Công dụng của siro Pulmorest

Thuốc ho Pulmorest có hoạt chất chính là Levodropropizin, có tác dụng kích thích cơn ho, giảm các triệu chứng bệnh đường hô hấp. Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được các tác dụng phụ, người dùng cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.

1. Thuốc ho Pulmorest là thuốc gì?

Siro Pulmorest có hoạt chất chất chính là Levodropropizin hàm lượng là 30 mg. Thuốc ho Pulmorest có tác dụng điều trị triệu chứng kích thích ho, ho khan, đây là kết quả của sự tắc nghẽn trong bệnh viêm phế quản và bệnh lý co thắt trong bệnh viêm thanh quản, viêm khí quản, hoặc có thể do liên quan đến nhiễm trùng.

2. Thành phần hoạt chất có trong siro Pulmorest

Trong mỗi 5 ml dung dịch thuốc Pulmorestcó chứa: 30 mg hoạt chất Levodropropizin và các tá dược vừa đủ.

Dược động học: Trong các nghiên cứu về dược động học của thuốc trên chuột và người, động học và chuyển hoá cho ra kết quả tương đương nhau. Theo đó, hoạt chất Levodropropizin được hấp thu nhanh, phân bố nhanh trong cơ thể sau khi uống.

Thời gian bán hủy của thuốc là từ 1 giờ đến 2 giờ. Tỉ lệ liên kết với protein huyết tương là từ: 11-14%. Thuốc Pulmorest được thải trừ khoảng 83% qua nước tiểu trong vòng khoảng 96 giờ. Uống liều thuốc Pulmorest tiếp theo sau 6-8 giờ không làm thay đổi dược động học của các liều đơn. Dược động học và sinh khả dụng của dung dịch uống tương tự như dạng siro.

Dược lực học: Hoạt chất Levodropropizin là một thuốc giảm ho có tác dụng ngoại vi trong ho khan. Thuốc làm ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương rất thấp so với các loại thuốc chống ho cũng có tác dụng lên hệ thần kinh trung ương như codein.

Cơ chế hoạt động: Trong các thử nghiệm lâm sàng ở những tình nguyện viên khỏe mạnh, hoạt chất levodropropizin làm giảm triệu chứng ho do tác dụng của acid citric. Tác dụng này được suy trì trong khoảng thời gian ít nhất là 6 giờ. Khi dùng thuốc ở liều điều trị, thuốc không gây ra các biểu hiện an thần nào trên thần kinh trung ương.

3. Chỉ định và chống chỉ định sử dụng thuốc ho Pulmorest

3.1.Chỉ định

Thuốc Pulmorest được sử dụng trong các trường hợp sau đây:

  • Thuốc được chỉ định điều trị triệu chứng kích thích ho, ho khan, đây là kết quả của việc tắc nghẽn như bệnh viêm phế quản.
  • Các bệnh lý co thắt như bệnh viêm thanh quản, viêm khí quản, có thể do liên quan đến tình trạng nhiễm trùng.

3.2.Chống chỉ định

Thuốc Pulmorest chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Thuốc Pulmorest chống chỉ định với người bệnh quá mẫn với bất cứ thành phần nào có trong thuốc.
  • Không uống thuốc Pulmorest khi bị tăng tiết dịch phế quản, giảm chức năng mao niêm (hội chứng Kartagener hay rối loạn vận động lông mi) hoặc người bệnh bị suy giảm chức năng gan nghiêm trọng.
  • Không dùng thuốc Pulmorest cho phụ nữ đang mang thai và phụ nữ đang cho con bú

Ngoài ra, trong thành phần của thuốc Pulmorest có chứa đường nên loại thuốc này cũng chống chỉ định đối với những người mắc bệnh tiểu đường.

4. Liều lượng và cách sử dụng Pulmorest

Thuốc Pulmorest được sử dụng bằng đường uống. Liều dùng thuốc cụ thể cho từng đối tượng như sau:

  • Ở người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Lấy 10ml siro (một chén đầy), uống 3 lần/ngày và uống cách nhau ít nhất 6 giờ mỗi lần.
  • Trẻ em trên 2 tuổi: 1-2mg/kg x 3 lần/ ngày, tổng liều lượng 3-6mg/kg mỗi ngày, cần uống cách nhau ít nhất 6 giờ mỗi lần.

Để thuận tiện, có thể dùng xấp xỉ với liều lượng thuốc như sau:

  • Trẻ em từ 10-20 kg: 3ml x 3 lần/ ngày
  • Trẻ em từ 21-30 kg: 5ml x 3 lần/ ngày
  • Trẻ em trên 30 kg: 10 ml x 3 lần/ngày

Cần lưu ý, việc điều trị bệnh vẫn cần tiếp tục theo chỉ dẫn của bác sĩ cho đến khi người bệnh hết các triệu chứng ho. Tuy nhiên, nếu sau một tuần điều trị bằng thuốc Pulmorest, nhưng người bệnh không hết ho hoặc có các triệu chứng khác thì cần đi khám lại để được xử trí hoặc kê đơn thuốc khác.

5. Thận trọng khi sử dụng thuốc Pulmorest

  • Hoạt chất Levodropropizin tuy có tác dụng điều trị bệnh hiệu quả nhưng không được khuyến cáo sử dụng trong thời gian dài. Vì vậy, sau khi điều trị bệnh một thời gian ngắn nhưng không thấy hiệu quả được cải thiện thì người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn. Theo đó, bệnh nhân cần được cảnh báo về các tác dụng phụ không mong muốn để có thể phòng tránh.
  • Hiện nay, độ ăn toàn sử dụng thuốc Pulmorest cho trẻ dưới 2 tuổi chưa được nghiên cứu. Vì thế, không nên sử dụng thuốc Pulmorest cho đối tượng này.
  • Cân nhắc giữa nguy cơ rủi ro và lợi ích khi dùng thuốc Pulmorest với bệnh nhân suy giảm chức năng thận nặng (ClCr < 35ml/phút).
  • Hoạt chất Methyl paraben, propyl paraben có trong thuốc Pulmorest có thể gây ra phản ứng dị ứng. Vì vậy, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

6. Tác dụng không mong muốn khi dùng Pulmorest

Trong quá trình sử dụng thuốc Pulmorest, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ nhưng rất hiếm gặp:

Ngoài những tác dụng phụ đã được liệt kê ở trên, nếu thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường thì người bệnh cần thông báo ngay cho bác sĩ, dược sĩ hoặc các nhân viên y tế để được xử trí kịp thời.

7. Tương tác thuốc Pulmorest

Trong các nghiên cứu không thấy có sự tương tác với thuốc thần kinh trung ương như Phenytoin, Imipramin, Benzodiazepin hoặc chất kháng histamin, Corticoid,... Tuy nhiên, người bệnh cần thận trọng khi sử dụng các loại thuốc an thần, đặc biệt ở những người bệnh nhạy cảm hoặc có nguy cơ ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương.

Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, tránh các tác dụng phụ, tương tác thuốc thì người bệnh hãy báo với bác sĩ về tất cả các loại thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe đang dùng và tiền sử bệnh đang mắc phải.

Tóm lại, thuốc ho Pulmorest có hoạt chất chính là Levodropropizin, có tác dụng kích thích cơn ho, giảm các triệu chứng bệnh đường hô hấp. Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được các tác dụng phụ, người dùng cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

10.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan