4 cách nẹp đầu gối có thể tốt cho bệnh viêm khớp gối

Nẹp đầu gối cho bệnh nhân viêm khớp gối giúp hỗ trợ giảm đau xương bánh chè, cải thiện khả năng vận động và nâng cao sự tự tin trong sinh hoạt hằng ngày. Bên cạnh đó, nẹp cố định đầu gối còn có tác dụng giữ cho các khớp ở chân thẳng hàng và hỗ trợ quá trình hồi phục các dây chằng sau phẫu thuật.

1. Nẹp đầu gối là gì?

Bất kể do bệnh lý xương khớp nào, dù là viêm (ví dụ viêm khớp dạng thấp) hay thoái hóa khớp, đầu gối của người bệnh vẫn bị tổn thương nặng hơn vào bất kỳ thời điểm nào. Các dụng cụ trợ giúp như nẹp bảo vệ đầu gối có thể giúp giảm cảm giác đau, hỗ trợ khả năng vận động và thay thế phương pháp điều trị bằng các loại thuốc.

Thoái hóa khớp là một tình trạng rất phổ biến và có thể ảnh hưởng đến các khớp trong cơ thể. Người bệnh thoái hóa khớp gối thường có các triệu chứng đặc trưng như đau và cứng khớp. Nhiều trường hợp trong số đó cho biết nẹp đầu gối có thể mang lại hiệu quả để giảm 2 dấu hiệu trên. Nẹp cố định đầu gối có thể giúp giảm đau và cứng khớp nhờ việc hỗ trợ khớp vận động khi người bệnh di chuyển.

Bên cạnh đó, nẹp đầu gối được xem là cách giúp người bệnh tự tin hơn, đặc biệt khi họ cảm nhận được sự ổn định của khớp trong quá trình thực hiện các hoạt động, sinh hoạt hàng ngày.

2. Tác dụng của nẹp bảo vệ đầu gối

2.1. Hỗ trợ căn chỉnh khớp gối

Nẹp đầu gối có thể giúp những người bị viêm khớp gối điều chỉnh hình dáng khớp, tránh biến dạng. Đồng thời, theo các chuyên gia, nẹp hỗ trợ khớp gối tuy không chữa lành tình trạng viêm khớp nhưng sử dụng nẹp là một cách vừa giúp giảm đau vừa giúp ngăn cơn đau tái phát.

2.2. Hỗ trợ quá trình hồi phục các dây chằng

Trong bệnh lý chấn thương dây chằng chéo giữa (MCL), nẹp đầu gối có bản lề được các bác sĩ chỉ định cho người bệnh với mục đích hỗ trợ quá trình dây chằng hồi phục sau mổ.

Đối với trường hợp sau phẫu thuật rách dây chằng chéo trước, các bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu thường chỉ định người bệnh sử dụng nẹp cố định đầu gối có khóa để hỗ trợ cho quá trình hồi phục khớp sau phẫu thuật.

nẹp đầu gối
Nhiều người bệnh cho biết họ đã giảm đau đầu gối sau khi sử dụng nẹp đầu gối

2.3. Giảm đau khớp

Sự suy yếu chức năng của phần sụn dưới xương bánh chè là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đau khớp. Do đó, các bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh sử dụng các loại nẹp bảo vệ đầu gối để cố định giữ xương bánh chè tại chỗ và giảm đau.

Ngoài ra, để hạn chế đau, các bài tập tăng cường sức mạnh các cơ xung quanh khớp gối (như cơ tứ đầu và cơ khoeo) có thể giúp hỗ trợ khớp và ngăn ngừa các chấn thương khác nhau. Trong đó các bài tập có cường độ thấp như bơi lội, thể dục nhịp điệu dưới nước và đạp xe đạp tĩnh có thể mang lại hiệu quả tốt nhất.

2.4. Tạo tự tin khi vận động

Nhiều người bệnh cũng cho biết họ đã giảm đau đầu gối sau khi sử dụng nẹp đầu gối bằng chất liệu tổng hợp neoprene. Theo các chuyên gia, việc sử dụng nẹp hỗ trợ khớp gối giúp cung cấp hơi ấm, tạo sự vững chắc, hạn chế tình trạng sưng khớp và từ đó tạo hiệu ứng tâm lý tích cực. Nẹp đầu gối mang lại cho bệnh nhân cảm giác được hỗ trợ và phần nào nhắc nhở họ phải cẩn thận hơn trong các hoạt động thể chất mỗi ngày.

3. 4 loại nẹp hỗ trợ khớp gối

Hiện nay có nhiều loại nẹp đầu gối khác nhau trên thị trường, tuy nhiên không phải loại nẹp bảo vệ đầu gối nào cũng có tác dụng, đặc biệt với bệnh viêm khớp gối. Dưới đây là 4 loại nẹp hỗ trợ khớp gối cho người bệnh mắc các bệnh lý liên quan đến khớp gối.

3.1. Nẹp giảm áp (Unloader Brace)

Bác sĩ có thể chỉ định loại nẹp đầu gối giảm áp lực cho các trường hợp viêm khớp ở vị trí gần đường giữa của cơ thể. Nẹp giảm áp giúp cố định khớp gối đúng vị trí, đồng thời giảm tải áp lực bên trong khớp và tạo áp lực nhiều hơn cho phần ngoài khớp. Loại nẹp bảo vệ đầu gối này mang lại 2 lợi ích cơ bản là giảm đau và ngăn khớp gối phát ra tiếng kêu khi vận động.

3.2. Nẹp đầu gối có bản lề

Bác sĩ thường khuyến khích người bệnh sử dụng nẹp đầu gối có bản lề trong các trường hợp chấn thương dây chằng:

  • Trong chấn thương dây chằng chéo giữa: Đây là dây chằng ở vị trí gần với đường giữa của cơ thể nhất. Nẹp đầu gối có bản lề sẽ hỗ trợ hiệu quả cho quá trình phục hồi dây chằng và khớp;
  • Trong chấn thương dây chằng chéo trước: Sau quá trình phẫu thuật để điều trị các tổn thương, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng nẹp đầu gối bản lề có khóa thả, khi đó khớp gối sẽ được cố định khi nẹp khóa và uốn cong khi khi nẹp mở.
nẹp đầu gối
Nẹp cố định đầu gối có thể giúp giảm đau và cứng khớp

3.3. Nẹp cao su tổng hợp có đường cắt

Các bác sĩ khuyên dùng loại nẹp đầu gối này trong trường hợp sụn khớp giảm đàn hồi hoặc suy yếu chức năng và khiến người bệnh đau nhức. Nẹp đầu gối có đường cắt sẽ hỗ trợ người bệnh giảm đi sự khó chịu và giữ cho đầu gối ở vị trí bình thường.

Ngoài ra, loại nẹp hỗ trợ khớp gối này còn cho phép người bệnh thực hiện các bài tập tăng cường sức mạnh cho cơ tứ đầu đùi hoặc các nhóm cơ ở mặt trước đùi. Nẹp đầu gối bằng cao su tổng hợp có thể dễ dàng mua tại các cửa hàng bán đồ thể thao, hiệu thuốc hoặc mua trực tuyến.

3.4. Nẹp nén bằng cao su tổng hợp Neoprene

Loại nẹp đầu gối này có ưu điểm có độ nén cao, tạo hơi ấm và hạn chế tình trạng sưng khớp. Khi sử dụng sẽ mang lại sự tự tin cho người bệnh sự tự tin, giúp họ có cảm giác khớp được hỗ trợ khi thực hiện các động tác liên quan đến gối. Khi mang nẹp nén, người bệnh sẽ cẩn thận hơn khi thực hiện các hoạt động thể chất và do đó hạn chế tối đa những tác động xấu đến khớp gối.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: healthline, medicalnewstoday

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

8.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan