Trẻ 13 tháng tuổi chưa biết đi có bất thường không?

Hỏi

Chào bác sĩ,

Con em được 13 tháng vẫn chưa biết đi. Bé biết lẫy và bò cũng khá trễ (lẫy lúc 5 tháng và bò lúc 9 tháng). Bé hay có tình trạng gồng người trước khi ngủ hoặc sau khi ngủ dậy (đưa 2 chân lên trời, tay cầm vật gì đó rồi bắt đầu gồng đỏ mặt). Bé thường gồng mình khoảng 5 đến 6 phút, nghỉ rồi lại gồng tiếp, cứ thế khoảng 10 hoặc 15 phút sau thì ngồi dậy tìm mẹ. Nếu không cho bé gồng hoặc bế bé lên lúc đó thì bé sẽ khóc và khó chịu, đòi nằm xuống để gồng. Bé ngủ dậy hay khóc nhè, lâu lâu lại thấy tự nhiên có hiện tượng đập đầu vào tường 2 hoặc 3 phát xong đau hay gì đấy rồi quay sang kêu mẹ. Lúc bé khóc nhiều sẽ có hiện tượng ngáp (em để ý thì thấy lúc nào cũng vậy). Bé rất thích những đồ vật có hình tròn như bánh xe, nút áo hoặc đồ chơi có hình tròn. Bé không ăn thịt cá rau củ, chỉ thích ăn trái cây hoặc bánh, rong biển và phô mai, uống sữa 1 ngày là 3 cữ, mỗi cử là 200ml. Em rất lo lắng cho tình trạng của bé. Bác sĩ cho em hỏi, trẻ 13 tháng tuổi chưa biết đi có bất thường không? Bé có thiếu chất hay chậm phát triển không?

Hà Thị Diệu Hiền (1991)

Trả lời

Được giải đáp bởi Bác sĩ Lê Thu Phương - Bác sĩ Nhi - Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Chào bạn,

Với câu hỏi “Trẻ 13 tháng tuổi chưa biết đi có bất thường không?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Trẻ 13 tháng tuổi chưa biết đi không tính là chậm so với mốc phát triển. Theo nghiên cứu, một đứa trẻ chỉ được coi là chậm biết đi khi đến hết thời điểm 18 tháng tuổi (1,5 tuổi) mà vẫn chưa biết đi. Tuy nhiên, con bạn có khá nhiều hành vi bất thường, rập khuôn định hình cùng thói quen ăn uống thu hẹp. Bạn cần cho bé đi khám ngay chuyên khoa Thần kinh - Tâm bệnh Nhi để được đánh giá, làm các xét nghiệm cần thiết để có chẩn đoán đúng, đủ, kịp thời cho con. Từ đó, bác sĩ sẽ dùng thuốc hoặc có chiến lược can thiệp phù hợp. Ngoài ra, về triệu chứng gồng mình, bạn cần chú ý:

  • Nếu trẻ hay co cứng chân tay thì bạn nên chú ý kiểm tra các tác nhân bên ngoài. Đầu tiên, bạn nên kiểm tra lại xem chỗ ngủ của trẻ có được thoải mái hay không, ánh sáng trong phòng ngủ có ổn không, xung quanh chỗ trẻ ngủ có ồn ào hay không.
  • Bạn hãy xem lại loại tã lót, quần áo trẻ đang sử dụng có gây ngứa ngáy, tổn thương da của bé hay không.
  • Nếu tình trạng gồng cứng người của trẻ vẫn tiếp diễn, bạn nên kiểm tra lại thực đơn của trẻ xem đã cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết cho trẻ chưa, đặc biệt là canxi. Bạn cũng nên biết cách cân đối thực đơn hằng ngày của trẻ để đảm bảo không thiếu cả những dưỡng chất khác.
  • Nếu tình trạng gồng cứng của trẻ vẫn tiếp tục kéo dài, cùng với đó trẻ có thêm biểu hiện như khóc lớn, hay nôn mửa, chậm phát triển thì bạn cần đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt để tìm ra nguyên nhân thật sự của tình trạng này.

Nếu bạn còn thắc mắc về trẻ 13 tháng tuổi chưa biết đi, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm bạn nhé. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • chậm phát triển ở trẻ
    Sự chậm phát triển ở trẻ em

    Tình trạng chậm phát triển ở trẻ có thể ảnh hưởng lớn đến nhiều khía cạnh sức khoẻ, cả về thể chất lẫn tinh thần. Điều này có thể gây ra các trở ngại lớn cho việc hoàn thiện các ...

    Đọc thêm
  • chứng khó đọc
    Nguyên nhân gây chứng khó đọc

    Hội chứng khó đọc là một rối loạn ngôn ngữ, thường gặp ở trẻ nhỏ và có thể gặp ở người trưởng thành. Nếu được phát hiện, can thiệp thích hợp thì người mắc chứng khó đọc có thể sinh ...

    Đọc thêm
  • Xương
    Ứng dụng của X quang đánh giá tuổi xương

    Chụp X quang tuổi xương để kiểm tra tuổi xương so với tuổi khai sinh thường được ứng dụng trong lĩnh vực pháp y, điều trị rối loạn phát triển cơ thể như lùn hoặc rối loạn nội tiết gây ...

    Đọc thêm
  • valacal
    Công dụng thuốc Valacal

    Valacal thuộc nhóm thuốc bổ sung khoáng chất và vitamin. Thuốc Valacal được điều chế ở dạng viên nén bao phim với thành phần chính là Calci carbonat, Magne hydroxit, kẽm sulfate, vitamin D. Những đối tượng thường được chỉ ...

    Đọc thêm
  • trẻ chậm phát triển
    Những điều cần biết về chậm phát triển tâm thần vận động

    Chậm phát triển tâm thần vận động là sự chậm lại hoặc cản trở các hoạt động trí óc hoặc thể chất của người bệnh với đặc trưng thường thấy là suy nghĩ chậm hoặc chuyển động cơ thể chậm ...

    Đọc thêm