Trà hoa cúc khô có tác dụng gì?

Hoa cúc khô là một trong những loại hoa đang được sử dụng làm trà rất phổ biến hiện nay vì mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trà hoa cúc không chỉ tốt cho tim mạch, giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm các triệu chứng đau đầu mất ngủ mà còn thanh nhiệt giải độc, hỗ trợ hệ tiêu hóa và phòng ngừa ung thư. Trà hoa cúc có thể được pha đơn độc hoặc pha cùng với kỷ tử, táo đỏ, đường phèn, cam thảo và một số loại hoa khác như hoa hồng, hoa đào, kim ngân, bồ công anh...

1. Hoa cúc khô

Hoa cúc khô là một vị dược liệu rất gần gũi với người dân Việt Nam, đang được sử dụng ngày càng phổ biến, rộng rãi trong đời sống hàng ngày cũng như điều trị bệnh.

Hoa cúc khô có rất nhiều loại khác nhau như cúc vàng, cúc trắng, cúc nhật tân, cúc tím... Mỗi loại hoa cúc sẽ có những tác dụng khác nhau, sử dụng với mục đích trị liệu khác nhau. Hoa cúc khô thường được thu hoạch vào mùa thu. Khi hoa mới bắt đầu nở sẽ được hái về bảo quản trong điều kiện nhiệt độ lạnh, khô ráo cho đến khi hoa héo lại và khô thì mang ra sử dụng. Việc bảo quản ở nhiệt lạnh như vậy giúp hoa khô sử dụng được lâu hơn mà không bị mất hay giảm hoạt chất có trong hoa.

Thành phần hóa học trong trà hoa cúc khô:

  • Tinh dầu hoa cúc khô có chứa Bisabolol giúp chống lại những tác nhân gây kích ứng, chống viêm và tăng đề kháng bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của các vi khuẩn và virus có hại.
  • Khi tiến hành nghiên cứu về hoa cúc khô, người ta phát hiện sự có mặt của hoạt chất Apigenin - một hoạt chất có khả năng hỗ trợ cơ thể ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư, đồng thời có tác dụng hiệp đồng làm tăng tác dụng của các loại thuốc đặc trị ung thư khác.
  • Flavonoids: chống oxy hóa, cải thiện chức năng hoạt động và sức khỏe hệ tim mạch.

2. Tác dụng của trà hoa cúc khô

Trà hoa cúc khô ngày càng được sử dụng rộng rãi, vì có thể đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe mà tương đối an toàn, ít tác dụng phụ. Những tác dụng của hoa cúc khô dùng pha trà có thể kể đến như:

Trà hoa cúc khô giúp cải thiện sức khỏe tim mạch:

  • Hoạt chất Flavones trong hoa cúc khô là một chất chống oxy hóa có tác dụng làm giảm nồng độ Cholesterol trong cơ thể, hạ huyết áp, giúp ngăn ngừa các bệnh lý về tim mạch.
  • Nghiên cứu thực tế lâm sàng cho thấy việc thường xuyên uống trà hoa cúc đều đặn mỗi ngày có thể giúp làm giảm các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, mất ngủ, giảm khả năng tập trung.

Ngoài ra, các chất chống oxy hóa trong hoa cúc còn có tác dụng rất tốt trong điều trị chứng đau thắt ngực, làm dịu các cơn đau ngực có liên quan đến yếu tố mạch vành.

Trà hoa cúc giúp giải cảm, cải thiện các triệu chứng về đường hô hấp

Trong đông y thường sử dụng trà hoa cúc như một vì thảo dược để chữa chứng cảm lạnh hoặc nhiễm phong hàn có kèm theo các triệu chứng sốt cao, nhức đầu, sưng viêm.

Trà hoa cúc giúp thanh nhiệt giải độc và làm dịu tình trạng kích ứng mẩn đỏ ngoài da

Theo y học cổ truyền, những người thường xuyên bị phát ban, mẩn ngứa, dễ lên mụn có thể là do bị nóng trong người gây nên. Việc uống trà hoa cúc thường xuyên có thể giúp cải thiện tình trạng này, đặc biệt ở những người có mụn viêm nhiều.

Ngoài ra, trà hoa cúc cũng có tác dụng mát gan rất tốt. Để tăng tác dụng mát gan, có thể kết hợp hoa cúc với kim ngân hoa, atiso, bồ công anh... vừa thanh nhiệt giải độc, vừa mát gan, trị mụn, làm giảm tình trạng mụn nhọt lở loét và hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của bệnh lý về gan.

Trà hoa cúc giúp giảm các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, hỗ trợ điều trị mất ngủ

Uống một tách trà hoa cúc ấm trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn ngủ sâu giấc hơn, dễ ngủ hơn nhờ tác dụng làm giảm căng thẳng ở hệ thần kinh trung ương, thư giãn và xả stress.

Trà hoa cúc giúp sáng mắt và cải thiện thị lực

Trà hoa cúc là một thức uống rất thích hợp với những người thường xuyên phải ngồi máy tính, sử dụng điện thoại và đọc sách nhiều.

Trà hoa cúc khô còn các tác dụng chống ung thư nhờ hoạt chất Apigenin. Trong một nghiên cứu được tiến hành trên 537 người có sử dụng trà hoa cúc khô với tần suất 2 đến 6 lần/tuần cho thấy đã giảm hẳn tỉ lệ mắc ung thư tuyến giáp ở những người này.

Ngoài những tác dụng trên, trà hoa cúc khô còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ chức năng hệ tiêu hóa và hỗ trợ điều trị đau bụng do kinh nguyệt.

3. Cách pha trà hoa cúc khô

Hiện nay, có rất nhiều cách sử dụng hoa cúc để pha trà với nhiều công thức khác nhau. Hoa cúc có thể được sử dụng để pha trà đơn độc hoặc kết hợp với các loại hoa hay vị thuốc khác. Gợi ý bạn một số cách pha trà hoa cúc an toàn, tốt cho sức khỏe như:

Trà hoa cúc khô

Là trà pha trực tiếp từ hoa cúc khô, lấy hoa cúc khô cho vào nước nóng để khoảng 10 phút là bạn đã có một ly trà hoa thơm bổ dưỡng. Lưu ý, pha trà hoa cúc cũng như pha chè, bạn nên tráng trà trước khi pha để làm sạch hết bụi bẩn bám trên hoa và hoa được ngấm nước tốt hơn.

Nếu bạn thích vị ngọt thì có thể thêm chút đường phèn hoặc pha cùng cam thảo cũng rất tốt cho sức khỏe.

Uống trà hoa cúc, bạn nên uống khi còn ấm và uống sau ăn no, không nên uống khi đói. Theo đó, bạn nên uống đều đặn mỗi ngày khoảng 3 tách trà cách nhau tầm 2 đến 3 giờ để có hiệu quả tốt nhất.

Trà hoa cúc khô, kỷ tử, táo đỏ

Cho 5 đến 10 bông hoa cúc khô cùng một chút kỷ tử, 3 quả táo đỏ cắt lát hãm với nước nóng, bạn sẽ có một tách trà vừa thơm, vừa bổ dưỡng.

Trà hoa cúc mật ong

Pha khoảng 10g hoa cúc khô với 30ml mật ong không những giúp tinh thần thoải mái, làm ấm cho cơ thể trong những ngày lạnh mà còn giúp bạn đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn, ngủ ngon giấc hơn.

Rượu hoa cúc khô

Không chỉ dùng pha trà, hoa cúc khô còn có thể được sử dụng ngâm rượu. Ngâm 1kg hoa cúc với 10 lít rượu nếp trên 45 độ là tốt nhất. Bạn nên ngâm rượu trong bình thủy tinh, sau 3 tháng là có thể sử dụng được. Trường hợp muốn ngâm rượu hạ thổ, nên đem chôn rượu dưới lòng đất khoảng 6 tháng đến 1 năm, rượu sẽ rất ngon.

4. Những lưu ý khi sử dụng trà hoa cúc khô

Để sử dụng trà hoa cúc khô có hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe mà lại an toàn, khi dùng cần lưu ý một số điều sau:

  • Trà hoa cúc không nên uống lúc đói, tốt nhất nên uống sau ăn 30 phút hoặc uống trước khi đi ngủ 30 phút.
  • Nên uống ngay sau những bữa ăn có nhiều dầu mỡ và đạm động vật vì trà hoa cúc khô sẽ giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa, giảm cảm giác đầy bụng hay ngán đồ ăn.
  • Một thời điểm lý tưởng khác để uống trà hoa cúc khô là sau khi vận động tập thể dục, vì sẽ giúp bù nước cho cơ thể, tăng đào thải và bài tiết các chất dư thừa ra ngoài.
  • Pha trà nên pha cùng với nước lọc, không sử dụng nước ngọt hay các loại nước có gas. Nước pha trà không nên pha bằng nước quá nóng, tốt nhất nên sử dụng nước ở khoảng từ 80 đến 85%, vì trong hoa cúc cũng có tinh dầu, khi pha nước quá nóng sẽ làm mất hoạt tính tinh dầu và biến tính các chất dễ biến đổi ở nhiệt độ cao.
  • Trà hoa cúc khô có thể pha đơn độc hoa cúc hoặc pha cùng với các loại hoa khác tùy theo mục đích sử dụng và thể trạng của người dùng.
  • Người bị tiêu chảy, thể trạng yếu, hay bị chướng bụng, người lạnh chân tay lạnh không nên dùng trà hoa cúc khô.

Nói chung, trà hoa cúc là một thức uống rất tốt cho sức khỏe nếu như được sử dụng đúng cách, đúng người. Hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa hay những người có chuyên môn để được tư vấn loại trà thảo dược phù hợp nhất với cơ thể bạn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

6.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • nước cam thảo
    Uống nước cam thảo có tác dụng gì? Có nên dùng hàng ngày?

    Uống nước cam thảo điều độ có thể mang lại hàng loạt các lợi ích cho sức khoẻ như chống oxy hoá, kháng khuẩn, giải nhiệt, giải độc,... Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng thức uống này, bạn cần ...

    Đọc thêm
  • Công dụng vị thuốc bạch cập
    Công dụng vị thuốc bạch cập

    Bạch cập hay còn có tên gọi khác là liên cập thảo. Đây là một vị thuốc Đông y nổi tiếng có vị đắng, tính bình, có tác dụng cầm máu, bổ phế và làm tan máu ứ, nhanh lành ...

    Đọc thêm
  • Tisore
    Công dụng điều trị bệnh của thuốc Tisore

    Đau mỏi xương khớp là tình trạng tương đối phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Nhiều loại thuốc cả Tây y và Đông y có thể giúp người bệnh cải thiện tình trạng này, trong đó có thuốc khớp ...

    Đọc thêm
  • Cây đài hái
    Cây đài hái có tác dụng gì?

    Cây đài hái là một vị thuốc Nam, ngoài công dụng chữa bệnh cây còn được ép lấy tinh dầu để nấu nướng thay cho mỡ lợn. Dó đó mà cây còn được biết đến với tên dây mỡ lợn ...

    Đọc thêm
  • comazil
    Công dụng thuốc Comazil

    Thuốc Comazil là thuốc trị cảm cúm có nguồn gốc từ thảo dược, được sử dụng nhằm cắt cơn cảm cúm và điều trị triệu chứng gây ra do cảm cúm. Vậy Comazil là thuốc gì và được sử dụng ...

    Đọc thêm