Mộc lan dược liệu có công dụng gì?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Lê Thị Hồng Chính - Bác sĩ Y Học Cổ Truyền - Trung tâm Y Học Cổ Truyền Vinmec - Sao Phương Đông

Cây mộc lan hay còn được biết đến với tên gọi khác là thiên mục mộc lan, có tên khoa học là Magnolia amoena Cheng, thuộc họ mộc lan Magnoliaceae. Mộc lan dược liệu là một vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong Y Học Cổ Truyền.

1. Vài nét chung về cây mộc lan

Mộc lan thảo cây thân gỗ cao rụng lá, cao 6 - 15m. Vỏ cây mộc lan có màu xám trắng hoặc màu nâu xám, có khe dọc trên vỏ; cành nhỏ có các đới trơn bóng màu tím, không lông, có lỗ trên vỏ; chồi đông dạng noãn hình bầu dục tròn, dài khoảng 0,6-2cm, được phủ kín bởi lông trắng mềm dài.

Lá mộc lan thảo mọc xen nhau, không có lông, cọng lá dài khoảng 0,5-2cm; phiến lá thon tròn dài có lúc to, dài 8 - 17cm, rộng 2 - 7,5cm, mặt trên lá màu lục đậm, không có lông, mặt dưới màu lục, có lông trên gân lá và các kẽ gân, đỉnh lá có đuôi nhọn hoặc nhọn rủ, đáy lá có hình chiêm, viền phẳng.

Hoa đơn tính dạng cái chén, mọc ở đỉnh cành, có lá mầm bao hoa, tỏa mùi thơm, đường kính hoa 6cm, cành hoa dài 4 - 7mm, có nhung lông; hoa mộc lan có màu đỏ hoặc màu hồng nhạt; có 9 cánh, cánh có hình thìa tròn hoặc hình kim, cánh dày nhiều thịt, dài 5 - 8cm, rộng 2,5 - 3cm, đỉnh cánh hoa tròn nhưng có phần nhọn; nhị hoa dài khoảng 4mm, bao phấn dạng sợi, màu tía, hoa có nhiều nhụy đực, dài 8 - 10mm; có nhiều tâm bì, trụ hoa hơi uốn khúc.

Quả mộc lan thảo tụ lại nhiều tạo thành dạng ống tròn, dài 5 - 9cm, đường kính 2 - 2,5cm, màu tía, khi chín sẽ thành dạng gỗ; tâm bì phát dục có ít, đỉnh quả tròn hoặc cùn, bề mặt quả lồi tuyến u hình tròn. Hạt mộc lan có dạng hình quạt tròn, rộng khoảng 1cm, dài khoảng 1 - 1,5cm, bên ngoài vỏ nhục chất, màu đỏ đậm.

Mùa hoa mộc lan vào tháng 3 - 4, mùa quả vào tháng 9 - 10.

cây mộc lan
Hình ảnh cây mộc lan trong Y Học Cổ Truyền

2. Mộc lan dược liệu có công dụng gì?

Tốt cho hệ tiêu hóa

Hoạt chất magnolol và honokiol được chiết xuất từ hoa và vỏ mộc lan thảo giúp làm cân bằng sản sinh acetylcholine trong cơ thể – một chất hóa học giúp các cơ trơn trong dạ dày co bóp và tiêu hóa thức ăn.

Ngoài ra, vỏ cây mộc lan cũng được sử dụng để cải thiện và điều trị cảm giác không ngon miệng, các triệu chứng đầy bụng, tiêu chảy, nôn mửa và đau dạ dày.

Hỗ trợ giảm cân

Chiết xuất từ mộc lan thảo giúp điều chỉnh nồng độ cortisol trong cơ thể, từ đó duy trì trọng lượng cơ thể ổn định và ngăn chặn những cơn thèm ăn.

Vỏ mộc lan thảo còn giúp giải tỏa những rối loạn căng thẳng, nguyên nhân gián tiếp dẫn đến nguy cơ cân nặng tăng không kiểm soát.

Một nghiên cứu lâm sàng liên quan đến phụ nữ khỏe mạnh đang trong giai đoạn tiền mãn kinh cho thấy rằng sự kết hợp của chiết xuất từ hoa mộc lan đã giúp giảm cân nặng ở những người tình nguyện. Tuy nhiên, cần nghiên cứu thêm để có thêm những bằng chứng khoa học của lợi ích sức khỏe này.

Cải thiện sức khỏe răng miệng

Vi khuẩn Streptococcus mutans có thể gây hại cho sức khỏe răng miệng, vì nó tạo ra một môi trường acid làm gây tích tụ các mảng bám. Điều này gây phá hủy men răng và dẫn đến sự hình thành sâu răng. Kẹo cao su không đường có chiết xuất vỏ cây mộc lan giúp làm giảm nồng độ của vi khuẩn này trong nước bọt, từ đó làm giảm nồng độ acid, hạn chế được hình thành mảng bám và chảy máu nướu trong một thử nghiệm lâm sàng trên 120 người.

Theo dữ liệu có được từ các nghiên cứu, chiết xuất từ vỏ mộc lan thảo có chứa một loại hóa chất có tác dụng tiêu diệt và kháng khuẩn mạnh với vi khuẩn gây sâu răng và hôi miệng.

vỏ cây mộc lan
Vỏ cây mộc lan có tác dụng điều trị một số bệnh lý

Chữa các bệnh đường hô hấp

Nhiều tài liệu đông y cho rằng, sử dụng mộc lan thảo có thể làm giảm bớt các bệnh lý đường hô hấp như ho đờm, viêm phế quản và thậm chí là bệnh hen suyễn.

Nghiên cứu chỉ ra rằng, các chiết xuất từ mộc lan thảo giúp hỗ trợ vỏ thượng thận sản sinh ra các steroid tự nhiên (hóc môn có đặc tính chống viêm), do đó có khả năng chống viêm và ngăn chặn sự tấn công của những cơn hen.

Phòng chống ung thư

Hoạt chất honokiol trong mộc lan thảo giúp ngăn ngừa sự phát triển, lây lan và xâm lấn của những tế bào ung thư, từ đó giúp hỗ trợ phòng chống và điều trị bệnh ung thư.

Một nghiên cứu đánh giá được tiến hành vào năm 2019 cho thấy honokiol có tiềm năng ngăn chặn sự phát triển của khối u trong não, vú, đại tràng, gan, da và một số cơ quan khác.

Hơn nữa, không chỉ có đặc tính chống ung thư mà honokiol còn giúp tăng cường hiệu quả của các liệu pháp chống ung thư và thuốc phóng xạ khác.

Điều trị chứng lo âu

Chiết xuất từ vỏ mộc lan thảo có khả năng bảo vệ, chống lại những tình trạng căng thẳng thần kinh như lo lắng và stress.

Kết quả từ nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng các hoạt chất magnolol và honokiol từ mộc lan thảo giúp cân bằng hóc môn trong cơ thể, từ đó sẽ làm giảm lo âu, căng thẳng và thư giãn đầu óc.

Ngăn ngừa bệnh mất trí nhớ Alzheimer

Các magnolol được tìm thấy trong mộc lan thảo có khả năng kích thích acetylcholine có trong não bộ, tạo ra năng lượng cho não, từ đó giúp tăng cường trí nhớ.

Hợp chất honokiol và magnolol có tác dụng ngăn chặn sự suy thoái của các tế bào não, tăng cường sự phát triển và bảo vệ tế bào não tránh khỏi những tổn thương.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • cảo bản
    Cảo bản có tác dụng gì?

    Cảo bản là một bài thuốc quý có tác dụng tán phong hàn, trừ thấp. Vậy cảo bản là cây gì? Tác dụng chữa bệnh của nó như thế nào? Bài viết này sẽ thông tin cho bạn đọc những ...

    Đọc thêm
  • cây thạch vĩ
    Công dụng của cây thuốc thạch vĩ

    Cây thạch vĩ là loại thảo dược có vị ngọt, tính lạnh. Tương ứng với 2 kinh mạch là tiểu trường và bàng quang. Chúng có tác dụng hông lâm, thanh nhiệt giải độc và lợi tiểu. Hiệu quả trong ...

    Đọc thêm
  • cây ba đậu tây
    Tìm hiểu công dụng cây ba đậu tây

    Nhựa cây ba đậu tây rất độc, nó có thể gây tổn thương mắt khi vương vào, tính xổ và gây nôn. Nhựa cây ba đậu tây thường được dùng để tiệt trùng, có nơi sử dụng để chữa bệnh ...

    Đọc thêm
  • cây rùm nao
    Cây rùm nao có tác dụng gì?

    Cây rùm nao hay còn được gọi là mọt hoặc cánh kiến là một cây thuốc quý có vị đắng hơi chát, tính mát. Rễ cây rùm nao có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, lông và các tuyến trên ...

    Đọc thêm
  • Sedatab
    Công dụng thuốc Sedatab

    Thuốc Sedatab là thuốc có thành phần từ thảo dược, được sử dụng nhằm trị chứng mất ngủ và lo âu, tinh thần bất an. Vậy Sedatab là thuốc gì và công dụng ra sao? Bài viết này sẽ tổng ...

    Đọc thêm