Công dụng vị thuốc bạch cập

Bạch cập hay còn có tên gọi khác là liên cập thảo. Đây là một vị thuốc Đông y nổi tiếng có vị đắng, tính bình, có tác dụng cầm máu, bổ phế và làm tan máu ứ, nhanh lành vết thương. Bạn có thể tham khảo thông tin về dược liệu này ngay trong bài viết sau đây.

1. Thông tin về cây bạch cập

Cây bạch cập hay còn được gọi là liên cập thảo, thuộc họ Lan (orchidaceae) và có tên khoa học là Beletia hyacinthina R. Br. Đây là một loại cây thảo sống lâu năm, mọc hoang và được trồng ở những vùng đất ẩm, mát có thân rễ và có vảy. Lá mọc từ rễ lên khoảng 3 đến 5 lá hình mác dài từ 18-40 cm và rộng khoảng 2,5-5 cm, trên có nhiều nếp nhăn dọc. Vào đầu mùa hè, ở đầu cành hoa nở có màu đỏ tía rất đẹp và quả hình thoi 6 cạnh.

Bạch cập là một cây cận nhiệt đới và ôn đới ấm, được phân bố tự nhiên cũng như trữ lượng của nó rất hạn chế. Tại Việt Nam mới gặp rải rác tại những vùng có khí hậu á nhiệt đới núi cao, ví dụ như Cao Bằng, Lào Cai, Lạng Sơn, Hà Giang và Yên Bái,... Bạch cập là một cây thuốc quý ở Việt Nam, loài cây này được đưa vào danh lục đỏ của cây thuốc Việt Nam để chú ý bảo vệ và nghiên cứu, nhân giống trồng thêm.

Thân rễ cây bạch cập từ 2-3 năm tuổi, bỏ vảy và rễ con, rửa sạch sấy nhỏ lửa cho khô và để khô cứng sử dụng. Tuy nhiên, với thân rễ cây bạch cập thì chỉ thu được những vị thuốc trông như bánh dày nhỏ. Còn vị Bạch cập nhập thì là những khối cứng, rắn và có màu trắng nâu với hai hoặc ba nhánh con rất đặc biệt. Khi soi qua kính hiển vi thì thấy bên trong có bột và có những tế bào nhu mô chứa tinh thể oxalat canxi hình kim. Hiện nay, cây bạch cập ở Việt Nam chưa được khai thác, vì hình thức bên ngoài chưa đúng vị nhập.

Công dụng vị thuốc bạch cập
Vị thuốc bạch cập là một loại dược liệu quý ở Việt Nam

2. Công dụng vị thuốc bạch cập

Trong thành phần bạch cập có chứa 55% chất nhầy, một ít tinh dầu và glycogen. Thân rễ đã được phơi khô hoặc sấy khô để làm vị thuốc. Vào tháng 8-11 hằng năm, người ta thường đào thân rễ, bỏ phần thân đã tàn lụi và những rễ nhỏ, rửa sạch nhúng vào nước sôi khoảng 3-5 phút cho đến khi không còn ruột trắng. Lấy rễ ra phơi cho đến khi một nửa đã khô và một nửa chưa khô, bóc vỏ ngoài rồi lại tiếp tục phơi cho đến khi khô.

Theo một số nghiên cứu cho thấy các hoạt chất có chứa trong cây bạch cập có tác dụng kháng khuẩn và cầm máu. Biphenanthren trong bạch cập được phân lập có tác dụng kháng khuẩn trên một số vi khuẩn gây bệnh thông thường. Bên cạnh đó, khi thực hiện một nghiên cứu ứng dụng bạch cập trong điều trị xuất huyết tiêu hóa trên 70 bệnh nhân, tỷ lệ khỏi 68 người chiếm tới 97,2%, đồng thời số ngày điều trị chỉ còn 2-7 ngày. Một nghiên cứu khác trên 100 bệnh nhân thì có tới 90 người khỏi bệnh chiếm 90%, số ngày điều trị là 2-4 ngày. Theo ghi chép của một tài liệu Trung Quốc, người ta đã nghiên cứu trên 300 người bệnh bị xuất huyết đường hô hấp trên cũng thu được kết quả điều trị tốt.

Theo y học cổ truyền, cây bạch cập có tính bình, vị đắng quy và phế kinh. Đây là dược liệu có tác dụng bổ phế, hóa ứ làm tan máu đông và cầm máu, giúp nhanh lành vết thương. Hiện nay, Bạch cập chủ yếu được sử dụng theo kinh nghiệm cổ của dân gian, làm thuốc cầm máu, trong những trường hợp nôn ra máu, lỵ ra máu, chảy máu cam, đau mắt đỏ và sử dụng ngoài đắp mụn nhọt sưng tấy và bỏng lửa. Liều lượng có thể dùng từ 4 gram đến 12 gram dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột.

3. Bài thuốc từ vị thuốc bạch cập

3.1 Điều trị nôn ra máu, chảy máu dạ dày

Một số bài thuốc điều trị nôn ra máu và chảy máu dạ dày bao gồm:

  • Bạch cập tán nhỏ và uống với nước cháo hoặc nước cơm, liều lượng 10-15 gram/ngày.
  • Bạch cập 2 phần và tam thất 1 phần. Tán thuốc nhỏ và uống với nước cháo hoặc cơm. Mỗi lần uống từ 4-8 gram và ngày chia uống làm 2-4 lần.

3.2 Chảy máu cam

Lấy vị thuốc tán nhỏ, trộn với nước và đắp lên sống mũi và uống từ 1-3 gram.

3.3 Chữa vết thương do chém

Các vị thuốc bao gồm bạch cập 20 gram và thạch cao 20 gram. Hai vị thuốc này tán nhỏ và trộn đều. Rắc bột lên vết thương và rất nhanh hàn miệng.

3.4 Chữa ung nhọt sưng đau

Tán nhỏ dược liệu và trộn với một ít nước, đặt trên giấy bản và đắp.

vị thuốc bạch cập
Vị thuốc bạch cập có công dụng điều trị một số bệnh lý

3.5 Điều trị bỏng do lửa

Tán nhỏ vị thuốc bạch cập, sau đó hòa vào dầu vừng rồi bôi vào vết bỏng.

3.6 Điều trị sa dạ con

Các vị thuốc bao gồm: bạch cập, ô đầu mỗi vị một lượng bằng nhau sau đó tán nhỏ. Lấy khoảng 4 gram bọc vào bông vô trùng để sâu vào trong âm đạo. Khi thấy trong bụng nóng lên thì bỏ ra ngoài. Thực hiện này 1 lần.

Tóm lại, bạch cập hay còn có tên gọi khác là liên cập thảo. Trong bạch cập, bạch có nghĩa là trắng, vị thuốc sắc trắng lại mọc liên tiếp. Trong đông y, bạch cập có vị đắng, tính bình có tác dụng cầm máu, bổ phế và làm tan máu ứ, nhanh lành vết thương. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ vị thuốc nào cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ đông y để được tư vấn cũng như có phác đồ điều trị phù hợp.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

11.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • hoa cúc khô
    Trà hoa cúc khô có tác dụng gì?

    Hoa cúc khô là một trong những loại hoa đang được sử dụng làm trà rất phổ biến hiện nay vì mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trà hoa cúc không chỉ tốt cho tim mạch, giúp tăng ...

    Đọc thêm
  • cây quế chi
    Tác dụng cây quế chi

    Cây quế chi là một vị thuốc thường được sử dụng trong các bài thuốc dân gian ở nước ta. Tác dụng cây quế chi là điều trị các bệnh do nhiễm phong hàn.

    Đọc thêm
  • cây đuôi chồn
    Tác dụng của cây đuôi chồn

    Theo Đông y, cây đuôi chồn có tác dụng chữa ho, hạ sốt và giảm đờm,... Bên cạnh đó, vị thảo dược tự nhiên này còn có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh đường tiết niệu và giúp giải ...

    Đọc thêm
  • Cây đài hái
    Cây đài hái có tác dụng gì?

    Cây đài hái là một vị thuốc Nam, ngoài công dụng chữa bệnh cây còn được ép lấy tinh dầu để nấu nướng thay cho mỡ lợn. Dó đó mà cây còn được biết đến với tên dây mỡ lợn ...

    Đọc thêm
  • comazil
    Công dụng thuốc Comazil

    Thuốc Comazil là thuốc trị cảm cúm có nguồn gốc từ thảo dược, được sử dụng nhằm cắt cơn cảm cúm và điều trị triệu chứng gây ra do cảm cúm. Vậy Comazil là thuốc gì và được sử dụng ...

    Đọc thêm