Công dụng của thuốc Codamox

Codamox thuộc nhóm điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng nấm và kháng virus. Thuốc được dùng trong điều trị các trường hợp bệnh lý như viêm amidan, viêm phế quản hoặc viêm thận,... Để biết thêm thông tin về thuốc Codamox, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.

1. Thuốc Codamox là thuốc gì?

  • Codamox là thuốc thuộc nhóm điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng nấm và kháng virus. Thuốc có thành phần chính là Amoxicilin trihydrat tương đương với Amoxicillin 500mg. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nang, hàm lượng 500mg mỗi viên, đóng gói 1 hộp 10 vỉ x 10 viên hoặc đóng theo chai 100 viên mỗi chai.
  • Amoxicillin là kháng sinh nhóm aminopenicillin, thuốc có phổ kháng khuẩn rất rộng, bao gồm cả vi khuẩn gram dương và gram âm. Đặc biệt là các trực khuẩn gram âm. Thuốc có tác dụng diệt khuẩn bằng cách ức chế sự tổng hợp mucopeptid thành tế bào vi khuẩn.
  • Amoxicillin có tác dụng diệt khuẩn tốt với liên cầu, tụ cầu không tiết men penicillinase, E. Coli, N. gonorrheae, Diplococcus pneumoniae, H. influenzae, Proteus mirabilis. Thuốc không có tác dụng với các chủng vi khuẩn tiết men Penicilinase, các trực khuẩn kháng lại với methicilin, tất cả các chủng Pseudomonas và hầu như các chủng klebsiella thuốc không có tác dụng.
  • Codamox hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa, sau khi vào trong máu, thuốc phân bố hầu hết ở các dịch trong cơ thể ngoại trừ dịch não tủy và mô não. Tuy nhiên khi não bị viêm thuốc lại ngấm qua dễ dàng.
  • Thải trừ: Thuốc thải trừ qua nước tiểu, thời gian bán thải của thuốc Codamox khoảng 1 giờ, ở những bệnh nhân bị suy thận con số này lên đến 7 - 20 giờ.

2. Thuốc Codamox có tác dụng gì?

Thuốc Codamox được dùng trong điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn như:

3. Liều dùng - cách dùng thuốc Codamox

Cách dùng: Thuốc Codamox dùng đường uống, bạn nên uống nguyên viên thuốc với một cốc nước đầy, có thể uống trước hoặc sau ăn đều được vì thức ăn không ảnh hưởng đến sự hấp thu và công dụng của thuốc.

Liều dùng: Thuốc Codamox được dùng theo chỉ định của bác sĩ, bạn có thể tham khảo thêm liều khuyến cáo dưới đây:

  • Liều thông thường: Dùng 250 đến 500mg/ lần, cách 8 giờ uống 1 lần.
  • Đối với người lớn và trẻ trên 40kg: Dùng liều từ 750 đến 3g/ ngày, chia làm nhiều lần, mỗi lần cách nhau 8 giờ.
  • Đối với trẻ nhỏ hơn 40kg: Dùng liều từ 20 đến 50mg/ kg cân nặng/ ngày, chia làm nhiều lần, mỗi lần cách nhau 8 giờ.
  • Đối với bệnh áp xe quanh răng: Dùng liều 3g/ lần, uống 2 lần cách nhau 8 giờ.
  • Đối với bệnh lý nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới cấp chưa có biến chứng: Dùng liều 3g/ lần, nhắc lại liều sau 10 đến 12 giờ tiếp theo.
  • Để dự phòng cho người có nguy cơ bị viêm nội tâm mạc tim, dùng liều 3g duy nhất 1 lần trước khi thực hiện các thủ thuật ví dụ như nhổ răng.
  • Đối với trường hợp nhiễm khuẩn hô hấp mức độ nặng hoặc tái phát: Dùng liều 3g/ngày chia làm 2 lần.
  • Trong trường hợp trẻ em từ 3 đến 10 tuổi bị viêm tai giữa có thể dùng liều 750mg/ ngày, chia làm 2 lần uống.
  • Đối với bệnh nhân bị suy thận, cần điều chỉnh liều dùng thuốc dựa vào mức lọc cầu thận. Đối với người có mức lọc cầu thận dưới 10ml/phút dùng liều 500g trong vòng 24 giờ. Với người có mức lọc cầu thận trên 10ml/phút dùng liều 500mg trong vòng 12 giờ.

4. Chống chỉ định của thuốc Codamox

Tuyệt đối không dùng Codamox cho người dị ứng hoặc quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc hoặc người có tiền sử mẫn cảm với tất cả các loại penicillin trước đó.

5. Tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc Codamox

Khi sử dụng Codamox, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn với tần suất khác nhau như:

  • Thường gặp nhất là nổi ban trên da, triệu chứng này thường xuất hiện sau 7 đến 10 ngày dùng thuốc. Bạn nên lưu ý và báo với bác sĩ để được hướng dẫn giải quyết sớm triệu chứng.
  • Ít gặp hơn, bạn có thể xuất hiện các rối loạn tiêu hóa khi dùng thuốc như buồn nôn, tiêu chảy,... hoặc các triệu chứng dị ứng trên da như mày đay, ban dát sần, nặng hơn có thể mắc hội chứng Stevens - Johnson.
  • Ngoài ra, bạn có thể gặp một số triệu chứng với tần suất rất hiếm như: Tăng men gan nhẹ, kích động, vật vã, mất ngủ, rối loạn hành vi,... hoặc thay đổi các chỉ số máu như giảm bạch cầu hạt, ban xuất huyết giảm tiểu cầu, thiếu máu và tăng bạch cầu ưa acid. Mặc dù hiếm gặp nhưng bạn cần lưu ý các triệu chứng này để có thể thông báo sớm cho bác sĩ điều trị.

Nếu gặp phải các triệu chứng này, người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc Codamox và thông báo cho bác sĩ để có hướng xử trí phù hợp.

6. Lưu ý khi sử dụng thuốc Codamox

Khi điều trị bằng thuốc Codamox, bạn cần lưu ý một số điểm sau:

  • Bạn cần kiểm tra định kỳ các chức năng gan và thận cũng như các chỉ số về máu trong suốt quá trình điều trị, đặc biệt là các trường hợp phải điều trị dài ngày.
  • Bạn cần báo với bác sĩ điều trị tất cả tiền sử dị ứng của bạn để được kiểm soát nguy cơ mẫn cảm với thuốc và có phác đồ chuẩn điều trị cho bạn.
  • Bạn cần báo với bác sĩ tiền sử bệnh lý của bạn, bao gồm các bệnh bạn đã và đang mắc và các loại thuốc mà bạn đang sử dụng vì Codamox có thể có những tương tác không tốt hoặc gây ảnh hưởng xấu với tình trạng bệnh của bạn. Đặc biệt là một số loại thuốc như Allopurinol trong điều trị gout, nifedipin hoặc các thuốc kháng sinh khác,...
  • Chưa có nghiên cứu rõ ràng về tính an toàn của thuốc Codamox đối với phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú. Do đó nếu bạn đang có thai hoặc đang trong thời kỳ cho con bú thì cần báo với bác sĩ để được cân nhắc quyết định sử dụng thuốc. Không được tự ý sử dụng Codamox để tránh các rủi ro không đáng có.
  • Đối với người lái xe hoặc vận hành máy móc, chưa có nghiên cứu rõ ràng về ảnh hưởng của thuốc Codamox trong trường hợp này, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định điều trị thuốc.

Trên đây là thông tin chi tiết về thuốc Codamox, nếu bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào thì hãy liên hệ với dược sĩ hoặc bác sĩ để được hỗ trợ giải đáp các vấn đề đó.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

301 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan