Bấm huyệt đại trường du có tác dụng gì?

Vị trí huyệt đại trường du là cách 1,5 khoát ngón tay bên ngoài đường giữa sau tại mức với cột sống thắt lưng L4. Đây là điểm huyệt chính cho chứng đau thắt lưng và điều hòa chức năng đại tràng, đặc biệt là khi có liên quan đến táo bón hoặc rối loạn kinh nguyệt.

1. Vị trí cụ thể của huyệt đại trường du

Thuộc nhóm các huyệt ở lưng dưới, nằm bên ngoài đường giữa sau khoảng 1,5 khoát ngón tay và ngang với mức gai cột sống thắt lưng thứ 4 (L4) là vị trí huyệt đại trường du. Nói một cách khác, huyệt đại trường du được quan sát thấy ở hõm giữa các đốt sống, nằm ngang với hai mào chậu.

Cách xác định vị trí huyệt đại trường du trên thực tế là đầu tiên cần định hướng cột sống thắt lưng ở tự thế đứng hay ngồi thẳng lưng. Tiếp theo là đặt hai tay ngay phía trên hoặc bên cạnh đỉnh mào chậu, hai ngón tay cái sẽ gặp nhau ở đường giữa của cột sống thắt lưng. Trong hầu hết các trường hợp, đường nối đỉnh mào chậu hai bên (có tên gọi là đường Tuffier) sẽ cắt ngang cột sống thắt lưng tại mức L4 (tuy vậy vẫn cần lưu ý là đường tưởng tượng này thay đổi tùy thuộc vào vị trí của bệnh nhân).

Ở trên đường ngang này, xác định huyệt đại trường du là 1,5 khoát ngón tay bên ngoài đường giữa sau. Ngay trên đường này cũng sẽ tìm thấy huyệt Yêu Dương Quan (thuộc đường giữa sau), huyệt Yêu Ý (3 khoát ngón tay bên ngoài đường giữa) và huyệt Yêu Dương (3,5 khoát ngón tay ngoài đường giữa).

huyệt đại trường du
Huyệt đại trường du được quan sát thấy ở hõm giữa các đốt sống, nằm ngang với hai mào chậu.

2. Các tính năng đặc biệt của huyệt đại trường du

  • Thuộc kinh mạch đại tràng và là điểm chính để điều hòa nguyên Khí của ruột già.
  • Là điểm cục bộ quan trọng đối với tình trạng đau thắt lưng mãn tính và cả cấp tính, đặc biệt khi chúng liên quan đến táo bón và / hoặc rối loạn kinh nguyệt.

3. Vai trò của huyệt đại trường du trong chỉ định trị liệu

  • Lưu thông Khí trong Ruột Lớn và kích thích các chức năng của đại tràng (điều hòa nhu động, tiêu chảy, thức ăn tiêu hóa kém trong phân, tiêu phân sống, có máu trong phân, đại tiện khó, đại tiện đau, táo bón, kiết lỵ, sa trực tràng, căng và đau bụng, đau vùng hạ vị, đau nhói quanh rốn, bệnh Crohn, bệnh trĩ, bí tiểu hoặc đái buốt, thống kinh)
  • Tham gia phân tán, loại bỏ độ ẩm từ ruột già, chuyển hóa sự trì trệ đường ruột và giảm đau.
  • Chữa đầy bụng, sưng phù: Giảm các cảm giác đầy bụng, chướng hơi.
  • Tăng cường sức mạnh vùng thắt lưng và chân, điều trị đau thắt lưng - đặc biệt khi liên quan đến đĩa đệm hoặc táo bón. Theo đó, huyệt đại trường du thường được sử dụng như một điểm cục bộ trong đau thắt lưng, cho dù mãn tính hay cấp tính. Trong cơn đau cấp tính nói riêng, huyệt này thường nhạy cảm với áp lực và nếu có thì nên dùng thuốc tán kết.
Đau lưng dưới gần mông là dấu hiệu bệnh gì?
Bấm huyệt đại trường du có thể giúp giảm đau vùng thắt lưng.

4. Tương quan của huyệt đại trường du với các huyệt đạo khác

  • Huyệt Lương Môn, huyệt Túc Tam Lý, huyệt Tam Âm Giao, huyệt Hạ Quản, huyệt Tam Tiêu Du, huyệt Huyền Khu: Thức ăn không tiêu trong phân.
  • Huyệt Thiên Xu: Loại bỏ nhiệt từ ruột lớn, điều trị các bệnh về ruột lớn như đau bụng, tiêu chảy, ọc ạch, táo bón, kiết lỵ,...
  • Huyệt Thiên Xu, huyệt Túc Tam Lý: Tỳ vị trống rỗng và suy giảm chức năng vận chuyển - chuyển hóa biểu hiện lâm sàng bằng chướng bụng và chán ăn.
  • Huyệt Thiên Xu, huyệt Túc Tam Lý, huyệt Thượng Cự Hư: Nhiệt ẩm thể trung ấm hơn đau thượng vị, hạ vị và tiêu chảy.
  • Huyệt Thiên Xu, huyệt Túc Tam Lý, huyệt Thượng Cự Hư, huyệt Khúc Trì, huyệt Hợp Cốc, huyệt Âm Lăng Tuyền, huyệt Khí Hải: Nhiệt và độ ẩm trong ruột già.
  • Huyệt Thiên Xu, huyệt Thượng Cự Hư, huyệt Tam Tiêu Du, huyệt Thân Trụ: Trị táo bón.
  • Huyệt Thiên Xu, huyệt Khúc Trì, huyệt Thượng Cự Hư, huyệt Nội Đình, huyệt Tam Âm Giao, huyệt Chiếu Hải: Nóng ruột già.
  • Huyệt Thiên Xu, huyệt Trung Cực, huyệt Thượng Cự Hư: Táo bón và thiểu niệu.
  • Huyệt Thái Bạch, huyệt Công Tôn, huyệt Tam Tiêu Du: Viêm ruột.
  • Huyệt Âm Lăng Tuyền, huyệt Tam Âm Giao, huyệt Tam Tiêu Du, huyệt Thiên Xu, huyệt Khí Hải, huyệt Khúc Trì, huyệt Trung Quản, huyệt Thượng Cự Hư, huyệt Tỳ Du: Nhiệt ẩm trên đoạn ruột dài ruột.
  • Huyệt Chu Vinh: Khó tiêu và muốn uống chất lỏng.
  • Huyệt Tỳ Du: Trị táo bón, tiêu chảy do lạnh hoặc ẩm ướt, thúc đẩy chức năng bài tiết của ruột già.
  • Huyệt Thân Trụ: Đau thắt lưng, bệnh Crohn.
  • Huyệt Thân Trụ, huyệt Khí Xung, huyệt Bi Quan, huyệt Phù Đột, huyệt Điều Khẩu, huyệt Túc Tam Lý: Thông kinh lạc Dương minh, đau thắt lưng và chân.
  • Huyệt Thân Trụ, huyệt Khí Hải Du, huyệt Kinh Môn: Vấn đề vận chuyển đường ruột.
  • Huyệt Thân Trụ, huyệt Ủy Trung, huyệt Thừa Sơn, huyệt Thái Khê: Đau lưng dưới, bong gân lưng dưới, đau thần kinh tọa và các cơn đau khác liên quan đến cột sống.
  • Huyệt Thân Trụ, huyệt Trật Biên, huyệt Hoàn Khiêu, huyệt Ân Môn, huyệt Ủy Trung, huyệt Thừa Sơn, huyệt Côn Lôn: Đối với đau thắt lưng kinh lạc Thái Dương và đau chân (đau cơ thần kinh tọa).
  • Huyệt Thân Trụ, huyệt Hoàn Khiêu, huyệt Phong Thị, huyệt Dương Lăng Tuyền: Đối với đau thắt lưng và đau chân kinh lạc Thiệu Dương.
  • Huyệt Thân Trụ, huyệt Mệnh Môn, huyệt Yêu Dương Quan: Được chọn theo vị trí đau kết hợp với huyệt Ủy Trung chữa đau thắt lưng.
  • Huyệt Thân Trụ, huyệt Dương Lăng Tuyền: Nóng, giảm chất lỏng trong ruột lớn và phân khô.
  • Huyệt Bá Liêu: Dễ đại tiện, chống táo bón.
  • Huyệt Quan Dương: Tiêu phân không tự chủ.
  • Huyệt Trung Quản, huyệt Thiên Xu, huyệt Khí Hải, huyệt Túc Tam Lý: Nhiệt gây tắc ruột già dẫn đến chướng bụng, táo bón.
  • Huyệt Yêu Dương Quan: Đặc trị phần lưng dưới bằng cách khử Lạnh-Ẩm và hóa đờm, tăng cường dương của Thận.
  • Huyệt Bá Hội, huyệt Trường Cường: Sa trực tràng ở trẻ em
  • Huyệt Bá Hội, huyệt Trường Cường, huyệt Kiên Tỉnh, huyệt Hợp Cốc, huyệt Khí Xung: Sa trực tràng

Tóm lại, vị trí huyệt đại trường du là cách 1,5 khoát ngón tay cách đường giữa sau tại ngang mức gai của đốt sống thắt lưng thứ tư (L4). Đây là huyệt đạo có vai trò chủ chốt trong điều hòa ruột và tăng cường sức mạnh cho vùng thắt lưng cũng như hai chi dưới. Theo đó, cần xác định huyệt đại trường du và day ấn để giúp cải thiện triệu chứng từ chướng bụng, tiêu chảy, táo bón cho đến đau thắt lưng, suy giảm vận động chi dưới, đau thần kinh tọa.

Hãy theo dõi trang web: Vinmec.com thường xuyên để cập nhật nhiều thông tin hữu ích khác.

Bài viết tham khảo: lesouffledumenhir.blogspot.com, yinyanghouse.com, sacredlotus.com, thaythuoccuaban.com, dongphuongyphap.com, tapchiyhoccotruyen.com, tapchidongy.org, phuctamduong.com, dieutridau.com, suckhoedoisong.vn

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

11.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Tìm hiểu tổng quan về huyệt Cách Du

    Huyệt Cách Du giữ một vai trò quan trọng trong hệ thống huyệt đạo của con người, có tác dụng điều trị nhiều vấn đề sức khỏe toàn thân như cao huyết áp, thiếu máu, thường xuyên đổ mồ hôi,...

    Đọc thêm
  • huyệt dương bạch
    Tác dụng khi day huyệt dương bạch

    Huyệt dương bạch là huyệt nằm trong hệ thống đường kinh Đởm ở vị trí số 14, hội với kinh Dương Minh và Dương Duy Mạch. Theo Trung Y Cương Mục, Dương có nghĩa là phía trên, phía trước, bên ...

    Đọc thêm
  • huyệt dương cốc
    Vị trí và tác dụng huyệt dương cốc

    Trong số các huyệt vị trên cơ thể, huyệt dương cốc là huyệt đạo đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Có thể châm cứu, bấm huyệt dương cốc hoặc phối hợp với các huyệt khác để điều trị nhiều ...

    Đọc thêm
  • Ngứa hai cẳng chân
    Vị trí và tác dụng của huyệt dương giao

    Trong số các huyệt đạo ở chân, huyệt dương giao đóng vai trò rất quan trọng. Các bác sĩ Y Học Cổ Truyền có thể bấm huyệt, châm cứu tại huyệt dương giao hoặc phối hợp với các huyệt khác ...

    Đọc thêm
  • huyệt phủ xá
    Vị trí và tác dụng của huyệt phủ xá

    Huyệt phủ xá là huyệt thứ 13 nằm trong nhóm Kinh mạch Tỳ, liên quan đến các vấn đề ruột dư viêm, đau do thoát vị... Vậy vị trí huyệt phủ xá nằm ở đâu và tác dụng huyệt phủ ...

    Đọc thêm