Công dụng cây chạc chìu

Dây của cây chặc chìu có thể chữa chứng tê thấp, đau bụng, phù thũng, ứ huyết, sưng to gan lách, bạch đới... Cách chế biến phổ biến là lấy cây hoặc rễ phối hợp với các vị thuốc khác, sắc làm nước uống.

1. Giới thiệu về cây chặc chìu

Cây chạc chìu (Tetracera scandens) còn có các tên gọi khác là: Dây chiều, dây tứ giác, tích diệp đằng, dạt lồng nhây, chong co... Đây là loài dây trườn (leo), dài từ 3-5m hoặc hơn, thân màu nâu với cành mềm dài, có lông nhám. Lá cây chặc chìu mọc so le, nháp hình bầu dục, mép khía răng, phiến lá hẹp về phía cuống. Mùa hoa chạc chìu nở thường vào tháng 6.

Cây chặc chìu xuất hiện nhiều ở các rừng thứ sinh, các đồi ven rừng, ven suối hoặc đồi cây bụi khắp Việt Nam. Phần rễ và thân dây có thể dùng làm thuốc. Cây có chứa Isorhamnetin, Azaleatin, Rhamnetin, Rhamnocitrin, vị chua chát, tình bình có tác dụng hoạt huyết tán ứ.

2. Cây u chạc chìu có tác dụng gì?

Mặt dưới của lá cây chạc chìu hơi nháp nên người ta còn dùng để đánh bóng những đồ vật như: gỗ, thiếc, sắt...; trong khi đó thân dây leo thì dùng làm chạc vì độ dẻo dai. Ngoài ra, loại cây này cũng được dùng làm thuốc bằng cách cắt về, thái mỏng, phơi khô hoặc sao vàng rồi sắc làm nước uống.

Tác dụng của cây chạc chìu đã được nhắc đến trong Đông Y với các đặc tính nổi bật sau:

  • Chữa phong tê thấp, phù thũng, đau bụng, ứ huyết, sưng to gan lách, bạch đới... với liều dùng từ 10-30g dây hoặc 8-16g rễ sắc làm nước uống (thường kết hợp với các vị thuốc khác);
  • Ở Trung Quốc, dây của cây chặc chìu còn được dùng để chữa viêm ruột, kiết lỵ, di tinh.... Cách sắc nước uống tương tự như trên, nếu dùng ngoài chỉ cần sắc đặc và rửa qua vết thương;
  • Người dân miền Trung và người Campuchia thường dùng dây chạc chìu kết hợp với nhiều vị thuốc khác để sắc thuốc thông tiểu, chữa phù thận hay phù do gan. Ngoài ra, cây còn có thể dùng làm thuốc chữa sốt cao, thuốc bổ và tẩy máu. Để có những công dụng này, ngày nên uống từ 20 -30g dạng thuốc sắc.
cây chạc chìu
Cây chạc chìu xuất hiện nhiều ở các rừng thứ sinh

3. Gợi ý bài thuốc sử dụng cây chạc chìu

Theo kinh nghiệm dân gian, cây chạc chìu có thể kết hợp với một số vị thuốc khác để dùng trong những trường hợp như:

  • Điều trị cho phụ nữ bị tích huyết, báng máu, u xơ hay sưng cứng gan, lách: Dùng 20g cây u chạc chìu + 20g ngải máu + 12g xạ can + 12g hồi, sắc làm nước uống;
  • Chữa chứng phong thấp, đau nhức gân xương hay sưng đau chân gối: Chuẩn bị các vị: Dây cây chạc chìu, cỏ xước (hay ngưu tất), kim cang, huyết giác, tầm xuân, tổ rồng, dây đau xương, dây chìa vôi (ngâm nước vo gạo 1 đêm) sao vàng: mỗi loại 15-20g sắc làm nước uống. Ngoài ra cũng có thể phối hợp dây chặc chìu với dây gắm, thổ phục linh, dây đau xương, cà gai leo, ngũ gia bì.
  • Chữa nam di dinh, nữ bạch đới: Chuẩn bị dây chạc chìu, rễ bươm bướm, bạc san, cẩu tích: mỗi vị 20g và sắc làm nước uống;
  • Điều trị cổ trướng: 40g dây chạc chìu + 20g rễ ngấy hương + 20g rễ xấu hổ + 20g hy thiêm + 20g sả + 10g râu ngô: sắc uống ngay trong ngày, lộ trình 7-10 ngày. Lưu ý: khi uống có thể hơi nôn nao, mệt nhưng người bệnh chỉ cần nằm nghỉ một lát là hết.

Ngoài những công dụng trên thì ở miền núi phía Bắc một số nơi còn dùng rễ chạc chìu sắc uống để chữa kiết lỵ, đau bụng, lở loét mủ vàng, đi ngoài ra máu. Ngoài ra một số người còn phối hợp với rễ cây Ngộ độc để chữa tắc kinh; dịch của cây dùng để chữa đau mắtrắn cắn.

Nhìn chung, để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng cây chạc chìu, người bệnh cần trao đổi với thầy thuốc để được hướng dẫn cách sử dụng và liều dùng phù hợp.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

8.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan