêu âm ổ bụng có phát hiện bệnh phụ khoa không là phương pháp này có thể giúp phát hiện nhiều loại bệnh khác nhau, trong đó có phụ khoa.

Siêu âm ổ bụng là phương pháp chẩn đoán hình ảnh được chỉ định thực hiện khi kiểm tra sức khỏe tổng quát hoặc để tìm nguyên nhân gây nên tình trạng đau, sưng bụng hoặc nhiễm trùng. Đồng thời cũng có không ít người muốn biết siêu âm ổ bụng có phát hiện bệnh phụ khoa không và các nội dung bên dưới sẽ giải đáp vấn đề này.

2. Những bệnh có thể phát hiện thông qua siêu âm ổ bụng

Phương pháp siêu âm ổ bụng sẽ tiến hành kiểm tra các cơ quan vùng bụng và vùng chậu, bao gồm gan, thận, lá mật, lá lách, dạ dày, tụy, ruột, niệu quản, buồng trứng, tử cung, bàng quang và tuyến tiền liệt.

Thông qua hình ảnh siêu âm, bác sĩ có thể chẩn đoán các bệnh như:

  • Viêm gan siêu vi, gan nhiễm mỡ, xơ gan, nhiễm trùng gan, …
  • Áp xe túi mật, xẹp túi mật, dày thành túi mật, …
  • Viêm tụy cấp tính và mãn tính
  • Lá lách phình to, áp xe lá lách, …
  • Viêm đường mật, ung thư đường mật, …
  • Ung thư đường tiêu hóa, tắc đường tiêu hóa, viêm ruột thừa, viêm đại tràng, …
  • U xơ tiền liệt tuyến, ung thư tuyến tiền liệt, …
  • Viêm phúc mạc, áp xe phúc mạc, …
  • Lao thận, sỏi thận, sỏi niệu quản, viêm bàng quang, khối u đường tiết niệu, …
  • Xuất huyết thượng thận, khối u ở tuyến thượng thận.
  • Thoát vị thành bụng, tụ máu thành bụng, …
  • Các bệnh về tử cung.

Các bệnh phụ khoa phổ biến như ung thư buồng trứng, u xơ tử cung, tắc vòi trứng,… cũng được xác định là hoàn toàn có thể phát hiện ra thông qua xét nghiệm siêu âm ổ bụng.

3. Dấu hiệu cho thấy cần siêu âm ổ bụng

Bệnh phụ khoa có thể xảy ra với bất kỳ ai, kể cả khi đã quan hệ tình dục hay chưa. Do đó chị em nên thực hiện khám phụ khoa định kỳ, đặc biệt khi bước vào độ tuổi sinh sản.  

Bên cạnh thông tin về siêu âm ổ bụng có phát hiện bệnh phụ khoa không, người bệnh cũng cần phải tiến hành siêu âm ổ bụng nếu có các dấu hiệu như đau âm ỉ vùng bụng dưới trong một thời gian dài, cường độ ngày càng tăng; chảy máu âm đạo không rõ nguyên do; quan hệ tình dục bị đau; khí hư ra nhiều và có mùi hôi, màu sắc khác thường; tình trạng kinh nguyệt không đều, thay đổi số ngày hành kinh bất thường, lượng máu kinh ít hoặc nhiều.  

Đau âm ỉ vùng bụng dưới nên xem xét siêu âm ổ bụng để phát hiện tình trạng cơ thể.
Đau âm ỉ vùng bụng dưới nên xem xét siêu âm ổ bụng để phát hiện tình trạng cơ thể.

4. Quy trình thực hiện siêu âm ổ bụng

Khi tiến hành siêu âm ổ bụng, người đến xét nghiệm có thể mặc đồ do bệnh viện cung cấp hoặc chỉ cần kéo áo lộ bụng khi nằm trên giường khám. Người thực hiện có thể nằm thẳng hoặc hơi nghiêng theo yêu cầu của bác sĩ.  

Bác sĩ sẽ tiến hành thoa gel siêu âm lên bụng để loại bỏ không khí giữa đầu đo và lớp da, sau đó di chuyển đầu dò qua lại quanh vùng bụng cần kiểm tra.  

Lúc này, bác sĩ quan sát hình ảnh trên máy tính, lưu lại các hình ảnh đáng ngờ rồi cho người khám lau gel siêu âm trên da. Quá trình này thường không mất đến 30 phút và có thể sinh hoạt bình thường sau khi siêu âm. Nếu kết quả có điều gì đó bất thường, bác sĩ có thể yêu cầu làm thêm những xét nghiệm khác để loại trừ hoặc xác định chẩn đoán.

5. Các lưu ý khi siêu âm ổ bụng

Có một số lưu ý mà người thực hiện siêu âm ổ bụng cần phải nắm rõ trước khi siêu âm. Đầu tiên là không ăn trước khi siêu âm ổ bụng để đạt hiệu quả tốt nhất. Chính vì vậy nên lịch hẹn siêu âm thường diễn ra vào buổi sáng, khi người khám chưa ăn gì.  

Với trường hợp siêu âm túi mật phải nhịn ăn trên 6 tiếng và không uống đồ ngọt. Còn nếu kiểm tra các bộ phận như gan, tuyến tụy và lá lách, người bệnh nhịn ăn từ 8 đến 12 tiếng trước khi siêu âm, đồng thời không ăn thực phẩm có chất béo. 

Trước khi siêu âm ổ bụng nên uống nhiều nước để kiểm tra dễ hơn.
Trước khi siêu âm ổ bụng nên uống nhiều nước để kiểm tra dễ hơn.

Việc uống nhiều nước trước khi siêu âm ổ bụng khoảng một tiếng cũng được khuyến khích để kiểm tra dễ dàng hơn. Uống nhiều nước trước khi siêu âm ổ bụng khoảng một tiếng và nhịn tiểu giúp làm căng bàng quang, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra. Điều này đặc biệt hữu ích cho những người chưa quan hệ tình dục hoặc có nhiễm trùng tiết niệu vì giúp cải thiện chất lượng hình ảnh siêu âm.  

Ngược lại, nếu siêu âm đầu dò để kiểm tra phần phụ (tử cung, buồng trứng), cần đi tiểu sạch trước khi thực hiện để có kết quả chính xác hơn. Đồng thời, việc mặc quần áo rộng rãi giúp thuận tiện hơn trong quá trình siêu âm.

Tóm lại, về vấn đề siêu âm ổ bụng có phát hiện bệnh phụ khoa không, theo ý kiến chuyên gia, đây là một trong những phương pháp chẩn đoán hình ảnh giúp tìm ra các dấu hiệu của bệnh phụ khoa phổ biến nhất. Gần như mọi bệnh viện đều có hỗ trợ siêu âm, ít tốn kém, cực kỳ an toàn và không sử dụng tia bức xạ. Dựa vào hình ảnh X-Quang thu được, bác sĩ có thể đưa ra những chẩn đoán bệnh chính xác để xác định hướng điều trị thích hợp. 

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng. 

Chia sẻ