Có nên dùng thuốc đông y trị bệnh xương khớp?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Bùi Xuân Lực - Bác sĩ Y Học Cổ Truyền - Trung tâm Y Học Cổ Truyền Vinmec - Sao Phương Đông.

Viêm xương khớp là một tình trạng khuyết tật mãn tính ngày càng phổ biến, làm tăng tỷ lệ tàn tật ở người lớn tuổi. Nhiều người bị viêm khớp đang sử dụng các phương cách truyền thống như thảo dược, châm cứu, xoa bóp, ấn huyệt để giảm bớt các triệu chứng. Bên cạnh các thuốc giảm đau theo tây y, các thuốc đông y trị xương khớp cùng những biện pháp không dùng thuốc khác đã cho thấy hiệu quả cải thiện tình trạng đau nhức, cứng khớp cho bệnh nhân thoái hóa khớp, hạn chế tác dụng phụ.

1. Tổng quan về điều trị thoái hóa xương khớp

Thoái hóa xương khớp là một rối loạn theo thời gian và mãn tính của khớp hoạt dịch với nguyên nhân đa yếu tố, đặc trưng bởi sự tái tạo xương cụ thể và sự thoái hóa của sụn khớp. Lúc này, điều trị viêm xương khớp có bốn loại bao gồm không dùng thuốc, dùng thuốc, liệu pháp bổ sung, thay thế và phẫu thuật. Quá trình điều trị phải được thực hiện với các liệu pháp ít xâm lấn nhất và ít nhất một số phương pháp điều trị từ hai loại đầu tiên nên được sử dụng cho tất cả bệnh nhân viêm khớp.

Bước đầu tiên trong điều trị viêm khớp là liệu pháp điều trị bằng thuốc. Dựa theo các chiến lược dược lý, acetaminophen thường cung cấp cho bệnh nhân viêm khớp có mức độ nhẹ đến đau khớp vừa phải. Mặc dù có thể không giảm đau một cách đầy đủ cho nhiều bệnh nhân, acetaminophen trong một số trường hợp có hiệu quả tốt và ít độc tính, giúp đây trở thành liệu pháp ban đầu cho bệnh nhân viêm khớp.

Điều trị bằng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) bao gồm cyclooxygenase-2 (COX-2) - các chất ức chế cụ thể thường được sử dụng cho những bệnh nhân mà acetaminophen không kiểm soát được các triệu chứng. Tuy nhiên, sử dụng NSAID có thể dẫn đến một số tác dụng phụ như xuất huyết tiêu hóa, tăng huyết áp và rối loạn chức năng thận.

Thuốc giảm đau á phiện cũng được sử dụng cho những bệnh nhân bị đau xương khớp dữ dội. Người bệnh khi sử dụng nhóm thuốc này thường khó tránh khỏi một số tác dụng phụ như như ức chế hô hấp và táo bón.

Cuối cùng là quản lý phẫu thuật, đây là một lựa chọn khác cho bệnh nhân viêm xương khớp không cải thiện bằng thuốc và thể trạng chấp nhận được cuộc mổ, dự trữ sống còn lâu dài. Theo đó, phương cách này sẽ không phù hợp với người cao tuổi, vốn thường đi kèm nhiều bệnh lý mạn tính khác. Lúc này, thuốc đông y trị xương khớp sẽ là một lựa chọn chính yếu.

thuốc đông y trị xương khớp
Các thuốc đông y trị xương khớp đã cho thấy hiệu quả cải thiện tình trạng đau nhức

2. Các loại thuốc đông y trị xương khớp

Giá trị của thuốc đông y trị xương khớp

Các loại thuốc đông y trị xương khớp bằng thảo dược có nguồn gốc từ chiết xuất của một số loại cây nhất định. Vì các biện pháp chữa bệnh bằng thảo dược đã được sử dụng hàng ngàn năm, tính an toàn khá cao (nhưng điều này không phải lúc nào cũng chắc chắn).

Chính vì thế, vấn đề cần đặt ra là “Có nên dùng thuốc đông y trị bệnh xương khớp?”. Trong thực tế, người ta đã phát hiện ra rằng nội dung của nhiều loại thuốc đông y trị khớp không phải lúc nào cũng đúng với thành phần trên nhãn của chúng. Có lẽ mối quan tâm lớn nhất là các biện pháp điều trị bằng thảo dược qua hình thức là thuốc đông y trị xương khớp có thể độc hại và tương tác bất lợi với các loại thuốc kê đơn. Do đó, khi xem xét liệu các phương pháp đông y điều trị viêm quanh khớp vai hay bệnh xương khớp nói chung bằng thảo dược có an toàn hay không, câu trả lời chính xác là không thể chắc chắn.

Các loại thuốc đông y trị xương khớp đã được khuyên dùng

ASU (Avocado Soybean Unsaponifiables): ASU là một chiết xuất thực vật tự nhiên được làm từ bơ và dầu đậu nành. Các nhà nghiên cứu tin rằng ASU làm chậm quá trình sản xuất một số hóa chất gây viêm. Bằng cách đó, ASU có thể ngăn chặn sự phân hủy của sụn và giúp làm chậm sự tiến triển của viêm xương khớp.

Trầm hương Ấn Độ: Thành phần này có nguồn gốc là nhựa gôm từ vỏ của cây trầm hương được tìm thấy ở Ấn Độ. Giá trị của trầm hương là nhờ có tính kháng viêm và giảm đau; song giá trị này trong các bệnh lý xương khớp chưa ghi nhận thống nhất. Tổng quan của Cochrane đã tìm thấy bằng chứng chất lượng cao về việc cải thiện nhẹ cơn đau khớp và chức năng vận động khi dùng trầm hương.

Các phương pháp chữa bệnh bằng thảo dược chưa đủ bằng chứng về lợi ích

Móng mèo: Móng mèo lấy từ vỏ rễ khô của một loại cây thân gỗ mọc trong rừng mưa Amazon ở Peru và các nước Nam Mỹ khác. Cây vuốt mèo được cho là có đặc tính chống viêm, có thể bằng cách ức chế yếu tố hoại tử khối u-alpha.

Móng vuốt của quỷ: Móng vuốt của quỷ là một loại thảo mộc truyền thống được sử dụng ở Nam Phi. Hoạt chất trong cây vuốt quỷ có tác dụng giảm đau và viêm ở khớp. Loại thảo mộc này cũng có thể giúp giảm nồng độ axit uric ở những người bị bệnh gút. Các cảnh báo cụ thể liên quan đến việc sử dụng móng vuốt của quỷ như có thể ảnh hưởng đến nhịp tim và không nên được sử dụng cho những người đang được điều trị rối loạn nhịp tim.

Gừng: Gừng có nguồn gốc từ củ khô hoặc tươi của cây gừng. Gừng chứa các thành phần hoạt tính có thể có tác dụng giảm đau và chống viêm, có khả năng giảm đau khớp ở những người bị viêm xương khớp. Các cảnh báo liên quan đến gừng chủ yếu là có thể gây trở ngại cho các loại thuốc làm loãng máu.

Cây tầm ma: Cây tầm ma là một loại thực vật có thân được tìm thấy ở Hoa Kỳ, Canada và Châu Âu. Cây tầm ma được cho là có tác dụng giảm viêm và giảm đau nhức do viêm xương khớp. Cây tầm ma có thể ảnh hưởng đến thuốc làm loãng máu, thuốc tiểu đường, thuốc tim và có thể làm giảm huyết áp.

Cỏ thơm: Các sản phẩm của cỏ thơm thường là bao gồm lá cây cỏ sốt khô, nhưng tất cả các bộ phận của cây mọc trên mặt đất cũng có thể được sử dụng. Loại cây này có nguồn gốc từ đông nam châu Âu nhưng đã trở nên phổ biến khắp châu Âu, Bắc Mỹ và Úc. Được quảng cáo là có đặc tính chống viêm, cây cỏ thơm đã được chứng minh trong các nghiên cứu là không hiệu quả hơn giả dược.

Vỏ cây liễu: Chiết xuất từ thân cây liễu đã được sử dụng như một loại thuốc giảm đau. Tuy nhiên, vào năm 2004, một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Thấp khớp học kết luận rằng chiết xuất vỏ cây liễu không cho thấy hiệu quả phù hợp ở những bệnh nhân bị viêm xương khớp.

thuốc đông y trị xương khớp
Thoái hóa xương khớp là một rối loạn theo thời gian và mãn tính

3. Các biện pháp Y Học Cổ Truyền bổ sung để điều trị xương khớp

Các biện pháp bổ sung thường được định nghĩa là những hình thức thực hành liên quan đến sức khỏe không dùng thuốc. Phương cách phổ biến nhất của liệu pháp này được sử dụng để điều trị viêm khớp bao gồm liệu pháp năng lượng với xoa bóp bấm huyệt, châm cứu, yoga và tập thái cực quyền.

Việc sử dụng các biện pháp Y Học Cổ Truyền bổ sung để điều trị xương khớp gần đây đã cho thấy tính hiệu quả trong hỗ trợ các phương pháp dùng thuốc, giúp kiểm soát triệu chứng và cơn đau của viêm khớp. Hơn nữa, các nghiên cứu cũng đã báo cáo rằng có ít nhất một phần ba số người bị đau mãn tính đã áp dụng một số hình thức trong liệu pháp bổ sung đã được cải thiện chức năng vận động một cách đáng kể.

Tóm lại, Y Học Cổ Truyền có lịch sử lâu đời về hiệu quả và tính an toàn. Tuy nhiên, khi xem xét các thuốc đông y trị xương khớp bằng thảo dược, tốt nhất luôn cần tham vấn bác sĩ chuyên khoa, nhất là ở những người cao tuổi hay người có bệnh lý đồng mắc. Hơn nữa, một số thuốc đông y trị khớp vẫn chưa có bằng chứng chắc chắn nên cần thận trọng khi dùng. Mặt khác, các biện pháp không dùng thuốc như xoa bóp, bấm huyệt với hiệu quả tin cậy, nên được áp dụng tại nhà với các hướng dẫn chính xác giúp cải thiện cơn đau xương khớp.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

22.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan