Naprosyn – thuộc danh mục nhóm thuốc chống viêm không steroid dùng theo đơn. Tuân thủ chỉ định, liều dùng thuốc Naprosyn sẽ giúp người bệnh nâng cao hiệu quả điều trị và tránh được những tác dụng phụ không mong muốn.
1. Naprosyn là thuốc gì?
Naprosyn – thuốc kê đơn thuộc nhóm NSAID. Thành phần chính có trong Naprosyn là hoạt chất Naproxen hàm lượng 500 mg. Cùng các tá dược gồm:
- Natri croscarmellose,;
- Oxit sắt;
- Povidone;
- Magnesi stearat.
Thuốc Naprosyn bào chế dạng viên nén có màu vàng.
2. Công dụng Naprosyn
Thuốc Naprosyn có chứa thành phần chính là hoạt chất Naproxen hàm lượng 500mg. Đây là một dẫn xuất axit propionic liên quan đến nhóm axit arylacetic của thuốc chống viêm không steroid.
Naproxen – thành phần chính có trong thuốc Naprosyn là một chất kết tinh không mùi, màu trắng đến trắng nhạt. Nó hòa tan trong lipid , thực tế không hòa tan trong nước ở độ pH thấp và hòa tan tự do trong nước ở độ pH cao.
Naproxen – hoạt chất có trong Naprosyn có công dụng giảm đau. Cơ chế hoạt động bằng cách giảm kích thích tố gây viêm và đau trong cơ thể.
3. Chỉ định Naprosyn
Thuốc Naprosyn được chỉ định giảm đau, kháng viêm cho các đối tượng:
- Viêm khớp dạng thấp;
- Thoái hóa khớp;
- Viêm cột sống dính khớp;
- Viêm đa khớp tự phát ở trẻ vị thành niên;
- Viêm gân;
- Viêm bao hoạt dịch;
- Cơn gút cấp;
Ngoài ra, thuốc Naprosyn cũng được chỉ định cho các đối tượng bị đau do chuột rút trong thời gian có kinh nguyệt.
4. Cách dùng – Liều dùng Naprosyn
Thuốc Naprosyn dùng an toàn khi đúng cách, đúng liều.
4.1 Cách dùng Naprosyn
Cân nhắc cẩn thận những lợi ích và rủi ro tiềm ẩn của Naprosyn và các lựa chọn điều trị khác trước khi quyết định dùng thuốc. Sử dụng thuốc Naprosyn với liều thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất phù hợp với mục tiêu điều trị của từng bệnh nhân.
Sau khi quan sát phản ứng với liệu pháp ban đầu với Naprosyn, cần điều chỉnh liều lượng và tần suất cho phù hợp với nhu cầu của từng bệnh nhân. Để đảm bảo hiệu quả khi dùng Naprosyn, bạn cần uống trực tiếp cả viên, không được bẻ, nghiền hoặc nhai viên trong khi uống.
4.2 Liều dùng Naprosyn
Liều dùng Naprosyn tùy thuộc vào từng tình trạng cụ thể.
Viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp và viêm cột sống dính khớp:
- Liều lượng khuyến cáo của Naprosyn là 250 mg (1/2 viên) 500mg x 2 lần/ ngày. Nếu thời gian dùng Naprosyn thì liều dùng có thể điều chỉnh tuỳ thuộc đáp ứng lâm sàng của người bệnh.Liều hằng ngày thuốc Naprosyn cần thấp hơn để có thể dùng lâu dài.
- Liều dùng Naprosyn vào buổi sáng/ tối không cần thiết phải bằng nhau. Ở những đối tượng có sự dung nạp tốt với liều Naprosyn thấp hơn, có thể điều chỉnh tăng liều đến 1500mg/ngày trong khoảng 6 tháng khi cần mức độ hoạt động chống viêm/giảm đau cao hơn.
Viêm đa khớp tự phát ở trẻ vị thành niên:
- Naproxen dạng viên nén được dùng được uống có thể được chỉ định cho các đối tượng bị viêm đa khớp tự phát ở trẻ vị thành niên. Thuốc Naprosyn dạng dung dịch có thể phù hợp với liều lượng dựa vào kg trọng lượng cơ thể cũng như sự linh hoạt về liều lượng khi dùng Naprosyn hơn là viên nén.
- Liều dùng Naprosyn cho nhóm đối tượng này là 5 mg/ kg/ ngày, tổng liều hằng ngày khoảng 10mg/kg x 2 lần. Liều lượng của thuốc Naprosyn dạng viên nén không thích hợp cho trẻ có cân nặng dưới 50 kg.
Kiểm soát cơn đau, đau bụng kinh nguyên phát, viêm gân cấp tính và viêm bao hoạt dịch:
- Liều khởi đầu khuyến cáo của thuốc Naprosyn là 500mg, sau đó có thể điều chỉnh giảm liều là 250 mg (1/2 viên Naprosyn 500 mg) cứ sau 6-8h theo yêu cầu. Tổng liều hàng ngày thuốc Naprosyn không được vượt quá 1250mg.
Bệnh gút cấp tính:
- Liều khởi đầu của Naprosyn trong điều trị bệnh gút cấp khuyến cáo là 750mg (1,5 viên Naprosyn 500mg). Sau đó có thể điều chỉnh giảm liều Naprosyn còn 250mg (1/2 viên) cứ sau 8h cho đến khi cơn đau giảm bớt.
5. Chống chỉ định Naprosyn
Không dùng Naprosyn cho các đối tượng gồm:
- Quá mẫn/ dị ứng với các thành phần có trong Naprosyn;
- Tiền sử hen suyễn;
- Nổi mề đay;
- Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành (CABG);
Thuốc Naprosyn không dùng cho nhóm đối tượng chống chỉ định.
6. Tác dụng phụ Naprosyn
Naprosyn có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng bao gồm:
- Khó thở;
- Tăng cân;
- Phát ban;
- Mụn nước;
- Ho ra máu;
- Buồn nôn;
- Đau bụng;
- Đi tiểu khó/ đau/không đi tiểu;
- Thiếu máu;
- Bàn tay/ chân lạnh;
- Choáng váng;
- ...
Đến các cơ sở y tế ngay lập tức, nếu bạn dùng Naprosyn mà có bất kỳ triệu chứng nào được liệt kê ở trên.
Các tác dụng phụ phổ biến nhất của Naprosyn bao gồm:
- Đau đầu;
- Khó tiêu;
- Ợ chua;
- Hắt hơi;
- Sổ mũi;
- ...
Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ tác dụng phụ khi dùng Naprosyn để được xử trí kịp thời.
7. Tương tác khi dùng Naprosyn
Tương tác thuốc Naprosyn khá phức tạp, một số thuốc có thể thay đổi cách thức hoạt động của Naprosyn hoặc tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ nghiêm trọng. Một số tương tác khi dùng Naprosyn gồm:
- Aliskiren;
- Captopril;
- Lisinopril;
- Thuốc ức chế thụ thể angiotensin II (như losartan, valsartan);
- Cidofovir;
- Corticosteroid (như prednisone);
- Lithium;
- Furosemide;
- Clopidogrel;
- Dabigatran;
- Enoxaparin;
- Warfarin;
- Celecoxib;
- Ibuprofen;
- ...
Thông báo cho bác sĩ mọi thuốc bạn đang dùng khi có chỉ định Naprosyn để đảm bảo an toàn.
8. Cảnh báo và thận trọng Naprosyn
Nhà sản xuất cũng đưa ra một số cảnh báo và thận trọng khi dùng Naprosyn gồm:
- Không dùng chung Naprosyn nếu dị ứng aspirin hoặc NSAID khác;
- Naprosyn có thể làm tăng nguy cơ xảy ra các cơn đau tim, đột quỵ. Đặc biệt nếu bạn bị bệnh tim mà sử dụng lâu dài thì nguy cơ này càng tăng cao;
- Không dùng Naprosyn cho các đối tượng trước/ sau phẫu thuật ghép bắc cầu động mạch vành, hoặc CABG;
- Nếu có các tác dụng phụ khi uống Naprosyn gồm khó thở, nó lắp, nhìn mờ, khó giữ thăng bằng... cần đến cơ sở y tế ngay lập tức;
- Naprosyn có thể gây xuất huyết dạ dày
Bạn cần thông báo cho bác sĩ các bệnh nền sau đây nếu được chỉ định dùng:
- Bệnh tim;
- Cao huyết áp;
- Tiểu đường;
- Hút thuốc lá;
- Tiền sử đau tim, đột quỵ, loét/ chảy máu dạ dày;
- Hen suyễn;
- Gan/ thận;
- Phù nề;
- ...
Những cảnh báo và thận trọng này giúp bạn dùng thuốc Naprosyn an toàn.
9. Phụ nữ có thai, cho con bú, lái xe và vận hành máy móc dùng Naprosyn
- Phụ nữ mang thai không dùng Naprosyn;
- Thuốc Naprosyn không dùng khi cho con bú;
- Lái xe và vận hành máy móc có thể dùng thuốc Naprosy;
10. Bảo quản Naprosyn
- Thuốc Naprosyn bảo quản trong nhiệt độ phòng.
Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Naprosyn, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng.
Nguồn tham khảo: webmd.com, drugs.com