Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nguyễn Thái Ngọc Châu - Bác sĩ Nhi sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.
Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C trong các bữa ăn hàng ngày sẽ giúp nâng cao sức đề kháng và phát triển toàn diện của trẻ nhỏ, vitamin C không chỉ có vai trò hỗ trợ hệ thống miễn dịch mà còn là chất chống oxy hóa vô cùng cần thiết. Bởi vậy vitamin C rất cần thiết cho sức khỏe trẻ nhỏ.
1. Vitamin C là gì?
Vitamin C còn được gọi là acid ascorbic, là một loại vitamin hòa tan được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm phổ biến như trái cây họ cam quýt, quả mọng, táo, khoai tây và ớt chuông,... Một số được tinh chế thành dạng thực phẩm chức năng. vitamin C thúc đẩy khả năng miễn dịch, hình thành và duy trì các mô liên kết cũng như thúc đẩy collagen, chống oxy hoá.
Ngoài việc bổ sung vitamin C qua các loại thực phẩm thì trẻ cũng có thể được bổ sung vitamin C bằng đường uống hoặc đường tiêm sẽ giúp ngăn ngừa và điều trị thiếu vitamin C, bao gồm cả bệnh scorbut (một bệnh điển hình do thiếu vitamin C trầm trọng).
2. Vitamin C quan trọng như thế nào?
Vitamin C từ lâu đã được coi là loại vitamin có lợi cho sức khỏe, giúp cho cơ thể trẻ hình thành mạch máu, collagen, sụn và cơ. Điều này duy trì nhiều mô của cơ thể, bao gồm cả da trẻ. Bên cạnh đó vitamin C cũng hỗ trợ sửa chữa mô liên kết, các tế bào hồng cầu, sụn, cơ và giúp vết cắt và vết thương mau lành, tăng cường hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa nhiễm trùng. Tiến sĩ Radhakrishnan đã nói: “ Bởi vì vitamin C là một chất chống oxy hóa và rất quan trọng để duy trì sức khỏe tổng thể, nó thực sự có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của trẻ nếu chúng bị cảm lạnh, ốm”. Chất chống oxy hóa này giúp cơ thể trẻ giảm thiệt hại cho các tế bào từ các gốc tự do trong cơ thể.
Vitamin C cũng tập trung nhiều trong các tế bào miễn dịch, đó chính là lý do cần bổ sung cho trẻ để hệ miễn dịch của trẻ mạnh nhất có thể. Bên cạnh đó còn giúp nướu của trẻ khỏe mạnh và củng cố mạch máu của trẻ, giảm thiểu bầm tím khi trẻ bị ngã và trầy xước. Nhiều nghiên cứu đã đưa ra kết quả cho thấy vitamin C có thể giúp bảo vệ cơ thể trẻ chống lại bệnh ung thư vì bản chất vitamin C có thể chống lại các gốc tự do hay trung hòa hoạt động của chất bảo quản có trong một số sản phẩm đóng gói và làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư.
Hiện tại chưa có nghiên cứu nào chỉ ra vitamin C có thể ngăn ngừa cảm lạnh ở trẻ em nhưng có một điều chắc chắn là nó giúp giảm thời gian kéo dài bệnh và giúp trẻ có đề kháng tốt hơn. Vậy nên các bà mẹ có thể cho trẻ uống nước cam hay hoa quả có hàm lượng vitamin C cao để trẻ tăng cường khả năng miễn dịch nhưng điều đó không ngăn ngừa bệnh được hoàn toàn.
Ngoài ra, vitamin C còn giúp cơ thể hấp thụ sắt từ các nguồn thực phẩm, giúp cho trẻ có thể ngăn ngừa bệnh còi xương.
3. Trẻ cần bao nhiêu Vitamin C?
Cơ thể của trẻ đang phát triển nên không thể tự sản xuất vitamin C được. Các bậc phụ huynh nên bổ sung đầy đủ cho trẻ từ các loại trái cây và rau quả nhiều màu sắc hoặc qua thực phẩm chức năng bằng đường uống, tiêm. Ở mỗi lứa tuổi khác nhau thì trẻ cần được bổ sung lượng vitamin C khác nhau. Đối với trẻ từ 1 đến 3 tuổi cần 15 milligram (mg) mỗi ngày và từ 4 đến 8 tuổi sẽ tăng lên tới 25mg mỗi ngày. Lượng vitamin C này có sẵn trong rất nhiều loại thực phẩm nên việc thiếu hụt ít khi xảy ra. Một số trẻ em kém ăn hoặc không ăn nhiều trái cây, rau củ quả hàng ngày có thể không được nhận đủ lượng vitamin C thì các bậc phụ huynh có thể bổ sung cho trẻ dưới dạng viên uống bổ sung. Tuy nhiên các bậc phụ huynh nên tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa để được tư vấn loại vitamin C và lượng vitamin C cần bổ sung phù hợp với cơ thể của trẻ.
Ngoài ra, đối với các trẻ có tiếp xúc thụ động với khói thuốc từ môi trường xung quanh như trong gia đình có người thân sử dụng thuốc thì cần được bổ sung lượng vitamin C nhiều hơn ở những trẻ khác. Hàm lượng vitamin C này sau khi được hấp thu vào trong cơ thể trẻ sẽ giúp cơ thể sửa chữa các tổn thương tế bào do thuốc lá gây ra. Các bà mẹ cũng không cần quá lo lắng, suy nghĩ làm thế nào để cho trẻ có đủ hàm lượng vitamin C mỗi ngày vì sự thật rằng vitamin C không cần thiết phải bổ sung mỗi ngày, các bà mẹ có thể đặt mục tiêu cho lượng vitamin C trong một vài ngày hoặc một tuần.
Các nguồn vitamin C có trong trái cây, rau quả có màu sắc tươi sáng, vitamin C có trong các loại quả khác nhau, kích thước khác nhau sẽ có hàm lượng khác nhau như sau:1/4 cốc ổi: 82,5 mg; 1/2 cốc nước cam: 50 mg;1/4 chén ớt chuông đỏ: 47,5 mg ;1/4 cốc đu đủ: 47,5 mg; 1/4 cốc kiwi: 41 mg ; 1/2 quả cam vừa: 30 mg;1/4 chén bông cải xanh: 30mg; ba quả dâu tây vừa: 21mg; 1/4 cốc bưởi hồng: 23 mg; 1/4 chén dưa đỏ: 17 mg;1/4 cốc xoài: 11mg; 1/4 cốc cà chua sống: 5 mg ; 1/4 chén rau bina: 4,5 mg; 1/4 chén khoai tây, nấu chín không vỏ: 3mg; 1/4 chén chuối: 2mg,...
Trẻ em có thể ăn nhiều hơn hoặc ít hơn lượng Vitamin C ở mỗi loại thực phẩm, tùy theo độ tuổi và sự yêu thích, thèm ăn của trẻ. Nếu các bà mẹ nhận thấy trẻ có sở thích ăn uống loại thực phẩm nào thì cũng có thể lưu ý và tăng loại thực phẩm đó lên trong các khẩu phần ăn của trẻ để có thể đáp ứng hàm lượng vitamin C cần thiết cho trẻ.
4. Làm thế nào để biết trẻ bị thiếu Vitamin C?
Tại một số nơi như Hoa Kỳ thì tình trạng thiếu hụt vitamin C là khá hiểm gặp, Tiến sĩ Radhakrishnan cho biết: “Tình trạng thiếu hụt vitamin C rất hiếm khi xảy ra ở trẻ em và người lớn ở các nước phát triển, trừ khi họ bị kém hấp thu ở ruột hoặc thói quen ăn uống kém tránh các nguồn cung cấp vitamin C”. Để có thể chẩn đoán trẻ có thực sự bị thiếu vitamin C hay không, trẻ cần được xét nghiệm máu đặc biệt.
Ngoài ra có những biểu hiện bên ngoài có trẻ chứng tỏ trẻ bị thiếu vitamin C như trẻ hay bị viêm lợi, trẻ chậm mọc răng, hay bị chảy máu chân răng. Trẻ hay bị xuất hiện các vết bầm tím trên da, trẻ hay ốm, đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp và bệnh ngoài da như nổi mụn, ngứa,...
5. Làm thế nào khi trẻ nhận được quá nhiều Vitamin C?
Vitamin C hòa tan trong nước, vì vậy mọi chất dư thừa sẽ được thải ra khỏi cơ thể qua nước tiểu của trẻ. Tuy nhiên quá nhiều vitamin C cũng có những tác dụng phụ riêng và có thể khiến trẻ cảm thấy khó chịu dưới thời tiết. Mặc dù các triệu chứng này khá nhẹ, đôi khi chỉ tồn tại trong thời gian ngắn như bệnh tiêu chảy, đau quặn bụng, buồn nôn, đầy hơi.
Tuy nhiên, megadoses vẫn có thể gây buồn nôn, tiêu chảy, sỏi thận và viêm dạ dày (viêm niêm mạc dạ dày). Khi trẻ từ 1 đến 3 tuổi không nhân tiếp nhận 400mg Vitamin C mỗi ngày, còn đối với trẻ từ 4 đến 8 tuổi không nên dùng nhiều hơn 650mg mỗi ngày. Đó là số lượng tối đa được coi là an toàn bởi Ban Thực phẩm và Dinh dưỡng của Viện Y học, vì vậy,các bà mẹ nên chú ý khi cho trẻ sử dụng các chất bổ sung dưới dạng nhai dành cho người lớn, vì mỗi viên có thể chứa tới 500mg, quá mức cho phép ở trẻ
Vitamin C là chất dinh dưỡng cần thiết với trẻ em nói riêng và với tất cả mọi người nói chung. Đối với trẻ em, vitamin C giúp cho cơ thể trẻ hình thành mạch máu, collagen, sụn và cơ. Duy trì sự tồn tại của các mô trong cơ thể trẻ. Bên cạnh đó Vitamin C cũng hỗ trợ sửa chữa mô liên kết, các tế bào hồng cầu, sụn, cơ và giúp vết cắt và vết thương mau lành, tăng cường hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa nhiễm trùng. Chính vì thế ngoài việc bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ, các bậc cha mẹ cũng cần đặc biệt lưu ý tăng cường cho trẻ ăn các thực phẩm giàu vitamin C.
Trẻ trong giai đoạn từ 6 tháng đến 3 tuổi rất dễ gặp phải các vấn đề về hệ hô hấp, các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp, bệnh lý về da và nhiễm trùng đường tiêu hóa...Vì thế ngoài chế độ ăn uống, trẻ cần được bổ sung: lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất, hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.
Nguồn tham khảo: babycenter.com, health.clevelandclinic.org, parenting.firstcry.com