Tác dụng của cây liên kiều

Trong Y Học Cổ Truyền, cây liên kiều được biết đến như vị thuốc có tác dụng giải độc, tiêu viêm, tan mủ... Mặc dù loại thảo dược này mang lại nhiều công dụng hữu ích nhưng nếu không tư vấn bác sĩ trước khi sử dụng thì có thể gặp tác dụng phụ không mong muốn.

1. Đặc điểm của cây liên kiều

Cây liên kiều còn được gọi là hạn liên tử, thanh kiều, trúc căn... tên khoa học Forsythia Suspensa Vahl. Cây thuốc liên kiều trước đây mọc chủ yếu ở Trung Quốc, đặc biệt là các khu vực tỉnh Hà Nam, Hà Bắc, Sơn Tây, Hồ Bắc...

Liên kiều thuộc loại cây bụi có chiều cao trung bình từ 2 đến 4 mét. Cây có nhiều cành non và nhìn vào sẽ thấy 4 cạnh với nhiều đốt. Lá liên kiều mọc đối nhau hoặc thành vòng 3 lá với phần cuống khá dài khoảng 0.8 đến 2cm. Lá liên kiều có hình trứng dài khoảng 3 đến 7 cm và độ rộng từ 2 đến 4cm. Cấu trúc của lá hơi dày, phần mép có răng cưa không đều.

Quả của liên kiều khô có hình trứng dẹt và dài khoảng 1.5 đến 2 cm, rộng 0.5 đến 1 cm. Cạnh trên của quả lồi và có phần đầu nhọn. Khi quả liên kiều chín thì đầu nhọn sẽ mở ra giống như mỏ chim, phía dưới có thể có cuống hoặc không. Vỏ ngoài của quả có màu nâu nhạt, bên trong nhiều hạt và bị rơi đi trong quá trình cây duy trì sự sống. Mùa liên kiều thường rơi vào khoảng tháng 7 - 8 hàng năm.

cây liên kiều
Quả của liên kiều khô có hình trứng dẹt

Quả liên kiều khi còn xanh thì được thu hoạch vào khoảng tháng 8-9, còn quả chín già thì thường thu hoạch vào tháng 10. Để sử dụng quả liên kiều xanh cần thực hiện sơ chế trước khi phơi khô. Còn quả chín già có thể phơi khô và bảo quản để sử dụng. Bảo quản quả liên kiều cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần để trong túi hoặc bình kín, tránh độ ẩm cũng như ánh nắng của mặt trời chiếu vào.

2. Thành phần và tác dụng dược lý của cây liên kiều

2.1. Thành phần có trong cây liên kiều

Trong thành phần của cây thuốc liên kiều bao gồm các loại như Forsythia hay Phillyrin, Matiresinoside hoặc Oleanolic, Phenol liên kiều, Saponin, Alcaloid, Rutin, ...

2.2. Cây liên kiều có tác dụng gì?

Trong Y Học Cổ Truyền thì liên kiều có tính vị đắng; tính hàn; hơi chua; quy kinh (kinh thận, vị, kinh phế, kinh thận, kinh tâm, can bàng quang, phế, đờm, đại trường, tam tiêu). Công dụng của cây liên kiều giúp thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng, viêm, đinh nhọt, đờm hạch, cảm mạo phong nhiệt, mê sảng... hoặc thông lợi ngũ lâm và trừ nhiệt ở tâm.

Cây liên kiều có chứa khá nhiều thành phần dược lý có lợi ích cho sức khỏe như:

  • Tác dụng kháng khuẩn của cây liên kiều: Các dược chất phenol trong cây liên kiều có tác dụng giúp ức chế nhiều loại vi khuẩn nhiễm vào cơ thể như tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn dung huyết, phế cầu khuẩn, trực khuẩn lỵ, thương hàn, lao, bạch hầu, ho gà, hoặc virus cúm, nấm... Tuy nhiên mức độ tác dụng của cây liên kiều đối với mỗi bệnh là khác nhau.
  • Cây liên kiều còn có tác dụng kháng ký sinh trùng. Liên kiều invitro có tác dụng với vi khuẩn Leptospirosis.
  • Liên kiều còn giúp kháng emetin. Các hợp chất trong dược liệu liên kiều có tác dụng chống nôn mửa do ngộ độc thuốc đối với chim bồ câu khi thực hiện làm thí nghiệm. Trong nhiều thí nghiệm khác thì liên kiều lại có tác dụng làm giảm nôn mửa.
  • Liên kiều có tác dụng giúp chống viêm. Với các hoạt chất chứa trong liên kiều, nó có tác dụng khu trú lại khu vực viêm và không ảnh hưởng đến sự tăng sinh vào tế bào. Cho nên liên kiều còn được biết đến thư thuốc thần dược trị mụn nhọt. Hơn nữa, liên kiều cũng giúp làm tăng tác dụng thực bào của bạch cầu.
  • Liên kiều có tác dụng giúp hạ huyết áp, làm tăng lưu lượng máu trong quá trình tuần hoàn của cơ thể.
  • Liên kiều có tác dụng bảo vệ gan, giải nhiệt, cầm nôn, lợi tiểu, cường tim...
  • Đối với thận, liên kiều thường được sử dụng để tiêu phù, giảm protein trong nước tiểu.
  • Liên kiều còn có tác dụng giảm các triệu chứng liên quan đến mắt và thị lực. Sử dụng nước sắc liên kiều có thể điều trị võng mạc xuất huyết.
cây liên kiều
Công dụng của cây liên kiều giúp thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng và viêm

3. Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây liên kiều

Liên kiều có thể sử dụng ở dạng thuốc sắc lấy nước uống hoặc hoàn tán phối hợp với các vị thuốc khác để nâng cao hiệu quả điều trị. Tùy từng bài thuốc có thể sử dụng liên kiều với hàm lượng khác nhau. Tuy nhiên chỉ nên sử dụng liên kiều giới hạn trong khoảng từ 6 đến 12 gam/ngày.

  • Bài thuốc điều trị lao hạch, lao dịch không tiêu: Sử dụng 12 gam liên kiều, 20 gam mẫu lệ 12 gam hạ khô thảo, 12 gam huyền sâm. Hỗn hợp dược liệu được cho vào ấm sắc chung, đun trên lửa nhỏ với 500ml nước đến khi còn 150 ml. Hoặc có thể sử dụng 250 gam liên kiều cùng với 250 gam vừng đen, cả 2 vị thuốc này đều được tán nhỏ thành bột mịn. Uống hỗn hợp này 2 lần/ngày với 8g nước sôi ấm.
  • Bài thuốc điều trị viêm họng, viêm amidan: Sử dụng 12 gam liên kiều, 12 gam ngưu bàng tử, 12 gam kinh giới, 12 gam thạch hộc, 12 gam huyền sâm, 12 gam hạ khô thảo, 8 gam bạc hà, 8 gam chi tử và 8 gam đơn bì. Các hỗn hợp dược liệu được kết hợp với nước và sắc lấy nước uống. Mỗi ngày uống 1 thang.
  • Bài thuốc điều trị mụn nhọt: Sử dụng 12 gam liên kiều, 12 gam bồ công anh, 12 gam cúc hoa dại và 12 gam kim ngân hoa và tuỳ thuộc vào mức độ bệnh để sử dụng hàm lượng vị thuốc khác nhau. Còn với trường hợp triệu chứng bệnh còn nhẹ thì sử dụng các vị thuốc trên sắc chung với nước để uống. Trường hợp nhọt sưng to hơn thì nên giã các dược liệu trên rồi đắp trực tiếp bên ngoài da.
  • Bài thuốc điều trị nhiệt ở trẻ nhỏ: Sử dụng 12 gam liên kiều, 12 gam phòng phong, 12 gam sơn chi tử. Sử dụng các vị thuốc trên tán nhỏ thành bột mịn. Mỗi lần chỉ sử dụng đúng 8 gam và khuấy đều với nước đun sôi rồi uống trực tiếp khi thuốc còn đang ấm.
  • Bài thuốc điều trị sưng vú và hạch: Sử dụng 16 gam liên kiều, 12 gam bồ công anh đem cho vào ấm sắc chung với 500ml nước và đun lửa nhỏ. Khi nước cạn còn khoảng 20ml thì tắt bếp và chia làm 3 lần uống mỗi ngày. Sử dụng thuốc khi còn đang nóng.
  • Bài thuốc điều trị cảm sốt. Với 40 gam liên kiều, 30 gam kim ngân hoa, 20 gam đạm đậu xị, 24 gam bạc hà, 24 gam cát cánh, 24 gam ngưu bàng tử, 16 gam kinh giới tuệ, 16 gam trúc diệp. Các vị thuốc này sẽ được tán thành bột mịn và trộn đều. Hoặc có thể tiến hành luyện thành viên và sử dụng từ 1 đến 2 lần với liều lượng khoảng từ 12 đến 24 gam.

Trên đây là thông tin về dược liệu liên kiều được sử dụng trong Y Học Cổ Truyền. Để áp dụng những bài thuốc liên kiều đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn nên tư vấn bác sĩ trước khi sử dụng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

11.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • quy-trinh-chup-va-nut-mach-dieu-tri-u-gan-so-hoa-xoa-nen
    Tại sao gan là cơ quan tuyệt vời nhất trong cơ thể?

    Gan là cơ quan nội tạng lớn nhất trong cơ thể, nếu không tính da. Gan người trưởng thành nặng khoảng 1,3 kg và chứa khoảng 13% lượng máu. Cơ quan này có hình nón và màu nâu đỏ đậm, ...

    Đọc thêm
  • Ornispar
    Công dụng thuốc Ornispar

    Thuốc Ornispar được chỉ định sử dụng dưới dạng tiêm tĩnh mạch cho các trường hợp xơ gan, hôn mê gan, viêm gan hoặc bệnh não gan,... Ornispar có tác dụng tăng cường chức năng gan và đẩy lùi những ...

    Đọc thêm
  • Saforliv
    Công dụng thuốc Saforliv

    Saforliv thuộc nhóm thuốc đường tiêu hoá có thành phần chính L-Omithin-L-aspartat đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị gan nhiễm mỡ và viêm gan. Nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh nhân sử dụng thuốc Saforliv cải ...

    Đọc thêm
  • thuốc livonic
    Công dụng thuốc Livonic

    Thuốc Livonic có thành phần chính là diệp hạ châu, được bào chế ở dạng viên nén bao đường. Thuốc được sử dụng chỉ định điều trị các bệnh thuộc về gan như mụn, nhọt, ngứa, nổi mề đay hoặc ...

    Đọc thêm
  • Ibaliver
    Công dụng thuốc Ibaliver H

    Thuốc Ibaliver H có thành phần được bào chế từ các loại thảo dược thiên nhiên có tác dụng hỗ trợ, tăng cường chức năng gan ở một số bệnh nhân. Để việc sử dụng thuốc tăng thêm hiệu quả, ...

    Đọc thêm