Trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu có nguy hiểm không?

Hỏi

Chào bác sĩ, bé nhà em được 2 tháng 7 ngày. Bé sinh lúc 37 tuần do thai chậm tăng trưởng nên cho bé ra sớm (sinh thường). Lúc sinh bé 2,4kg, đầy tháng bé tăng lên 3,4kg và lúc 2 tháng bé được 4,6kg. Khi gần 2 tháng, bé bị đi ngoài ra một ít máu, em có theo dõi thêm thì không thấy ra máu nữa. Nhưng cách đây 2 ngày, bé đi ngoài có chấm máu nhỏ, và hôm nay lại ra một chấm nhỏ nữa. Bé không sốt, không bỏ bú hay bú ít đi. Em quan sát thêm thì thấy bé hay rặn, đi ngoài vẫn bình thường ngày 5-6 lần, phân vẫn vàng sệt nhưng mùi nặng hơn trước. Ngoài ra, từ lúc mới sinh tới 1,5 tháng bé đi ngoài 10 - 12 lần 1 ngày, phân sệt vàng bình thường). Vậy trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu có nguy hiểm không ạ?

Em cảm ơn

Câu hỏi ẩn danh

Trả lời

Chào bạn! Đối với câu hỏi liên quan đến trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu có nguy hiểm không? bác sĩ xin được trả lời như sau:

Với mức tăng trưởng cân nặng của em bé như vậy trong giới hạn bình thường. Còn đối với tính chất phân như vậy, để xác định nguyên nhân trẻ đi ngoài ra máu nhầy, bạn nên đưa bé đi khám và kiểm tra xem có nứt hậu môn không? Có vấn đề về nhiễm khuẩn tiêu hóa không? Bạn có thể đưa trẻ đến các cơ sở Y tế uy tín hoặc bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để được thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ những lo lắng tới Vinmec. Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Được giải đáp bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Đoàn Ngọc Quỳnh Trâm - Bác sĩ Nhi - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

14.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Bệnh trĩ
    Dấu hiệu bệnh trĩ, cách điều trị

    Nhận biết sớm các dấu hiệu bệnh trĩ sẽ giúp người bệnh có cách điều trị hiệu quả. Tuy nhiên hiện nay nhiều người vẫn còn khá thờ ơ với căn bệnh này và không biết dấu hiệu của bệnh ...

    Đọc thêm
  • Vết mổ trĩ có mủ phải làm sao?
    Nguyên nhân phổ biến của bệnh nứt hậu môn

    Trong các bệnh lý ở vùng hậu môn trực tràng, nứt hậu môn là bệnh phổ biến thứ 3 sau trĩ và nhiễm trùng. Bệnh nứt hậu môn tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây rất nhiều ...

    Đọc thêm
  • Rò hậu môn
    Chụp cộng hưởng từ rò hậu môn khi nào?

    Rò hậu môn là bệnh lý gây sụt giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh vì gây đau đớn và thường xuyên tái phát. Bệnh cần được điều trị triệt để bằng phương pháp phẫu thuật. Chụp cộng hưởng ...

    Đọc thêm
  • cây dương đề
    Cây dương đề có tác dụng gì?

    Cây dương đề là một loại thảo dược phổ biến trong y học dân gian, rễ cây của dược liệu này có thể điều trị khá nhiều loại bệnh. Hãy cùng tìm hiểu cây dương đề có tác dụng gì ...

    Đọc thêm
  • táo bón
    Điều trị táo bón do bệnh Crohn

    Mặc dù tiêu chảy phổ biến hơn ở bệnh Crohn, nhưng táo bón có thể xảy ra do chế độ ăn uống, uống nước, lười vận động hoặc dùng thuốc. Nếu bạn không đi tiêu trong vài ngày, trước tiên, ...

    Đọc thêm