Đông y chữa đau vai gáy

Điều trị đau vai gáy bằng phương pháp Đông y có thể trị được tận gốc cũng như hạn chế được phần nào nguy cơ bệnh tái phát. Để hiểu rõ hơn đông y chữa đau vai gáy như thế nào và bài thuốc đông y chữa đau vai gáy là gì, hãy cùng tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây.

1. Đông y chữa đau vai gáy được không ?

Trong Y học cổ truyền, những bài thuốc điều trị đau vai gáy là sự kết hợp của các loại thảo dược trên từng thể bệnh. Những bài thuốc này tác động đến xương khớp, các mạch máu và các khối cơ giúp lưu thông khí huyết, giải phóng kinh lạc ứ trệ, giảm co cứng, giảm đau, giảm tê bì hiệu quả và cải thiện chức năng của xương khớp. Ngoài ra, bệnh nhân khi được sử dụng trong thời gian dài các bài thuốc này cũng sẽ không làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Do đó, thường được nhiều người lựa chọn và áp dụng.

1.1 Ưu điểm của thuốc đông y trị đau vai gáy

  • An toàn và lành tính: Hầu hết các bài thuốc Đông y đều có nguồn gốc tự nhiên, sử dụng các bộ phận thân, rễ, hoa, lá, cành, quả của cây thuốc quý, được thu hái nên an toàn, lành tính, có thể sử dụng cho nhiều độ tuổi khác nhau, không lo độc tố tích tụ trong cơ thể.
  • Mang lại hiệu quả lâu dài, bền vững: Phương pháp chữa đau vai gáy cổ bằng Đông y thường khắc phục từ nguyên nhân gây bệnh, cải thiện dần các triệu chứng, cho hiệu quả cao, bền vững, tránh tái phát.
  • Ít hoặc không gây ra tác dụng phụ: Các bài thuốc từ thảo dược ngoài tác dụng chữa, đẩy lùi triệu chứng bệnh, ít khi gây ra tác dụng phụ không mong muốn, không ảnh hưởng đến gan, phù hợp chữa các bệnh mạn tính.

Ngoài ra, điều trị đau vai gáy bằng các bài thuốc y học cổ truyền còn có tác dụng bồi bổ khí huyết, tác dụng sâu vào căn nguyên gây bệnh, khắc phục được tình trạng, điều trị tận gốc và phòng ngừa tái phát.

1.2 Nhược điểm của thuốc đông y trị đau vai gáy

  • Tác dụng từ từ: Trái với thuốc Tây, khi sử dụng thuốc hoặc các thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ Đông y, tác dụng mang lại từ từ. Do vậy, người bệnh cần kiên trì sử dụng mới thấy hiệu quả, ít nhất từ 2-3 tháng.
  • Cách sắc thuốc kỳ công, mất thời gian: Đa phần các bài thuốc sẽ tốn nhiều thời gian sắc. Một số người không quen mùi thuốc thời gian đầu sẽ khó uống.
  • Nguồn thảo dược chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế: Một số bài thuốc, vị thuốc hiếm khó tìm sẽ gây khó khăn trong quá trình sử dụng.

2. 9 bài thuốc uống đông y chữa đau vai gáy

2.1. Thể phong hàn (đau vai gáy do lạnh)

Thường xảy ra đột ngột do co cứng các cơ thang, đòn chũm khi gặp lạnh , khi gánh vác nặng, gối cao YHCT cho răng do phong hàn xâm phạm vào các đường kinh mạch ở vai gáy gây ra

Triệu chứng: Đột nhiên vai gáy cứng đau quay cổ khó, ấn vào các cơ thang, đòn chũm thấy đau và co cứng so với bên lành, sợ lạnh, rêu trắng, mạch phù

Phương pháp điều trị: khu phong tán hàn, hành khí, hoạt huyết.

Nguyên liệu :

Ma hoàng 8 gam, Quế chi 8 gam, Sinh khương 4 gam, Bạch chỉ 8 gam, Phòng phong 12 gam, Cam thảo 6 gam, Đại táo 12 gam.

Thực hiện :

Các nguyên liệu đem sắc lấy nước uống ngày 1 thang

Hoặc có thể dùng 2 bài thuốc dưới đây:

  • Bài thuốc 1: can khương 8 gam, thương truật 8 gam, cam thảo 6 gam, phục linh 12 gam, quế chi 8 gam, xuyên khung 12 gam, ý dĩ 12 gam. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
  • Bài thuốc 2: khương hoạt 12 gam, độc hoạt 12 gam, quế chi 8 gam, xuyên khung 10 gam, tần giao 12 gam, chích cam thảo 6 gam, nhũ hương 6 gam, đương quy 12 gam, cành dâu 40 gam, mộc hương 8 gam. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

2.2. Thể phong đờm

Triệu chứng: Cổ cứng, vận động cổ hạn chế, đau mỏi vai gáy, đau nhức gân xương, chân tay tê cứng

Phương pháp điều trị: thông kinh hoạt lạc, trừ phong, hoạt huyết hóa ứ, quyết đờm.

Nguyên liệu :

Bạch chỉ 12 gam, Khương hoàng 12 gam, Xuyên khung 12 gam, Uy linh tiên 12 gam, Tang chi 30 gam, Mộ thông thông 30 gam, Bạch giới tử 9 gam, Hồng hoa 9 gam, Đườm nam tính 9 gam, Khương hoạt 9 gam, Quy đầu 15 gam

  • Nếu tê bì chân tay thêm 30 gam hoàng kỳ
  • Gáy lưng căng cứng thêm 24 gam cát căn, 5,4 gam long đờm thảo
  • Nhiệt uất: thêm 30 gam kim ngân hoa
  • Thấp nhiệt khiến miệng đắng, lo âu: thêm 9 gam hoàng cầm

Thực hiện:

  • Rửa sạch các vị thuốc lấy 700ml nước sắc lấy 300ml thuốc
  • Lọc bỏ phần bã
  • Chia làm 3 phần nước uống hết trong ngày. Hâm nóng khi uống. Mỗi ngày chỉ uống 1 thang

2.3. Thể can thận hư (nguyên nhân do thoái hoá đốt sống cổ)

Triệu chứng thường gặp: đau cứng vùng gáy, cúi xuống khó khăn, quay đầu khó khăn, càng vận động nhiều thì đau nhiều có khi có cơn giật hoặc đau từng cơn, có thể kèm theo vùng vai tê mỏi lan xuống hai tay, nằm nghỉ có đỡ đau, lưỡi đỏ ít rêu lưỡi, mạch tế sác.

Phương pháp điều trị: trừ thấp, khu phong, bổ can thận.

  • Bài thuốc 1: quyên tý thang.

Nguyên liệu :

Khương hoạt 8 gam, phòng phong 12 gam, xích thược 12 gam, nghệ vàng 12 gam, đương quy 12 gam, hoàng kỳ 12 gam.

Thực hiện

  • Rửa sạch các vị thuốc lấy 800ml nước sắc lấy 300ml thuốc
  • Lọc bỏ phần bã
  • Chia làm 3 phần nước uống hết trong ngày. Mỗi ngày chỉ uống 1 thang
  • Bài thuốc 2: bổ thận tráng cân

Nguyên liệu :

Thục địa 16 gam, đương quy 12 gam, ngưu tất 12 gam, tục đoạn 12 gam, thanh bì 10 gam, ngũ gia bì 12 gam, sơn thù 8 gam, bạch linh 12 gam, đỗ trọng 10 gam.

Thực hiện

  • Rửa sạch các vị thuốc lấy 500ml nước sắc lấy 100ml thuốc
  • Lọc bỏ phần bã
  • Chia làm 3 phần nước uống hết trong ngày. Mỗi ngày chỉ uống 1 thang. Uống liên tục trong 20 ngày

2.4. Thể huyết ứ (nguyên nhân do thoát vị đĩa đệm hay chấn thương)

Triệu chứng: vùng gáy cứng, xoay đầu khó khăn, đau nhức, những điểm đau dữ dội có thể có, gân xương đau mỏi, chân tay tê dại, lưỡi thâm tím, mạch sáp hoặc trầm hoạt.

Phương pháp điều trị: hành khí thông lạc, hoạt huyết hóa ứ, trừ thấp.

  • Bài thuốc 1: hoạt huyết thư cân

Nguyên liệu :

Kinh giới 10 gam, phòng phong 12 gam, chỉ xác 8 gam, thanh bì 8 gam, khương hoạt 12 gam, độc hoạt 12 gam, tục đoạn 16 gam, đỗ trọng 16 gam, đương quy 12 gam, ngũ gia bì 16 gam, ngưu tất 16 gam, hồng hoa 10 gam.

Thực hiện

  • Rửa sạch các vị thuốc lấy 800ml nước sắc lấy 300ml thuốc
  • Lọc bỏ phần bã
  • Chia làm 3 phần nước uống hết trong ngày. Mỗi ngày chỉ uống 1 thang
  • Bài thuốc 2: tứ vật đào hồng.

Nguyên liệu :

Thục địa 12 gam, đương quy 12 gam, xích thược 12 gam, xuyên khung 10 gam, đào nhân 8 gam, hồng hoa 6 gam.

Thực hiện

  • Rửa sạch các vị thuốc lấy 800ml nước sắc lấy 300ml thuốc
  • Lọc bỏ phần bã
  • Chia làm 3 phần nước uống hết trong ngày. Mỗi ngày chỉ uống 1 thang

2.5. Thể thấp nhiệt (đau vai gáy do viêm nhiễm)

Triệu chứng: Sưng, nóng, đỏ, đau, hạn chế vận động vùng vai gáy, có thể có sốt, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch phù sác.

Phương pháp điều trị: Khu phong, trừ thấp, thanh nhiệt giải độc, hành khí hoạt huyết.

  • Bài 1:

Nguyên liệu:

Hy thiêm thảo 16 gam, Rễ xấu hổ 12 gam, Kim ngân hoa 10 đến 12 gam, Diếp cá l0 gam, Sài đất l0 gam, Sinh địa 12 gam, Huyền sâm 12 gam, Ý dĩ 16 gam, Tỳ giải 12 gam, Cỏ xước 12 gam, Nga truật 12 gam.

Thực hiện :

  • Rửa sạch các vị thuốc lấy 800ml nước sắc lấy 300ml thuốc
  • Lọc bỏ phần bã
  • Chia làm 3 phần nước uống hết trong ngày. Mỗi ngày chỉ uống 1 thang
  • Bài 2 :

Nguyên liệu :

Khương hoạt 8 gam, bạch chỉ 10 gam, bạch thược 12 gam, cát cánh 12 gam, hoàng cầm 8 gam, thạch cao 12 gam.

Thực hiện :

  • Rửa sạch các vị thuốc lấy 800ml nước sắc lấy 300ml thuốc
  • Lọc bỏ phần bã
  • Chia làm 3 phần nước uống hết trong ngày. Mỗi ngày chỉ uống 1 thang

2.6. Đau vai gáy do âm hư dương cang

Triệu chứng: Cổ gáy cứng đơ khó chịu, bệnh trình kéo dài, chóng mặt ù tai, lưng đùi mềm yếu, mặt mắt đỏ, đầu nặng chân nhẹ, đi đứng lảo đảo, mạch huyền tế là thuộc âm khuy dương cang

Phương pháp điều trị: Bình can tiềm dương, nhu can tức phong

Nguyên liệu:

Thục địa 15 gam, Hoài sơn 30 gam, Đan sâm 30 gam, Bạch truật 30 gam, Câu đằng 30 gam, Phòng phong 15 gam, Long cốt 15 gam, Tào hưu 10 gam, Sơn thù 30 gam, Phục thần 30 gam, Ngũ vị 12 gam, Thiên ma 12 gam, Cúc hoa 30 gam, Ngọc trúc 30 gam, Mẫu lệ 30 gam

Thực hiện :

  • Rửa sạch các vị thuốc lấy 800ml nước sắc lấy 300ml thuốc
  • Lọc bỏ phần bã
  • Chia làm 3 phần nước uống hết trong ngày. Mỗi ngày chỉ uống 1 thang

2.7. Đau vai gáy hàn đờm

Triệu chứng: Hai bả vai đau nhức, cổ cứng, chân tay tê bì, vận động hạn chế

Phương pháp điều trị : tán hàn, trừ phong, trừ thấp, hành khí thông lạc, quyết đờm

Nguyên liệu :

Chỉ thực 8 gam, Trần bì 8 gam, Xương truật 12 gam, Cốt toái bổ 12 gam, Phòng phong 12 gam, Hoàng cầm 12 gam, Xuyên khung 12 gam, Bạch linh 16 gam, Đẳng sâm 16 gam. Táo đỏ 3 quả

Thực hiện :

  • Rửa sạch các vị thuốc lấy 800ml nước sắc lấy 300ml thuốc
  • Lọc bỏ phần bã
  • Chia làm 3 phần nước uống hết trong ngày. Mỗi ngày chỉ uống 1 thang

2.8. Đau vai gáy thể phong nhiệt

Triệu chứng : đau mỏi vùng vai gáy, đau nhức xương gân, toàn thân ê ẩm, sốt cao, mạch phù sắc, sợ nóng.

Phương pháp điều trị : hạ nhiệt, bồi bổ cơ thể, hoạt huyết tác ứ.

Nguyên liệu :

Đại táo 6 quả, Bạch thược 6 gam, Phòng phong 12 gam, Sài hồ 6 gam, Mộc hương 6 gam, Cam thảo 4 gam, Cát căn 20 gam

Thực hiện :

  • Rửa sạch các vị thuốc lấy 600ml nước sắc lấy 200ml thuốc
  • Lọc bỏ phần bã
  • Chia làm 3 phần nước uống hết trong ngày. Mỗi ngày chỉ uống 1 thang. Uống liên tục trong 20 đến 30 ngày

2.9. Đai vai gáy thể thận hư phong thấp

Triệu chứng : đau cứng vùng lưng, Cổ gáy cứng, đau nhức cột sống, đau kéo dài

Phương pháp điều trị : bồi bổ khí huyết, bổ thận, trừ thấp

Nguyên liệu :

Ngục thung dung 15 gam, Đan sâm 15 gam, Đẳng phong 15 gam, Uy linh tiên 15 gam

  • Tê dại chân tay thêm 10 gam khương hoàng
  • Đau nhức chi dưới thêm 10 gam ngưu tất

Thực hiện :

  • Rửa sạch các vị thuốc lấy 3 bát nước sắc lấy 1 chén thuốc
  • Lọc bỏ phần bã
  • Mỗi ngày chỉ uống 1 thang. Uống liên tục trong 10 đến 20 ngày
  • Có thể phơi khô các vị thuốc tán nhỏ thành bột mịn. Trộn bột với mật ong thành viên hoàn, mỗi ngày uống 20 gam với nước ấm.

3. Bài thuốc đắp vai gáy bằng Đông y

Có tác dụng hiệu quả trong giảm đau, giảm co cứng cơ, kích thích lưu thông máu và cải thiện các triệu chứng đi kèm

Bài 1 : Ngải cứu và muối hột

Nguyên liệu

Ngải cứu 100 gam, muối hột 50 gam

Thực hiện :

  • Ngải cứu rửa sạch, để ráo nước, rồi đem xào nóng với muối hột
  • Dùng khăn bông mềm bọc gọn lại rồi chườm lên vùng đau nhức
  • Hết 20 phút lại đem xào nóng và chườm thêm lần nữa
  • Thực hiện ngày 2 đến 3 lần giúp thư giãn và giảm đau hiệu quả.

Bài 2 : Kết hợp lá lốt, cúc tần rượu trắng

Nguyên liệu

Lá lốt 1 nắm, cúc tần 1 nắm, rượu trắng

Thực hiện :

  • Rửa sạch, đem 2 loại lá đi giã nhuyễn, Sau đó trộn với 1 ít rượu trắng
  • Xào nóng hỗn hợp lên
  • Dùng khăn bông mềm bọc tất cả lại để nguội bớt rồi đem đi chườm đắp lên vùng đau nhức
  • Thực hiện ngày 2 đến 3 lần, mỗi lần 30 phút

Trên đây là những bài thuốc được dùng phổ biến trong đông y để điều trị vai gáy, bạn có thể tham khảo để áp dụng theo ngay từ hôm nay.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

8.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan