Điều trị tê bì chân tay: Những điều cần biết

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Mỹ - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Tê bì chân tay là triệu chứng phổ biến ở các bệnh thần kinh, bất kể người già hay người trẻ đều có thể gặp phải. Có rất nhiều nguyên nhân gây tê bì chân tay. Để điều trị tê bì chân tay hiệu quả cần phải dựa vào nguyên nhân gây bệnh.

1. Nguyên nhân gây tê bì chân tay

1.1. Tê bì chân tay sinh lý

Tê bì chân tay sinh lý có thể xuất hiện trong các trường hợp:

  • Ngồi lâu, đứng lâu, ngủ sai tư thế, làm việc dưới máy tính liên tục, chạy xe nhiều giờ, lao động nặng, ngồi xổm quá lâu... khiến mạch máu và dây thần kinh bị chèn ép, máu khó lưu thông
  • Tác động của thời tiết như: trời quá lạnh, thay đổi thời tiết đột ngột... dẫn đến rối loạn cảm giác, tê bì chân tay
  • Tê bì chân tay do tác dụng phụ của một số loại thuốc

1.2. Tê bì chân tay do chèn ép dây thần kinh

Tê bì chân tay bệnh lý do chèn ép dây thần kinh thường gặp trong các trường hợp:

Sút cân ở người bệnh tiểu đường
Tê bì chân tay bệnh lý do chèn ép dây thần kinh giữa thường gặp trong các trường hợp rối loạn chuyển háo như tiểu đường

2. Biểu hiện tê bì chân tay

Ban đầu, tê bì chân tay xuất hiện dưới dạng nhẹ với các cơn tê đầu ngón tay như bị kim chích, kiến bò hay cảm giác nhức mỏi tay. Sau đó, mức độ tê tăng lên, người bệnh càng ngày càng cảm thấy khó chịu, vùng bị tê cũng mở rộng ra, ban đầu chỉ là các ngón tay, ngón chân rồi lan ra cả bàn tay, bàn chân, cánh tay, cẳng chân. Người bệnh dần dần bị mất cảm giác ở các chi, khó cử động hơn.

Nhiều bệnh nhân còn có các triệu chứng đi kèm như: Đau thắt lưng, đau vai gáy, đau dọc theo đường dân thần kinh tọa....

3. Điều trị tê bì chân tay

Khám sàn chậu sau sinh
Điều trị tê bì chân tay cần dựa theo nguyên nhân gây bệnh

Điều trị tê bì chân tay cần dựa theo nguyên nhân gây bệnh. Trường hợp tê bì chân tay sinh lý thì không cần điều trị, người bệnh chỉ cần tăng cường vận động, luyện tập thể dục thể thao, xoa bóp chân tay thì các triệu chứng sẽ giảm dần và biến mất. Nếu tình trạng tê bì chân tay kéo dài, lặp đi lặp lại nhiều lần thì có thể là do bệnh lý, cần phải thăm khám và điều trị sớm để tránh các biến chứng nguy hiểm.

3.1. Điều trị triệu chứng, phục hồi

  • Dùng các loại thuốc giảm đau chống viêm không steroid
  • Dùng paracetamol phối hợp
  • Dùng vitamin nhóm B (uống hoặc tiêm)
  • Phối hợp các loại thuốc giãn mạch ngoại vi

3.2. Điều trị nguyên nhân

Điều trị chứng tê bì chân tay dựa trên nguyên nhân gây bệnh:

  • Tê bì chân tay do biến chứng tiểu đường: Kiểm soát đường huyết tốt, dùng thuốc ổn định tiểu đường, ăn kiêng, tăng cường vận động
  • Tê bì chân tay do rối loạn chuyển hóa Lipid máu: Kiểm soát lipid máu ở mức an toàn
  • Tê bì chân tay do thiếu vitamin: Bổ sung vitamin
  • Tê bì chân tay do thoái hóa cột sống: Điều trị thoái hóa
  • Tê bì chân tay do viêm khớp: Điều trị viêm khớp
  • Tê bì chân tay do nhiễm độc: Điều trị nhiễm độc...

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa.

Thạc sĩ. Bác sĩ Mỹ có kinh nghiệm trên 6 năm làm bác sĩ Nội khoa tại các Bệnh viện Trung Ương huế, Bệnh viện Đại học Y dược Huế; Bệnh viện Tâm Trí Đà nẵng; Bệnh viện Đà Nẵng. Hiện là Bác sĩ Nội Khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

39.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan