Nước ối trung bình là bao nhiêu?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Lê Hồng Liên - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Nước ối là yếu tố quan trọng trong việc duy trì sự phát triển và sinh tồn của thai nhi trong bụng mẹ. Trường hợp ít ối hoặc quá nhiều ối đều tiềm ẩn các nguy cơ xấu với thai nhi. Vậy nước ối trung bình là bao nhiêu?

1. Nước ối là gì?

Nước ối là một chất dịch loãng màu vàng nhạt bao quanh thai nhi, là yếu tố quan trọng cho thai nhi phát triển an toàn trong suốt thai kỳ. Nước ối sẽ giúp thai nhi cử động tự do trong bụng mẹ, cho phép bé phát triển toàn diện theo đúng chuẩn cơ thể người.

Nước ối trung bình là bao nhiêu?
Nước ối giúp bé phát triển an toàn trong bụng mẹ

Nhờ có dịch lỏng này mà phổi của bé mới phát triển và thân nhiệt của bé luôn ổn định. Nước ối cũng giúp bé được an toàn trước các tác động từ bên ngoài bụng mẹ.

Nước ối ở mỗi mẹ bầu sẽ khác nhau và tăng giảm khác nhau ở từng thời kỳ thai kỳ. Thông thường khi thai nhi được 37 tuần tuổi, nước ối đạt cao xấp xỉ 1000 ml. Nhiều trường hợp mẹ bầu có quá ít nước ối hoặc quá nhiều nước ối (thiếu ối hoặc đa ối). Cả 2 tình trạng này đều tiềm ẩn các nguy cơ xấu với thai nhi.

2. Chỉ số nước ối bình thường là bao nhiêu?

Chỉ số nước ối (ký hiệu là AFI) là thông số về lượng nước ối trong bụng mẹ bầu ở từng thời kỳ mang thai. Dựa vào chỉ số nước ối này bác sĩ sẽ cho các mẹ biết được tình trạng nước ối của thai nhi có bình thường hay không, có bị thiếu hay đa ối hay không.

Thông thường chỉ số nước ối theo tuần của thai nhi sẽ như sau:

  • 20 tuần tuổi, lượng nước ối khoảng 350ml.
  • 25 - 26 tuần tuổi lượng nước ối là 670ml.
  • 32 - 36 tuần nước ối ở thai nhi là khoảng 800 ml hoặc cao hơn.
  • Từ tuần 40 - 42 nước ối sẽ giảm xuống còn khoảng từ 540 - 600 ml. Đây là thời gian sắp sinh, theo dõi nước ối thời gian này cực kỳ quan trọng giúp chẩn đoán sức khỏe của thai nhi.

Dựa theo bảng chỉ số của nước ối thai nhi dưới đây, các mẹ bầu có thể biết được bé con của mình đang có mức nước ối bình thường hay không. Nước ối ở mức độ nào thì cần lưu ý đặc biệt.

Bảng chỉ số của nước ối thai nhi
Bảng chỉ số của nước ối thai nhi

3. Làm gì khi bị thiếu ối hoặc đa ối?

Với bảng chỉ số trên, chắc hẳn các mẹ bầu đã biết được nước ối thai nhi thế nào là bình thường và những nguy hiểm tiềm ẩn khi có sự bất thường về nước ối. Vậy phải làm gì khi thiếu nước ối hay đa ối?

Với những mẹ bầu bị thiếu nước ối, các mẹ cần duy trì một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Kết hợp nghỉ ngơi thoải mái và tránh làm việc nặng nhọc. Mẹ bầu cần bổ sung nhiều nước và ăn nhiều trái cây để hạn chế nguy cơ bị thiếu nước ối khi mang thai. Bổ sung nước ối bằng cách uống nước dừa được các mẹ áp dụng phổ biến, vừa giúp nước ối trong hơn.

Nước ối trung bình là bao nhiêu?
Bổ sung nước ối cho thai nhi khi bị thiếu ối

Trường hợp đa ối nhẹ thì không cần can thiệp mà chỉ cần chờ thai nhi đủ tháng nếu không có chỉ định khác nào từ bác sĩ. Trường hợp đa ối cấp thường sẽ chọc ối để làm giảm triệu chứng về hô hấp cho mẹ bầu. Đây là biện pháp có tính chất tạm thời. Nếu thai nhi có dị dạng cấu trúc hoặc bất thường nhiễm sắc thể các bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp để lựa chọn, trong đó có cả việc chấm dứt thai kỳ.

Thiếu ối hay đa ối đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thai nhi và mẹ bầu. Do vậy việc khám thai nhi định kỳ là vô cùng quan trọng trong suốt hành trình mang thai các mẹ nhé. Việc thăm khám thường xuyên và có sự tư vấn, chẩn đoán chính xác từ bác sĩ sẽ là giúp phát hiện những kịp thời các dấu hiệu bất thường ở thai nhi.

Please dial HOTLINE for more information or register for an appointment HERE. Download MyVinmec app to make appointments faster and to manage your bookings easily.

This article is written for readers from Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

373K

Relating articles
  • Màng ối
    Impact of amniotic fluid infection on pregnancy health

    Viêm màng ối là hiện tượng nhiễm khuẩn màng túi ối ở thai phụ. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, viêm màng ối có thể dẫn đến sinh non hoặc những nhiễm trùng nghiêm trọng ở cả ...

    Readmore
  • vòng thắt chi
    Congenital limb loop syndrome

    Hội chứng vòng thắt bẩm sinh là một căn bệnh rất hiếm gặp ở trẻ và có nguy cơ để lại dị tật rất cao. Hội chứng này biểu hiện qua các ngấn sâu trên các chi của trẻ nên ...

    Readmore
  • Bầu
    Effects of stillbirth on health

    Thai chết lưu không những làm ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tổn thương tinh thần của người phụ nữ và gia đình, đặc biệt là những gia đình hiếm muộn. Vì vậy, nữ giới cần khám sức khỏe, ...

    Readmore
  • Đau bụng dưới khi mang thai
    36 weeks 6 days pregnant often lower abdominal pain accompanied by bleeding is dangerous?

    Chào bác sĩ. Em hiện bầu 36 tuần 6 ngày, đau bụng dưới có ra một ít máu đỏ tươi. Cơn đau 10 phút diễn ra một lần. Một lần đau khoảng 20 giây. Nằm xuống nghỉ ngơi thì đỡ ...

    Readmore
  • tre-so-sinh-bi-nhiem-khuan
    In what ways can a newborn get an infection?

    Theo thống kê, số lượng trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn đang ngày một tăng lên. Có rất nhiều con đường, nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn sơ sinh. Có thể là nhiễm trùng sơ sinh qua ...

    Readmore