Vitamin C trong da liễu

Bên cạnh những tác dụng tốt của vitamin C như tăng cường miễn dịch, ngăn nhiễm trùng, tốt cho mắt,... vitamin C còn mang đến lợi ích cho làn da như: Ngăn ngừa nếp nhăn, tẩy tế bào chết, trị thâm nám, làm trắng da,...

1. Vitamin C là gì?

Vitamin C là một trong những chất chống oxy hóa tự nhiên. Hầu hết thực vật và động vật có thể tự tổng hợp vitamin C từ Glucose, tuy nhiên, con người và một số động vật có xương sống do thiếu men L-glucono-gamma lactone oxidase mà không thể tự tổng hợp vitamin C. Do vậy, chúng ta phải hấp thu vitamin C từ các nguồn tự nhiên như trái cây có múi, rau lá xanh, trái mọng, đu đủ và bông cải xanh. Ngược dòng lịch sử, những thức ăn nhiều vitamin C như chanh được các thuỷ thủ mang theo trong những chuyến đi dài để phòng tránh bệnh Scurvy, gây chảy máu nướu răng. Năm 1937, Giải Nobel được trao cho Bác sĩ Albert Szent Goyrgi cho thành công của ông trong việc phân tách phân tử vitamin C từ ớt chuông đỏ và xác định vai trò của vitamin C đối với bệnh Scurvy.

Sự hấp thụ vitamin C trong đường tiêu hoá bị hạn chế do cơ chế vận chuyển tích cực, và do đó chỉ có một lượng hữu hạn vitamin C được hấp thụ dù lượng uống vào cao. Hơn thế nữa, sinh khả dụng của vitamin trên da không đáng kể khi uống, nên ứng dụng của axit ascorbic bôi tại chỗ được ngành da liễu học ưu ái hơn.

2. Cơ chế hoạt động của vitamin C

2.1. Vitamin C - Chất chống oxy hoá

Vitamin C là chất chống oxy hóa dồi dào nhất trong da người, hình thành một phần của nhóm phức hợp của các chất chống oxy hoá có và không có bản chất enzyme, cùng tồn tại để bảo vệ da trước các gốc oxy hóa tự do. Do là vitamin tan trong nước, vitamin C hoạt động trong các ngăn chứa nước của tế bào. Khi da tiếp xúc với tia UV, gốc oxy hóa tự do như ion superoxide, peroxide và oxy đơn được tạo ra, lúc này, vitamin C bảo vệ da trước mất căn bằng oxy hóa (oxidative stress) bằng cách tuần tự hiến tặng các electron để trung hòa các gốc tự do. Tiếp xúc với tia UV làm giảm sự hiện diện của vitamin C trong da.

Vitamin C trong da liễu
Vitamin C là chất chống oxy hóa dồi dào

2.2. Tia UV, gốc oxy hóa tự do và tổn thương da – Vitamin C và sự bảo vệ quang học (photoprotection)

Như đã nhắc đến, tiếp xúc với tia UV sản sinh gốc oxy hóa tự do. Những gốc này bắt đầu các phản ứng theo chuỗi hoặc theo tầng làm phá huỷ tế bào. Tác động xấu của gốc tự do nằm ở việc biến đổi hoá học trực tiếp DNA tế bào, màng tế bào và các protein tế bào, bao gồm cả collagen.

Các chất chống oxy hoá cần thiết để trung hòa gốc tự do từ tia UV. Điều quan trọng cần nhớ là vitamin C có tác dụng chống cả tia UVB và UVA, và lượng nhỏ tia UVA lặp đi lặp lại xâm nhập vào lớp trung bì sâu gấp 30-40 lần tia UVB, vốn chủ yếu chỉ ảnh hưởng lớp thượng bì. UVA gây đột biến và phá hủy collagen, elastin, proteoglycan và các cấu trúc tế bào da khác. Do đó, tia UVA gây lão hóa da và hình thành hắc tố. UVB gây cháy nắng, tạo gốc tự do, đột biến biểu bì và ung thư da.

Mặc dù chỉ cần mỗi vitamin C đã có tác dụng bảo vệ quang học, nhưng nó hoạt động tốt nhất khi phối hợp với vitamin E, giúp tăng cường hoạt động của vitamin C lên gấp 4 lần. Vitamin C ưa nước giúp tái tạo vitamin ưa béo E. Do đó, vitamin C và E cùng bảo vệ ngăn ưa nước và ngăn ưa béo tương ứng của tế bào, hiệp lực hạn chế thương tổn mãn tính do tia UV bằng cách giảm đáng kể cả quá trình chết rụng tế bào và sự hình thành thymine nhị trùng (thymine dimer).

Sự kết hợp của 0,5% axit ferulic (một chất chống oxy hóa mạnh có nguồn gốc thực vật) với 15% vitamin C và 1% vitamin E có thể tăng hiệu quả của vitamin C gấp tám lần. Xin lưu ý rằng sự kết hợp bộ ba này rất hữu ích để giảm quang tổn hại cấp tính và mãn tính, và có thể áp dụng để phòng ngừa ung thư da trong tương lai.

2.3. Vitamin C và sự tổng hợp collagen

Vitamin C thiết yếu cho quá trình sinh hợp collagen. Vitamin C đã được chứng minh là có ảnh hưởng đến tổng hợp collagen định lượng, bên cạnh việc kích thích thay đổi về chất trong phân tử collagen. Vitamin C đóng vai trò là đồng nhân tố (co-factor) của men prolysyl và lysyl hydroxylase, vốn có vai trò để ổn định và liên kết ngang các phân tử collagen. Một cơ chế khác về ảnh hưởng của vitamin C đến sự tổng hợp collagen là sự kích thích quá trình peroxy hóa lipid, tạo ra sản phẩm là malondialdehyde, giúp kích thích biểu hiện gen collagen.

Vitamin C cũng trực tiếp kích hoạt quá trình phiên mã tổng hợp collagen và ổn định mRNA procollagen, từ đó điều chỉnh quá trình tổng hợp collagen. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Scorbut – bệnh thiếu vitamin C - do sự tổng hợp collagen bị suy giảm. Các nghiên cứu lâm sàng đã chỉ ra rằng việc sử dụng vitamin C làm tăng sản xuất collagen ở da người trẻ cũng như già.

2.4. Vitamin C - Chất khử hắc tố

Khi lựa chọn chất khử hắc tố, điều quan trọng là cần phân biệt giữa chất gây độc cho tế bào hắc tố và chất làm gián đoạn những bước chính của quá trình hình thành sắc tố. Vitamin C thuộc về loại sau. Vitamin C tương tác với các ion đồng tại vị trí hoạt động của tyrosinase và ức chế hoạt động của enzyme tyrosinase, do đó làm giảm sự hình thành melanin. Vitamin C cũng tác động lên sắc tố quang nang. Tuy nhiên, vitamin C là một hợp chất không bền. Do đó, nó thường được kết hợp với các chất khử hắc tố khác để có tác dụng tốt hơn.

2.5. Vitamin C - Chất chống viêm

Như đã nói trước đó, vitamin C ức chế NFkB- là tác nhân kích hoạt một số cytokine tiền viêm như TNF-alfa, IL1, IL6 và IL8. Vì vậy, vitamin C có hoạt tính chống viêm tiềm ẩn và có thể được sử dụng trong các tình trạng như mụn trứng cá và chứng đỏ mặt. Nó có thể thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương và ngăn ngừa tăng sắc tố sau viêm.

Vitamin C trong da liễu
Vitamin C có thể sử dụng trong tình trạng mụn trứng cá

3. Công thức Vitamin C bôi tại chỗ

Vitamin C có sẵn trên thị trường dưới nhiều dạng như kem, serum và miếng dán thẩm thấu qua da. Trong số này, chỉ có serum chứa vitamin C hoạt tính ở dạng gần như không màu. Nó không ổn định và khi tiếp xúc với ánh sáng sẽ bị oxy hóa thành Dehydro Ascorbic Acid (DHAA), tạo ra màu vàng. Sự ổn định của vitamin C được kiểm soát bằng cách duy trì độ pH nhỏ hơn 3,5. Ở độ pH này, điện tích ion trên phân tử bị loại bỏ và có thể hấp thụ tốt qua lớp sừng

Dưới góc độ lâm sàng, điều quan trọng cần lưu ý là hiệu quả của serum vitamin C tỷ lệ thuận với nồng độ, nhưng tối đa chỉ 20%. Thời gian bán thải trên da sau khi đạt được nồng độ tối đa là 4 ngày. Nguồn cung cấp vitamin C liên tục cần thiết để đạt được sự bảo vệ quang học đầy đủ và có thể đạt được bằng cách bôi vitamin C mỗi 8 tiếng. Vì tia UV làm giảm mức vitamin C trong mô, tốt nhất nên bôi vitamin C sau hơn là trước khi phơi tia UV. Sự kết hợp của tyrosine, kẽm và vitamin C đã được chứng minh là làm tăng sinh khả dụng của vitamin C lên 20 lần so với chỉ sử dụng mỗi vitamin C.

