Hỏi đáp: Xẹp đốt sống L1 bao lâu có thể đi lại được?

Hỏi

Chào bác sĩ. Em bị té ngồi, đi chụp phim bác sĩ bảo em bị xẹp đốt sống L1 không kèm liệt, em bị được hơn 20 ngày. Đi tiểu bình thường, tình trạng của em thì khoảng bao lâu đi lại được ạ? Cảm ơn bác sĩ đã tư vấn giúp em.

Câu hỏi ẩn danh

Trả lời

Chào em. Xẹp đốt sống L1 do chấn thương do té không kèm liệt có thể làm đau vùng lưng, mất độ vững chắc và suy giảm chức năng cột sống, mất khả năng uốn cong tự nhiên, lâu dài có thể gây gù, vẹo cột sống. Nếu xẹp đốt sống mức độ nhẹ chỉ cần dùng thuốc giảm đau và các phương pháp vật lý trị liệu hỗ trợ giảm đau.

Em cần phải nằm nghỉ tại giường trong 6-8 tuần với đai lưng hỗ trợ cố định và giúp giảm đau. Trong thời gian này em cần tập vận động tay chân, tập hít thở sâu mỗi ngày, chăm sóc da vùng lưng và vùng tỳ đè ở hai chân, xoay trở toàn khối với đai lưng mỗi 2 giờ. Sau 6-8 tuần em có thể tập ngồi dậy đi lại bình thường, mang đai lưng liên tục khi đi lại, vận động. Không cúi xuống đột ngột, không chơi thể thao, không làm việc nặng trong 6 tháng đến 1 năm.

Nếu có những bất thường trong quá trình hồi phục sức khỏe, em nên đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để được bác sĩ kiểm tra và có những đánh giá cụ thể. Cảm ơn em đã gửi câu hỏi tới Vinmec. Chúc em mau chóng bình phục.

Được giải đáp bởi Thạc sĩ, Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Thanh Bình - Bác sĩ Phục hồi chức năng - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

17.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • hội chứng Arnold Chiari
    Hội chứng Arnold Chiari có nguy hiểm?

    Hội chứng Arnold Chiari hình thành trong quá trình phát triển của bào thai, đây là dị tật bẩm sinh gây ra bóp méo não quá mức do không phù hợp về kích thước hoặc sự biến dạng của một ...

    Đọc thêm
  • Đổ xi măng cột sống
    Đổ xi măng cột sống dưới X quang tăng sáng

    Xẹp đốt sống do loãng xương là bệnh lý thường gặp ở người lớn tuổi, đặc biệt ở phụ nữ sau mãn kinh. Có nhiều phương pháp điều trị xẹp đốt sống: cố định ngoài, phẫu thuật, điều trị nội ...

    Đọc thêm
  • vẹo cột sống học đường
    Vẹo cột sống ở thanh thiếu niên

    Vẹo cột sống là tình trạng cột sống có đường cong bất thường, có thể khiến người bệnh bị đau và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt. Trong đó, bệnh vẹo cột sống trẻ em khá phổ biến ...

    Đọc thêm
  • loãng xương
    Loãng xương sớm và những điều cần biết

    Loãng xương là tình trạng rối loạn chuyển hóa, làm tăng nguy cơ gãy xương. Bệnh thường gặp ở người lớn tuổi (trên 50 tuổi). Tuy nhiên, ngày nay, bệnh đang có xu hướng trẻ hóa với ngày càng nhiều ...

    Đọc thêm
  • patest 500
    Công dụng thuốc Patest 500

    Thuốc Patest 500 được dùng điều trị các vấn đề liên quan đến tư thế cột sống. Do tác động tới hệ thần kinh nên tác dụng phụ của thuốc có thể gây nguy hiểm đến thể trạng người bệnh. ...

    Đọc thêm