Sang chấn tâm lý

Bài viết được viết bởi Kỹ thuật viên tâm lý Đơn nguyên Phòng khám Y học tái tạo và tâm lý giáo dục

Hiệp hội Tâm thần Mỹ (APA) định nghĩa sang chấn (chấn thương) là: Cá nhân trải nghiệm, chứng kiến sự kiện gây tử vong, có nguy cơ tử vong hoặc gây tổn thương nghiêm trọng hoặc đe dọa tới tính toàn vẹn về mặt thể chất của bản thân cá nhân hoặc người khác. Là phản ứng của cá nhân liên quan đến trạng thái căng thẳng, sợ hãi dữ dội, vô vọng, bất lực hoặc kinh hoàng.

1. Sang chấn tâm lý ở trẻ em được thể hiện như thế nào?

Đối với trẻ em, phản ứng liên quan đến hành vi vô tổ chức hoặc kích động. Trong đó:

+ Phản ứng tức thời: Phổ biến nhất là sốc và chối bỏ.

+ Phản ứng lâu dài: Bao gồm những phản ứng cảm xúc không báo trước, hồi tưởng, ám ảnh, căng thẳng trong các mối quan hệ và các vấn đề cơ thể như: đau đầu, buồn nôn...

  • Sang chấn tâm lý là hệ quả của việc trải qua tình huống căng thẳng hay mang tính đe dọa đến cuộc sống, khiến cá nhân trải nghiệm sự quá tải về cảm xúc và thể chất và để lại những tác động, hậu quả lâu dài lên các khía cạnh như thể chất, cảm xúc, xã hội, tinh thần hay tâm linh.”
  • 3 yếu tố cơ bản trong sang chấn: Tình huống sang chấn, trải nghiệm cá nhân, tác động.

+ Tình huống sang chấn: Sự kiện nằm ngoài trải nghiệm thông thường của con người, có tính chất đe dọa và độc hại.

+ Trải nghiệm cá nhân: Phản ứng căng thẳng và có liên quan đến nỗi sợ hãi, ghê tởm, bất lực, vô vọng, choáng ngợp, vượt quá khả năng đương đầu của người bình thường (quá tải).

+ Tác động: Hệ quả đa dạng và kéo dài lên toàn bộ các khía cạnh, chức năng sống của con người: Thể chất, nhận thức, cảm xúc, hành vi, tâm linh, các mối quan hệ xã hội

Sang chấn tâm lý đối với sự phát triển của trẻ em
Sang chấn tâm lý liên quan đến hành vi vô tổ chức hoặc kích động

2. Các loại hình sang chấn

  • Sang chấn cấp tính - mãn tính
  • Sang chấn đơn lẻ - phức hợp
  • Sang chấn mang tính lịch sử
  • Sang chấn mang tính lây lan - thứ phát
  • Sang chấn/ chấn thương tâm lý
  • Hội chứng stress sau sang chấn (PTSD)
  • Sang chấn phát triển
  • Các loại hình sang chấn khác

Mức độ phổ biến của sang chấn tâm lý:

  • Hầu hết mọi người đều có trải nghiệm phơi nhiễm với sang chấn.
  • Không có ai miễn dịch với sang chấn.
  • Mức độ ảnh hưởng, tác động của sang chấn lên mỗi cá nhân là khác nhau.
  • Sự kiên cường và khả năng phục hồi của mỗi người là khác nhau.

Sang chấn tâm lý là trải nghiệm mang tính cá nhân, vậy điều ảnh hưởng đến phản ứng của con người khi trải nghiệm sự kiện sang chấn?. Có thể kể đến một số nguyên nhân sau:

  • Đặc điểm của sự sự kiện sang chấn
  • Giai đoạn phát triển
  • Những đặc điểm cá nhân
  • Việc thực hiện chức năng trong quá khứ và hiện tại
  • Các nguồn lực phục hồi và hỗ trợ
  • Văn hoá
  • Hình thức đã được nhận sự hỗ trợ sau khi trải nghiệm sự kiện sang chấn
  • Đối với trẻ em thì phản ứng của cha mẹ có ảnh hưởng lớn đến trải nghiệm và phản ứng của trẻ.
bạo hành trẻ sang chấn tâm lý
Có nhiều loại hình sang chấn tâm lý khác nhau tác động đến trẻ

3. Cơ chế phản ứng tâm sinh lý với sang chấn

Khi sang chấn xảy ra, não bộ sẽ kích thích hoạt động của hạch hạnh nhân như tăng tiết hormone cortisoladrenalin; kích thích hoạt động của hệ thần kinh giao cảm, lúc này cơ chế Chiến - Biến - Tê liệt sẽ xảy ra tại não bộ.

Sang chấn tâm lý có thể ảnh hưởng đến mọi mặt trong đời sống của con người, nếu không được trị liệu và hỗ trợ phù hợp nó có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến phần đời còn lại.

4. Các biểu hiện, triệu chứng đặc trưng của sang chấn tâm lý

Các biểu hiện của sang chấn tâm lý

  • Về thể chất: Cảnh giác quá mức, luôn tìm kiếm các, dấu hiệu của sự nguy hiểm; Dễ giật mình; Mệt mỏi/kiệt sức; Ngủ không yên giấc; Đau mỏi và đau đớn
  • Về nhận thức: Suy nghĩ và ký ức về sự kiện (dù không muốn), Hình dung về sự kiện, Các cơn ác mộng, Tập trung và trí nhớ kém, Mất định hướng, Nhầm lẫn.
  • Về hành vi: Né tránh những địa điểm và hoạt động gợi nhớ đến sự kiện gây sang chấn, Né tránh tiếp xúc hoặc cách ly về mặt xã hội, Mất hứng thú trong các hoạt động thường nhật.
  • Về cảm xúc: Sợ hãi, Tê liệt hoặc tách rời, Trầm cảm, Tội lỗi, Tức giận và dễ bị kích động, Lo âu và hoảng loạn

Những phản ứng sau sang chấn thường gặp ở trẻ em

  • Dễ bị tổn thương, sợ hãi, lo âu;
  • Ký ức xâm nhập mạnh mẽ;
  • Rối loạn giấc ngủ;
  • Cảm giác tội lỗi/tự sỉ nhục;
  • Hành vi né tránh;
  • Khó khăn trong việc tập trung;
  • Tức giận;
  • Buồn bã;
  • Phản ứng cơ thể;
  • Thoái lui;
  • Chơi và “tái hiện” lại sự kiện sang chấn;
  • Các vấn đề kết nối và hòa nhập xã hội;
  • Những thay đổi về ý nghĩa và giá trị.

Trẻ em gặp phải sang chấn, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến:

  • Nhân cách, sự phát triển của trẻ;
  • Niềm tin về thế giới quan mang tính thảm họa;
  • Mối quan hệ liên cá nhân;
  • Sự phát triển đạo đức;
  • Sự phát triển sinh học;
  • Sự tự nhận thức;
  • Lòng tự tin;
  • Khả năng ứng phó;
  • Năng lực học tập;
  • Lựa chọn nghề nghiệp và chức năng nghề nghiệp;
  • Khả năng trở thành phụ huynh trong tương lai.
Cách giúp trẻ độ tuổi đi học thiết lập thói quen ngủ lành mạnh
Sang chấn tâm lý có thể ảnh hưởng đến học tập của trẻ

Sang chấn là trải nghiệm mang tính cá nhân, có những tình huống có thể là bình thường với người này nhưng lại gây sang chấn với người khác. Vì vậy, cần được thăm khám và trị liệu tâm lý cũng như có những hình thức hỗ trợ kịp thời.

Chăm sóc, bảo vệ, nuôi dưỡng trẻ là một quá trình dài, vì thế cha mẹ hãy là người bạn đồng hành giúp trẻ phát huy tốt khả năng về thể chất cũng như tinh thần của mình. Nếu nhận thấy trẻ có những dấu hiệu bất thường so với độ tuổi hay gặp khó khăn trong việc chăm sóc và dạy dỗ trẻ, bạn có thể đến Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nhận được sự giúp đỡ từ các bác sĩ và các chuyên gia tâm lý.

Please dial HOTLINE for more information or register for an appointment HERE. Download MyVinmec app to make appointments faster and to manage your bookings easily.

This article is written for readers from Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

36.3K

Relating articles
  • trẻ lên 3 chậm nói
    Children 3 years old slow to speak, what to do

    Trẻ lên 3 chậm nói có nhiều nguyên nhân khác nhau, tùy thuộc vào mức độ chậm nói và các dấu hiệu bất thường kèm theo mà đưa ra hướng chẩn đoán khác nhau. Nhìn chung, việc chậm nói khi ...

    Readmore
  • Trẻ 23 tháng tuổi
    Teach 2-year-olds how to share

    Dạy cho trẻ biết cách chia sẻ là một chủ đề khá thú vị và hữu ích đối với các bậc cha mẹ, nhất là những trẻ dưới 2 tuổi. Ở độ tuổi này, chúng ta thường quan sát thấy ...

    Readmore
  • Hỗ trợ tâm lý cho nạn nhân sau chấn thương
    Psychological support for victims after trauma

    Sau những sự cố chấn thương như tai nạn xe máy, ô tô, hỏa hoạn, ... gây nên các nỗi đau về thể xác và cũng là nguyên nhân của những nỗi đau về tinh thần và cảm xúc. Sự ...

    Readmore
  • Cách chữa lành vết thương sau biến cố
    How to heal wounds after the event

    Mặc dù vết thương tâm lý có thể gây ra phản ứng đáng sợ và khiến cơ thể bị suy nhược, nhưng đây cũng có thể là chất xúc tác cho những thay đổi tích cực trong một số trường ...

    Readmore
  • Trẻ 2 tuổi
    10 simple, fun activities for parents and preschoolers to do together

    Đối với trẻ mẫu giáo, ngay cả những trò chơi đã từng rất yêu thích cũng có thể mất đi sự hấp dẫn sau một thời gian. Dưới đây là gợi ý một số hoạt động đơn giản, vui nhộn ...

    Readmore