Trẻ hơn 1 tháng tuổi không giật mình khi nghe âm thanh lớn có khả năng bị khiếm thính không?

Hỏi

Chào bác sĩ,

Con em hơn 1 tháng tuổi nhưng không giật mình khi nghe âm thanh lớn, không theo hướng bố mẹ trò chuyện. Bác sĩ cho em hỏi, trẻ hơn 1 tháng tuổi không giật mình khi nghe âm thanh lớn có khả năng bị khiếm thính không?

Khách hàng ẩn danh

Trả lời

Được giải đáp bởi Bác sĩ Hoàng Quỳnh Lan - Bác sĩ Sơ Sinh - Khoa Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Chào bạn,

Với câu hỏi “Trẻ hơn 1 tháng tuổi không giật mình khi nghe âm thanh lớn có khả năng bị khiếm thính không?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Có nhiều cách để bạn theo dõi thính lực của trẻ nhỏ. Dựa vào một số biểu hiện của trẻ, bạn có thể làm sàng lọc câm điếc bẩm sinh như sau:

  • Ở trẻ sơ sinh : Quan sát phản xạ khi nghe, cử động của trẻ. Trẻ bình thường sẽ chớp mắt, cử động chân tay, giật mình hoặc khóc khi có tiếng động. Nhưng trẻ bị khiếm thính sẽ không có các biểu hiện trên.
  • Ở trẻ từ vài tháng đến 1 tuổi: Ở tuổi này trẻ đã biết chú ý, quay đầu theo các hướng phát âm của các dụng cụ như chuông, lục lạc. Khi nghe các âm thanh quá to như tiếng còi ô tô, đồ vật rơi mạnh,... trẻ sẽ giật mình tỉnh giấc hoặc khóc. Trẻ bị khiếm thính sẽ không có các phản xạ này.

Với trẻ sơ sinh, bạn có thể theo dõi phản ứng của trẻ khi có tiếng động mạnh, trẻ giật mình là phản xạ bình thường. Trường hợp bé nhà bạn 1 tháng tuổi, không thấy bé có phản ứng với tiếng động mạnh, bạn nên cho trẻ đi khám với bác sĩ Tai Mũi Họng. Từ đó, trẻ được khám và làm test sàng lọc thính lực để đánh giá thính lực của con và được tư vấn chi tiết.

Nếu bạn còn thắc mắc về khiếm thính, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm bạn nhé. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Nghe
    Thính lực là gì?

    Con người phát triển ngôn ngữ bằng cách nghe và thính giác chính là cơ sở để xây dựng kĩ năng cảm xúc – xã hội, kĩ năng nhận thức và sau đó là khả năng đọc hiểu và các ...

    Đọc thêm
  • Khám tai
    Bệnh Meniere có chữa khỏi được không?

    Bệnh Meniere thể hiện sự rối loạn ở tai trong và gây ra cảm giác đầy tai, chóng mặt, mất thính lực ở người bệnh. Nếu được phát hiện sớm và có phương án xử lý kịp thời thì hiệu ...

    Đọc thêm
  • Nghe
    Khi nào cần đo thính lực?

    Thính giác đóng vai trò rất quan trọng trong việc tăng trưởng về mặt xã hội và tình cảm của con người. Đo thính lực giúp phát hiện sớm các dấu hiệu mất thính giác để điều trị và giảm ...

    Đọc thêm
  • huong-dan-do-thinh-luc
    Hướng dẫn đo thính lực

    Thính giác là một trong năm giác quan của cơ thể người, là bộ phận quan trọng giúp tiếp thu âm thanh bằng cách phát hiện các dao động qua tai trong. Một khi bộ phận này bị thương tổn ...

    Đọc thêm
  • Lão thính ở người cao tuổi
    Các phương pháp cải thiện tình trạng lão thính ở người cao tuổi

    Tình trạng suy giảm thính lực hay còn gọi là lão thính thường gặp ở những người trên 60 tuổi và tùy từng trường hợp sẽ có mức độ nghiêm trọng khác nhau. Hiện nay, có nhiều phương pháp điều ...

    Đọc thêm