Tác động và ảnh hưởng của sự không phù hợp HLA trong cấy ghép máu cuống rốn

Bài viết được viết bởi TS Nguyễn Văn Tình, CN. Đỗ Hoàng Việt Tùng, CN. Lương Thị Thanh Hà và TS. Ngô Anh Tiến - Ngân hàng Mô Vinmec

Ảnh hưởng của việc không tương thích các alen kháng nguyên bạch cầu người (Human Leukocyte Antigen - HLA)-A, -B, -C, và -DRB1 giữa người cho và người nhận đã được phân tích khái quát dựa trên việc cấy ghép tủy xương và tế bào gốc máu ngoại vi. Trong quá trình ghép, với bất kỳ tế bào nào khi vào trong cơ thể có biểu hiện một số loại HLA khác không phải của cơ thể đó được coi là kẻ xâm lược và bị phát hiện bởi hệ thống miễn dịch của cơ thể.

1. Giới thiệu chung

Ảnh hưởng của việc không tương thích các alen kháng nguyên bạch cầu người (Human Leukocyte Antigen - HLA)-A, -B, -C, và -DRB1 giữa người cho và người nhận đã được phân tích khái quát dựa trên việc cấy ghép tủy xương và tế bào gốc máu ngoại vi. Trong quá trình ghép, với bất kỳ tế bào nào khi vào trong cơ thể có biểu hiện một số loại HLA khác không phải của cơ thể đó được coi là kẻ xâm lược và bị phát hiện bởi hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Tiếp theo đó dẫn đến sự đào thải mô chứa các tế bào đó. Điều này đặc biệt quan trọng trong ghép tế bào gốc máu cuống rốn, bởi nó dẫn tới việc thải ghép tế bào gốc được tiêm vào cơ thể. Do tầm quan trọng của HLA, các locus gen HLA là một trong số những yếu tố được xét nghiệm thường xuyên nhất khi tìm người tương hợp. HLA độ phân giải cao (HLA-A, HLA-B, HLA-C, HLA-DRB1, HLA-DQB1 và HLA-DPB1) là những yếu tố cần thiết để xác định sự tương hợp hoàn toàn, ngay cả khi những người cho-nhận có quan hệ huyết thống và họ hàng.

Những nghiên cứu về tác động của sự không phù hợp alen HLA đã chứng minh ảnh hưởng đến tỷ lệ tử vong không tái phát và sự hình thành bạch cầu trung tính ở đối tượng chủ yếu là trẻ em với liều lượng bất kì tế bào trong đơn vị máu cuống rốn là bao nhiêu.

Trong những ca ghép cho người trưởng thành, Brunstein và cộng sự báo cáo rằng mức độ không phù hợp alen HLA đối với độ phân giải cao trong HLA-A, -B, -C, -DRB1 và ​​-DQB1 không ảnh hưởng nhiều đến kết quả của ghép tế bào gốc MCR với hai đơn vị. Sanz và cộng sự lại báo cáo rằng sự gia tăng số lượng không phù hợp alen HLA ở người lớn vẫn có thể cải thiện về khả năng sống sót của bệnh nhân bằng cách giảm tỷ lệ tái phát. Nghiên cứu này của tác giả nhằm mục đích kiểm tra tác động của sự không phù hợp alen HLA đối với kết quả của ghép tế bào gốc MCR với một đơn vị ghép bằng cách sử dụng một quần thể nghiên cứu lớn gồm bệnh nhân trẻ em và người lớn.

Sự khác biệt về sự không phù hợp HLA cũng được đánh giá theo các phân nhóm, bao gồm năm cấy ghép, loại thuốc dự phòng bệnh ghép chống chủ do truyền máu và số lượng tế bào trong đơn vị máu cuống rốn. Kết quả của nghiên cứu này có thể cung cấp thông tin hữu ích để cải thiện việc lựa chọn các đơn vị máu cuống rốn. Tác giả sử dụng các phương pháp lựa chọn bệnh nhân, loại bệnh và các loại thuốc ức chế trong quá trình điều trị để phân tích thống kê.

2. Nhận định của tác giả về kết quả của quá trình ghép

Bằng việc áp dụng công cụ thống kê trên nhóm đối tượng bệnh nhi, trong nghiên cứu này, Hisayuki và cộng sự nhận thấy khả năng sống sót sau khi được điều trị ở nhóm có mức độ tương thích HLA đat từ 4/8 và 3-1/8 thấp hơn so với nhóm hoà hợp 6/8 alen HLA, nguyên nhân có thể là bởi lượng bạch cầu sau trung tính sau khi cấy ghép vẫn ở mức thấp cũng như tỷ lệ tử vong không do tái phát có xu hướng tăng cao...

Nhóm tương đồng HLA ở mức 8/8 và 7/8 ở bệnh nhân nhỏ tuổi có kết quả giảm nguy cơ bệnh ghép chống chủ do truyền máu cấp tính. Tuy nhiên, có vẻ như ảnh hưởng của bệnh ghép chống chủ do truyền máu đối với tỷ lệ sống bị hạn chế, tỷ lệ đáp ứng cao đối với điều trị bệnh ghép chống chủ do truyền máu trong ghép tế bào gốc MCR có thể gây ra mối liên hệ thiết yếu này giữa tỷ lệ mắc bệnh ghép chống chủ do truyền máu và tỷ lệ tử vong.

Trong nhóm độ tuổi trưởng thành, nhóm có sự tương đồng HLA ở mức 3-0/8 có tỷ lệ sống bệnh nhân xấu đi đáng kể, điều này có thể do sự làm giảm tỷ lệ tập trung bạch cầu trung tính và có xu hướng tăng tỷ lệ tử vong không do tái phát. Trong các nghiên cứu trước đây, kết quả của sự không phù hợp alen HLA trong ghép tế bào gốc MCR là không nhất quán. Một số tác giả đưa ra giải thích rằng sự không phù hợp HLA có liên quan đến sự phục hồi bạch cầu trung tính và tỷ lệ tử vong không do tái phát trong ghép tế bào gốc MCR, và ảnh hưởng này trên tỷ lệ tử vong không do tái phát được ghi nhận chung trên cả người lớn và trẻ em. Ngoài ra, một số tác giả cũng đưa ra nhận định ảnh hưởng của sự không phù hợp HLA cấp alen đối với kết quả của ghép tế bào gốc MCR bởi nhiều đơn vị nhưng không quan sát thấy bất kỳ sự khác biệt nào. Những khác biệt này có thể do sự chênh lệch về đặc điểm của bệnh nhân hoặc phương pháp ghép tế bào gốc MCR như loại bệnh điều trị, số lần ghép tế bào gốc tạo máu, loại thuốc dự phòng trong việc chống thải ghép.

kháng nguyên bạch cầu người (Human Leukocyte Antigen - HLA
Kháng nguyên bạch cầu người (Human Leukocyte Antigen - HLA)

Thông qua việc phân tích nhóm người trưởng thành thuộc đối tượng nghiên cứu, Hisayuki và cộng sự nhận thấy khoảng thời gian mà ghép tế bào gốc MCR được thực hiện không ảnh hưởng đến tác động của sự không phù hợp HLA đối với kết quả ghép tế bào gốc MCR, trái ngược với kết quả của các nghiên cứu về cấy ghép tủy xương. Khi tác động của sự không phù hợp HLA lên tỷ lệ sống sót của bệnh nhân được kiểm tra riêng biệt theo từng loại dự phòng bệnh ghép chống chủ do truyền máu, hiệu quả tỷ lệ sống sót của bệnh nhân với mức phù hợp 3-0/8 kém hơn đáng kể so với mức phù hợp 6/8 với CI + MTX đã được dự phòng. Tuy nhiên, không có tín hiệu tương tự như vậy với mức phù hợp 3-0/8 được quan sát khi sử dụng CI + MMF dự phòng. Sự khác biệt trong kết quả của các nghiên cứu trước về tác động của sự không phù hợp HLA đối với tỷ lệ sống sót của bệnh nhân có thể do sự khác biệt trong việc đánh giá sự không phù hợp HLA.

Một phát hiện khác của Hisayuki và cộng sự đưa ra rằng, trên nhóm bệnh nhân được ghép với mức độ tương thích là 8/8 chỉ số HLA ảnh hưởng xấu đến tỷ lệ sống sót của bệnh nhân so với chỉ số phù hợp 6/8 HLA ở nhóm có số lượng tế bào có nhân và tế bào gốc tạo máu cao. Mức ảnh hưởng này không thấy trong nhóm có số lượng tế bào có nhân và tế bào gốc tạo máu thấp. Khi ghép tế bào gốc với mức tương thích alen HLA thấp từ 3-0/8 không có sự khác biệt giữa các phân nhóm có số lượng tế bào có nhân và tế bào gốc tạo máu thấp về mức độ xấu tỷ lệ sống sót của bệnh nhân. Điều này có thể do số trường hợp ghép với tỷ lệ phù hợp 8/8 ít, có thể ảnh hưởng không được ước tính chính xác.

Một lời giải thích khác có thể là do liều TNC cao và tế bào CD34 có liên quan đến việc giảm tỷ lệ mắc bệnh ghép chống chủ do truyền máu và tỷ lệ tái phát cao trong trường hợp tương thích 8/8. Tuy nhiên, tác giả cũng đưa ra được vấn đề hạn chế chính của nghiên cứu này là mặc dù có tổng số trường hợp thống kê tương đối cao so với các nghiên cứu trước đó, số lượng bệnh nhân trong các nhóm không tương thích HLA của nhóm trẻ em là nhỏ, cũng như số lượng bệnh nhân trong nhóm tương thích HLA ở mức 8/8 và 7/8 nhóm phù hợp cho người lớn.

Ngoài ra, do thiết kế nghiên cứu hồi cứu, các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả khảo sát và thống kê chưa được theo dõi hết. Trong quá trình truyền máu cuống rốn, thời gian theo dõi trung bình ở các nhóm là ngắn (khoảng 2 năm) so với thời gian theo dõi dự kiến, dẫn đến việc đánh giá chưa chính xác hết.

Những phát hiện của nghiên cứu này cho thấy rằng sự phù hợp chỉ số HLA có thể có tác động đến kết quả trong ghép tế bào gốc MCR. Khi mức độ phù hợp thấp hơn 4/8 ghép tế bào gốc ở nhóm trẻ em và ở nhóm người lớn có thể làm giảm tỷ lệ sống bệnh nhân so với mức độ phù hợp HLA khác. Với trường hợp ghép ở mức độ phù hợp 8/8 và 7/8 HLA ở hai nhóm tuổi làm giảm nguy cơ bệnh ghép chống chủ do truyền máu. Ngược lại ở người lớn khi ghép mức độ phù hợp 8/8 lại làm tăng tỷ lệ tái phát. Tuy nhiên, chúng không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống bệnh nhân. Những kết quả này có thể cung cấp dữ liệu hữu ích cho việc lựa chọn đơn vị máu cuống rốn phù hợp.

HLA trong cấy ghép máu cuống rốn
Sự không phù hợp HLA tác động đến vấn đề cấy ghép máu cuống rốn

3. Lưu trữ tế bào gốc MCR tại Vinmec

Dự trên các công trình nghiên cứu trên thế giới về tiềm năng ghép tế bào gốc tạo máu từ MCR Ngân hàng mô Vinmec - Vinmec Tissue Bank (VTB) là một Ngân hàng đa mô phi lợi nhuận đã được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 10 năm 2019, dựa trên cơ sở Ngân hàng máu cuống rốn hoạt động từ tháng 03 năm 2014. Ngân hàng mô Vinmec hoạt động với sứ mệnh trở thành đơn vị cam kết cung ứng dịch vụ và đáp ứng nhu cầu của các cơ quan tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trong việc thu thập, tiếp nhận, xử lý, lưu trữ, bảo quản, trao đổi mẫu mô, tế bào, và các nguồn mẫu sinh học.

Ngân hàng mô Vinmec tập trung mọi nguồn lực để trở thành đơn vị đạt tiêu chuẩn thế giới (AABB, AATB, CAP, và ISO), đồng thời là đơn vị tiên phong trong việc cung ứng Nguồn mẫu sinh học từ cơ thể người cho mục đích khám bệnh, chữa bệnh, đào tạo, và nghiên cứu trong kỷ nguyên của Y học tái tạo và Y học chính xác.

Một trong những dịch vụ cung ứng cho bệnh nhân nhằm điều trị bệnh như: ung thư máu, suy tủy, suy giảm miễn dịch, đái tháo đường tuýp 1, bệnh tim mạch, bệnh xương khớp... Dịch vụ lưu trữ tế bào gốc MCR đã, đang và tiếp tục được Ngân hàng mô Vinmec tập chung phát triển vươn tầm quốc tế. Việc lưu trữ tế bào gốc MCR được coi như một loại bảo hiểm sinh học trọn đời và là một biện pháp bảo đảm tương lai sức khoẻ cho con bạn và gia đình bạn.

Hiện nay, Vinmec là Hệ thống Y tế đầu tiên tại Việt Nam nghiên cứu và ứng dụng thành công tế bào gốc trong điều trị nhiều bệnh nan y như ghép tế bào gốc chữa bại não, liệt do chấn thương cột sống, xơ gan, teo đường mật bẩm sinh... Do đó, khi cần sử dụng mẫu máu cuống rốn sẽ được điều trị bằng những phương pháp tiên tiến trong điều kiện cơ sở vật chất hiện đại, đem lại hiệu quả chữa trị cao. Trên thế giới hiện nay đã có trên 400 ngân hàng máu cuống rốn được thành lập tại 97 quốc gia. Tại Việt Nam, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong số ít những cơ sở y tế được Bộ Y tế cấp phép xây dựng ngân hàng mô. Về trang thiết bị Ngân hàng mô Vinmec đang sử dụng công nghệ tiên tiến và hiện đại bậc nhất trên thế giới hiện nay. Với Hệ thống tách tự động tế bào gốc từ máu cuống rốn AXP là hệ thống dành cho việc phân tách tế bào gốc từ máu cuống rốn. Hiệu quả đã được chứng minh, xử lý nhanh với thể tích mẫu máu cuống rốn lớn, tỷ lệ thu hồi tế bào sống MNC/CD34+ cao và đồng nhất (Nguyen và cộng sự). Hệ thống BioArchive là hệ thống dành cho việc lưu trữ và bảo vệ các tế bào thế giới hiện nay với công nghệ điều khiển máy tính và phần mềm theo dõi cung cấp sự bảo vệ tốt cho các mẫu đáp ứng nhu cầu trị liệu tế bào trong tương lai. Việc tham gia gia dịch vụ lưu trữ MCR tại Vinmec có những ưu điểm vượt trội của như:

  • An toàn tuyệt đối và tối đa thời gian lưu trữ
  • Quy trình xử lý, lưu trữ toàn diện, và khép kín
  • Chất lượng máu cuống rốn lưu trữ đạt chuẩn quốc tế
  • Bảo mật tối đa với hệ thống an ninh công nghệ cao
  • Khả năng ứng dụng cao

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Tài liệu tham khảo

Hisayuki Yokoyama, Yasuo Morishima, Shigeo Fuji, Naoyuki Uchida, Satoshi Takahashi. " Impact of HLA Allele Mismatch at HLA-A, -B, -C, and -DRB1 in Single Cord Blood Transplantation." Biol Blood Marrow Transplant 26 (2020) 519-528. https://doi.org/10.1016/j.bbmt.2019.11.001

Brunstein, Claudio G., et al. "Impact of allele-level HLA mismatch on outcomes in recipients of double umbilical cord blood transplantation." Biology of Blood and Marrow Transplantation 22.3 (2016): 487-492.

Sanz, Jaime, et al. "Impact on outcomes of human leukocyte antigen matching by allele-level typing in adults with acute myeloid leukemia undergoing umbilical cord blood transplantation." Biology of Blood and Marrow Transplantation 20.1 (2014): 106-110.

Nguyen, Phuong Hoang, et al. "Factors Affecting Human Umbilical Cord Blood Quality Before Cryopreservation: The Importance of Birth Weight and Gestational Age." Biopreservation and biobanking 18.1 (2020): 18-24.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

571 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan