Sinh thiết lỏng là gì đang là từ khóa được nhiều người tìm kiếm. Vì đây là một phương pháp xét nghiệm hiện đại, được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực y học, đặc biệt trong việc chẩn đoán và theo dõi ung thư. Vậy sinh thiết lỏng là gì và khi nào chúng ta cần thực hiện phương pháp?
Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của các bác sỹ thuộc Trung tâm Công nghệ cao Vinmec.
1. Sinh thiết lỏng là gì?
Sinh thiết lỏng là một hình thức xét nghiệm tương đối mới, mang lại những ứng dụng đột phá tiềm năng trong việc chẩn đoán và phát hiện ung thư. Phương pháp này hoạt động bằng cách truy tìm các phân tử của khối u lưu hành trong máu hoặc dịch cơ thể của người bệnh (nếu có). Khi khối u phát triển, các mảnh khối u có thể vỡ ra và lưu thông trong máu.
Công nghệ sinh thiết lỏng giúp bác sĩ phát hiện các tế bào ung thư di động trong máu, gọi là CTC (tế bào ung thư lưu hành). Bên cạnh đó, ctDNA (DNA của tế bào khối u) cũng có thể được phát hiện trong máu. DNA này chứa mã di truyền và hướng dẫn kiểm soát hành vi của tế bào.

Sự hiện diện của CTC và ctDNA trong máu cung cấp bằng chứng cho thấy người bệnh có khối u ung thư, từ đó giúp bác sĩ lựa chọn phương pháp điều trị hiệu quả nhất, mang lại kết quả tối ưu cho bệnh nhân.
2. Sự khác nhau giữa sinh lỏng với sinh thiết tiêu chuẩn
Sau khi đã hiểu rõ sinh thiết lỏng là gì, chúng ta cần tìm hiểu về sự khác biệt giữa sinh thiết lỏng và sinh thiết tiêu chuẩn. Sinh thiết lỏng khác với phương pháp sinh thiết tiêu chuẩn ở chỗ không kiểm tra mô khối u một cách trực tiếp. Thay vào đó, sinh thiết lỏng được thực hiện để tìm kiếm các bằng chứng liên quan đến sự hiện diện của khối u trong cơ thể.
Trong phương pháp sinh thiết tiêu chuẩn, bác sĩ sẽ lấy mẫu mô trực tiếp từ khối u và đưa đi kiểm tra ở phòng thí nghiệm để xác định xem các tế bào có phải là ung thư hay không. Trong khi đó, sinh thiết lỏng chủ yếu nhằm phát hiện các dấu hiệu của khối u, chẳng hạn như DNA khối u và tế bào khối u có mặt trong máu hoặc các dịch cơ thể khác.

3. Khi nào cần thực hiện sinh thiết lỏng?
Sinh thiết lỏng được chỉ định cho những bệnh nhân ung thư, đặc biệt là ung thư di căn nhằm các mục đích sau:
- Tiên lượng bệnh: Bác sĩ có thể phát hiện tế bào khối u lưu thông (CTC) liên quan đến ung thư thông qua sinh thiết lỏng. Nếu số lượng CTC trong máu ít, tình trạng bệnh tốt hơn. Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm định kỳ để theo dõi và điều chỉnh phương pháp điều trị nếu cần.
- Đưa ra phương pháp điều trị phù hợp: Sinh thiết lỏng giúp bác sĩ chọn phương pháp điều trị ung thư phù hợp, như liệu pháp nhắm trúng đích, xạ trị hay hóa trị.

Người bệnh có thể được chỉ định sinh thiết lỏng khi không thể thực hiện sinh thiết truyền thống, vì phương pháp này ít xâm lấn hơn và phù hợp với những bệnh nhân có sức khỏe yếu.
4. Những hình thức xét nghiệm sinh thiết lỏng
Các hình thức xét nghiệm sinh thiết lỏng là gì? Những hình thức xét nghiệm này được FDA (Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) chấp thuận đã được nghiên cứu kỹ lưỡng để đảm bảo độ chính xác và an toàn, gồm:
- Xét nghiệm tế bào khối u tuần hoàn (CTC) Cell Search® phát hiện CTC: Giúp bác sĩ tiên lượng tình trạng bệnh cho người mắc ung thư vú, tuyến tiền liệt hay ruột kết di căn, đồng thời theo dõi sự tiến triển của bệnh.
- Cobas® EGFR Mutation Test v2 phát hiện ctDNA: Xét nghiệm này phát hiện đột biến gen EGFR thường gặp ở ung thư phổi không tế bào nhỏ (NSCLC), giúp bác sĩ chọn phương pháp điều trị tối ưu.
- Guardant360® CDx phát hiện ctDNA: Phương pháp này giúp phát hiện các lỗi di truyền phổ biến, từ đó bác sĩ chọn phương pháp điều trị tối ưu.
- FoundationOne® Liquid CDx phát hiện ctDNA: Xét nghiệm này giúp bác sĩ phát hiện đột biến trong các loại ung thư, từ đó chọn phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

5. Sinh thiết lỏng có cho kết quả chính xác không?
Các phương pháp sinh thiết lỏng đã được FDA chấp thuận và mang lại hiệu quả như đã công bố trong việc hỗ trợ chẩn đoán và theo dõi ung thư. Trong đó, xét nghiệm CTC (tế bào ung thư lưu hành) giúp bác sĩ dự đoán tiên lượng và theo dõi tình trạng sức khỏe của bệnh nhân một cách chính xác hơn.
Bên cạnh đó, các xét nghiệm ctDNA (DNA tế bào ung thư trong máu) có thể hỗ trợ bác sĩ xác định những lỗi di truyền trong DNA của tế bào ung thư, từ đó lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.
Tuy nhiên, khi chẩn đoán ung thư, kết quả sinh thiết lỏng không phải lúc nào cũng chính xác hoàn toàn. Vì vậy, sinh thiết tiêu chuẩn vẫn là bước cần thiết để xác nhận chẩn đoán ung thư.
Việc tìm hiểu rõ sinh thiết lỏng là gì là điều rất trọng. Vì đây là một phương pháp giúp phát hiện các dấu hiệu của ung thư thông qua việc phân tích các yếu tố như DNA khối u và tế bào khối u trong máu hoặc các dịch cơ thể khác. Việc sử dụng sinh thiết lỏng cần phải được bác sĩ chỉ định dựa trên tình trạng cụ thể của bệnh nhân, giúp tối ưu hóa hiệu quả trong việc chẩn đoán và điều trị.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.