Tắc 1 bên vòi trứng có thai được không? Những điều cần biết

Mục lục

Tắc 1 bên vòi trứng có thai được không là câu hỏi quan trọng đối với nhiều phụ nữ mắc phải đang cố gắng thụ thai. Tình trạng tắc một bên vòi trứng có thể gây lo lắng nhưng vẫn có khả năng mang thai tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như chức năng của bên vòi trứng còn lại và sức khỏe sinh sản tổng thể.  

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của các bác sĩ thuộc Trung tâm Sức khoẻ phụ nữ và Hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

1. Tắc 1 bên vòi trứng có thai được không?

Nếu chỉ có một bên vòi trứng bị tắc, khả năng mang thai vẫn hoàn toàn khả thi miễn là vòi trứng còn lại khỏe mạnh và chu kỳ kinh nguyệt vẫn diễn ra bình thường. Lúc này, trứng vẫn có thể được thụ tinh bởi tinh trùng, từ đó quá trình mang thai vẫn có thể diễn ra như bình thường. 

Tắc 1 bên vòi trứng có thai được không là một câu hỏi thường gặp của nhiều phụ nữ khi họ phải đối mặt với căn bệnh này.
Tắc 1 bên vòi trứng có thai được không là một câu hỏi thường gặp của nhiều phụ nữ khi họ phải đối mặt với căn bệnh này.

Bên cạnh đó, nếu chỉ có một số vết dính nhỏ ở vòi trứng, khả năng mang thai của người phụ nữ vẫn được đánh giá là có khả quan tốt.

Tuy nhiên, khi vết dính giữa buồng trứng và vòi trứng nhiều, điều này sẽ làm giảm đáng kể cơ hội thụ thai. Đặc biệt, trong trường hợp vòi trứng bị đầy dịch và thành vòi trở nên mỏng, khả năng thành công của việc mang thai rất thấp.  

Khi các điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho việc thụ thai, bác sĩ có thể đề xuất các phương pháp hỗ trợ sinh sản tiên tiến như công nghệ sinh sản hỗ trợ (ART) để giúp bệnh nhân có cơ hội làm mẹ.

2. Điều trị tắc vòi trứng không phẫu thuật cùng các rủi ro đi kèm

Sau khi đã hiểu rõ hơn tắc 1 bên vòi trứng có thai được không, bệnh nhân cũng cần hiểu rõ về các phương pháp điều trị cũng như các rủi ro đi kèm. Phương pháp điều trị tắc vòi trứng được chỉ định sẽ phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của từng trường hợp bệnh nhân.

Trong số các phương pháp không cần phẫu thuật, tái thông vòi trứng là một kỹ thuật được áp dụng phổ biến. Tuy nhiên, phương pháp này tiềm ẩn một số rủi ro cần lưu ý, bao gồm nguy cơ cao xảy ra thai ngoài tử cung - khi trứng được làm tổ ngoài lớp niêm mạc tử cung.

Ngoài ra, rủi ro khác bao gồm việc tắc vòi trứng có thể tái phát sau điều trị và nguy cơ nhiễm trùng vòi trứng cũng tăng lên. Các bệnh nhân cần thảo luận kỹ lưỡng với bác sĩ về các lựa chọn và cân nhắc kỹ các rủi ro trước khi quyết định điều trị.

3. Điều trị tắc vòi trứng bằng phẫu thuật cùng các rủi ro đi kèm

Trong một số tình huống, các bác sĩ có thể tư vấn bệnh nhân thực hiện phẫu thuật để khắc phục tình trạng tắc vòi trứng nhằm tăng cơ hội mang thai. Các phương pháp phẫu thuật bao gồm mở lại vòi trứng, tạo lỗ thông mới hoặc loại bỏ mô sẹo để phục hồi chức năng của vòi trứng. Các lựa chọn phẫu thuật chính gồm phẫu thuật đảo ngược thắt ống dẫn trứng, phẫu thuật cắt bỏ vòi trứng (salpingectomy), phẫu thuật mở vòi trứng (salpingostomy) và phẫu thuật sửa chữa đầu vòi trứng (fimbrioplasty). 

Trong một số tình huống, các bác sĩ có thể khuyên bệnh nhân nên thực hiện phẫu thuật để điều trị tắc vòi trứng.
Trong một số tình huống, các bác sĩ có thể khuyên bệnh nhân nên thực hiện phẫu thuật để điều trị tắc vòi trứng.

Tuy nhiên, các biến chứng sau phẫu thuật có thể gặp phải bao gồm nhiễm trùng, dính mô, chảy máu, tổn thương các cơ quan lân cận và nguy cơ mang thai ngoài tử cung. Phẫu thuật không đảm bảo việc mang thai thành công do kết quả còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Do đó, bệnh nhân cần thảo luận kỹ lưỡng với bác sĩ để hiểu rõ lợi ích và rủi ro trước khi quyết định tiến hành các thủ thuật này.

4. Khả năng mang thai sau khi phẫu thuật tắc vòi trứng  

Phẫu thuật khắc phục tình trạng tắc vòi trứng là một bước quan trọng nhằm khôi phục khả năng sinh sản cho phụ nữ. Tuy nhiên, cơ hội thành công của việc mang thai sau phẫu thuật phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Đầu tiên, vị trí và mức độ tổn thương của vòi trứng là hai nhân tố chính ảnh hưởng đến khả năng thụ thai. Ngoài ra, tuổi của người phụ nữ, mức độ tổn thương còn lại trên vòi trứng và sức khỏe của tinh trùng cũng là những yếu tố quan trọng. 

Cơ hội mang thai sau phẫu thuật điều trị tắc vòi trứng phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Cơ hội mang thai sau phẫu thuật điều trị tắc vòi trứng phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Trong trường hợp người phụ nữ không thể thụ thai tự nhiên sau phẫu thuật, các lựa chọn hỗ trợ sinh sản khác như thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) có thể được xem xét. Phương pháp này giúp chị em giải quyết vấn đề về vòi trứng khi thụ tinh trực tiếp giữa tinh trùng và trứng trong môi trường phòng thí nghiệm, sau đó cấy phôi vào tử cung, từ đó tăng cơ hội mang thai cho người phụ nữ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng. 

Chia sẻ