4. Tác dụng không mong muốn của Vitamin C bôi trực tiếp

Vitamin C bôi trực tiếp phần lớn an toàn cho việc sử dụng hàng ngày trong thời gian dài, có thể phối hợp an toàn cùng với các chất chống lão hóa tại chỗ thông thường khác như kem chống nắng, tretinoin, chất chống oxy hóa khác và axit alpha hydroxy như axit glycolic. Một số tác dụng không mong muốn nhẹ bao gồm cha chuyển màu vàng, tóc bị giảm sắc tố và ố vàng quần áo, do sự oxy hóa của vitamin C. Một khi vitamin C được bôi lên, không thể rửa hay lau sạch hoàn toàn. Các phản ứng như châm chích, ban đỏ và khô da hiếm khi được ghi nhận sau khi bôi vitamin C, nhưng có thể điều trị bằng cách bôi kem dưỡng ẩm. Cần cẩn trọng khi bôi vitamin C quanh mắt.

Mề đay và hồng ban đa dạng do sử dụng vitamin C bôi tại chỗ đã được ghi nhận. Liều độc hại của vitamin C gây quá trình tự chết của tế bào trong điều kiện phòng thí nghiệm cao gấp 100-200 lần liều khuyến cáo sử dụng hàng ngày, khiến vitamin C được công nhận có độ an toàn cao.

Tổng kết lại, vitamin C là một loại thuốc tự nhiên mang lại nhiều tác dụng được đánh giá tốt. Với độ an toàn cao, vitamin C ngày càng khẳng định được vị thế trong khả năng chống tổn thương do ánh sáng, tăng sắc tố, viêm mô và thúc đẩy chữa lành mô. Các nghiên cứu đang được tiến hành để nhằm cải thiện khả năng xâm nhập của nó vào lớp hạ bì để kích thích sản xuất collagen và loại bỏ các gốc tự do. Do đó, vitamin C hứa hẹn trở thành một loại thuốc chủ đạo trong thực hành da liễu tương lai.

Please dial HOTLINE for more information or register for an appointment HERE. Download MyVinmec app to make appointments faster and to manage your bookings easily.

Nguồn tham khảo: ncbi.nlm.nih.gov, byrdie.com

This article is written for readers from Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3K

Relating articles
  • chăm sóc da tay nhăn nheo
    How to care for wrinkled, dry hand skin

    Lão hóa là một quá trình tự nhiên khi cơ thể già đi. Dấu hiệu lão hóa dễ nhận thấy nhất là trên bề mặt da bàn tay. Nhiều người trong chúng ta chỉ tập trung chăm sóc da trên ...

    Readmore
  • da khô không ăn phấn
    Skin does not eat cream makeup what to do?

    Trang điểm là một nhu cầu thiết yếu của chị em phụ nữ. Tuy vậy, da khô không trang điểm là tình trạng gây ra nhiều lo lắng cho nữ giới, bởi dễ gây ra tình trạng sùi, mốc trắng, ...

    Readmore
  • Chống nhăn da mặt
    Wrinkled facial skin what to do?

    Nếp nhăn được định nghĩa là những nếp gấp trên da của bạn. Khi già đi, da sản xuất ít collagen và elastin hơn. Điều này làm cho da mỏng và suy giảm khả năng chống lại các tổn thương. ...

    Readmore
  • Dưỡng da
    Is your current skin care regimen right for you?

    Một thói quen chăm da đúng cách không chỉ giúp có được một làn da đẹp mà còn đảm bảo sức khỏe cho làn da và cả cơ thể. Đồng thời, cách chăm da cần phù hợp với từng loại ...

    Readmore
  • Chăm sóc da sau tuổi 60
    Notes on skin care after the age of 60

    Trong những năm 60 tuổi, các thay đổi trên làn da xảy ra là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là mọi người đều phải sống chung với chúng. Bởi chăm sóc da sau ...

    Readmore