Thông tin về thuốc Empaveli

Mục lục

Thuốc Empaveli được bào chế dưới dạng tiêm dưới da, có thành phần hoạt chất chính là Pegcetacoplan. Thuốc được sử dụng trong điều trị tình trạng tiểu huyết sắc tố kịch phát về đêm.

1. Empaveli là thuốc gì?

Thuốc Empaveli có chứa hoạt chất chính là Pegcetacoplan.

Chỉ định sử dụng thuốc Empaveli:

Chống chỉ định sử dụng thuốc Empaveli:

  • Người bị dị ứng với Pegcetacoplan hoặc thành phần khác của thuốc;
  • Bệnh nhân chưa được tiêm ngừa Streptococcus pneumoniae, Neisseria meningitidis và Haemophilus influenzae typ B trừ khi bác sĩ quyết định người bệnh cần điều trị khẩn cấp bằng Empaveli;
  • Người bị nhiễm Streptococcus pneumoniae, Neisseria meningitidis và Haemophilus influenzae typ B nghiêm trọng.

2. Cách dùng và liều dùng thuốc Empaveli

Cách dùng: Dùng dưới dạng tiêm truyền dưới da ở bụng, mặt sau của bắp tay, hông hoặc đùi.

Liều dùng:

  • Tiêm truyền 2 lần/tuần;
  • Nếu có sự gia tăng enzyme LDH, người bệnh có thể dùng Empaveli 3 lần/tuần;
  • Nếu thay đổi phương pháp điều trị từ eculizumab sang Empaveli, người bệnh nên tiếp tục sử dụng eculizumab trong 4 tuần sau liều Empaveli đầu tiên. Sau 4 tuần, người bệnh nên ngừng dùng thuốc Eculizumab;
  • Nếu thay đổi phương pháp điều trị từ ravulizumab sang Empaveli, người bệnh nên dùng liều Empaveli khởi đầu không quá 4 tuần sau liều ravulizumab cuối cùng;
  • Nếu bị tiểu huyết sắc tố kịch phát về đêm và ngừng dùng Empaveli, bác sĩ sẽ theo dõi sức khỏe người bệnh chặt chẽ trong ít nhất 8 tuần sau khi ngừng thuốc Empaveli. Việc ngưng dùng thuốc có thể gây phá vỡ các tế bào hồng cầu với triệu chứng: Giảm mức độ huyết sắc tố trong máu, có máu trong nước tiểu, khó thở, khó nuốt, mệt mỏi, đau bụng, xuất hiện các cục máu đông, rối loạn cương dương.

Quá liều: Khi nghi ngờ hoặc đã dùng thuốc Empaveli quá liều, bệnh nhân nên gọi cho bác sĩ hoặc nhập viện cấp cứu ngay.

Quên liều: Nếu bỏ lỡ 1 liều thuốc Empaveli, người bệnh nên uống càng sớm càng tốt ngay khi nhớ ra.

3. Tác dụng phụ của thuốc Empaveli

Khi sử dụng thuốc Empaveli, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như:

  • Thường gặp, không quá nghiêm trọng: Phản ứng tại vị trí tiêm, tiêu chảy, nhiễm trùng vị trí tiêm, đau dạ dày, nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm virus, mệt mỏi;
  • Ít gặp, nghiêm trọng: Phản ứng dị ứng có thể xảy ra trong quá trình truyền thuốc Empaveli. Nên ngừng truyền thuốc và báo cho bác sĩ nếu có các triệu chứng như tức ngực, khó thở, sưng mặt/lưỡi/cổ họng, cảm thấy mệt mỏi hoặc bất tỉnh.

Khi gặp bất kỳ tác dụng phụ nào của thuốc Empaveli, bệnh nhân nên thông báo ngay cho bác sĩ. Từ đó, bác sĩ sẽ cho người bệnh lời khuyên phù hợp nhất.

4. Thận trọng khi sử dụng thuốc Empaveli

Một số lưu ý người bệnh cần nhớ trước và trong khi dùng thuốc Empaveli:

  • Empaveli là loại thuốc có thể ảnh hưởng tới hệ thống miễn dịch của cơ thể. Thuốc Empaveli có thể làm giảm khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể;
  • Empaveli có thể làm tăng nguy cơ viêm màng não mô cầu nghiêm trọng. Tình trạng này có thể nhanh chóng tiến triển nhanh, gây đe dọa tới tính mạng hoặc thậm chí gây tử vong nếu không được nhận biết, điều trị sớm;
  • Empaveli có thể làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng nghiêm trọng. Những người dùng thuốc này có thể bị nhiễm trùng do Streptococcus pneumoniae, Neisseria meningitidis và Haemophilus influenzae typ B. Các tình trạng này có thể nhanh chóng tiến triển nhanh, gây đe dọa tới tính mạng hoặc thậm chí gây tử vong nếu không được nhận biết, điều trị sớm. Bệnh nhân nên tiêm vắc-xin chống lại những vi khuẩn này tối thiểu 2 tuần trước liều đầu tiên (nếu chưa tiêm các loại vắc-xin này). Nếu chưa tiêm vắc-xin và phải bắt đầu điều trị bằng Empaveli ngay lập tức thì người bệnh nên tiêm kháng sinh trong 2 tuần sau khi tiêm vắc-xin. Nếu trước đây đã tiêm vắc-xin chống lại những vi khuẩn này, người bệnh có thể cần tiêm vắc-xin bổ sung trước. Bác sĩ sẽ quyết định xem bệnh nhân có cần tiêm bổ sung không;
  • Vắc-xin làm giảm nguy cơ mắc những loại nhiễm trùng nghiêm trọng nhưng không ngăn ngừa được mọi bệnh nhiễm trùng. Bệnh nhân nên liên hệ với bác sĩ nếu có các triệu chứng nhiễm trùng như: Sốt, ớn lạnh, phát ban, khó thở, đau đớn, khó chịu, buồn nôn, đau đầu, nôn ói, nhịp tim cao, sốt, cứng cổ, cứng lưng, hoang mang, đau cơ với các triệu chứng giống cúm, mắt nhạy cảm với ánh sáng, da ẩm;
  • Trước khi dùng thuốc Empaveli, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về các tình trạng sức khỏe của mình như:
    • Nhiễm trùng hoặc sốt;
    • Đang mang thai hoặc dự định có thai. Thuốc Empaveli có thể gây hại cho thai nhi. Phụ nữ nên thử thai trước khi bắt đầu điều trị. Phụ nữ mang thai nên sử dụng 1 phương pháp ngừa thai hiệu quả trong quá trình điều trị và trong vòng 40 ngày sau liều trị liệu cuối cùng;
    • Hiện chưa rõ thuốc Empaveli có đi vào sữa mẹ hay không. Người bệnh không nên cho con bú trong khi điều trị và trong vòng 40 ngày sau liều cuối cùng.

Về nguy cơ tương tác thuốc, người bệnh nên báo cho bác sĩ về các loại thuốc mình đang dùng, bao gồm thuốc kê đơn/không kê đơn, vitamin, thảo dược,... Empaveli và các thuốc khác có thể ảnh hưởng lẫn nhau và gây ra tác dụng phụ.

Khi được chỉ định sử dụng thuốc Empaveli, người bệnh cần phối hợp với mọi hướng dẫn của bác sĩ. Điều đó đảm bảo hiệu quả điều trị cao nhất và hạn chế được những tác dụng phụ khó lường.

Chia sẻ