Công dụng của thuốc Olanzapine

Olanzapine thuộc nhóm thuốc an thần. Người bệnh chỉ nên dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ và tuyệt đối tuân thủ liều dùng để đảm bảo an toàn trong quá trình dùng thuốc. Vậy công dụng của thuốc Olanzapine là gì?

1.Olanzapine là thuốc gì?

Thuốc Olanzapine là một loại thuốc an thần (chống loạn thần) không điển hình. Thuốc này có nhiều đặc tính dược lý khác với thuốc chống loạn thần điển hình như ít tăng tiết prolactin, ít gây hội chứng ngoại tháp, ít gây loạn vận động muộn khi điều trị kéo dài. Olanzapine hiệu quả trên cả các biểu hiện dương tính, âm tính và ức chế của tâm thần phân liệt. Cơ chế tác dụng của thuốc Olanzapine khá phức tạp và chưa rõ hoàn toàn.

2. Công dụng của thuốc Olanzapine

Tác dụng của thuốc Olanzapine 10mg là để điều trị những bệnh lý tâm thần/ tâm trạng (như rối loạn lưỡng cực, tâm thần phân liệt,..). Ngoài ra, nó cũng có thể được sử dụng kết hợp với một số thuốc khác để điều trị trầm cảm.

Thuốc này có thể giúp giảm ảo giác và giúp bạn suy nghĩ rõ ràng hơn và tích cực hơn về bản thân. Bạn sẽ cảm thấy ít bị kích động, và hoạt bát hơn trong cuộc sống hàng ngày.

Thuốc Olanzapine cũng có thể được sử dụng để ngăn ngừa buồn nôn và nôn do hóa trị. Olanzapine trị mất ngủ cũng rất hiệu quả.

3. Chỉ định của thuốc Olanzapine

Thuốc Olanzapine 10mg được chỉ định trong điều trị một số bệnh:

  • Tâm thần hưng cảm ở người lớn và trẻ em từ 12 – 18 tuổi (phải được giám sát chặt chẽ bởi các bác sĩ chuyên khoa).
  • Tâm thần phân liệt và bệnh lưỡng cực.
  • Các cơn kích động hoặc một số các rối loạn hành vi trong tâm thần phân liệt, bệnh lưỡng cực và tâm thần hưng cảm ở người lớn (dùng dạng tiêm bắp).

4. Liều dùng và cách dùng thuốc Olanzapine

Thuốc Olanzapine là một loại thuốc được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Liều thuốc phải được hiệu chỉnh thận trọng trên từng đối tượng và sử dụng liều thấp nhất có hiệu quả. Liều dùng sẽ được tăng dần và chia nhiều liều trong ngày khi khởi đầu điều trị để giảm thiểu tác dụng không mong muốn.

4.1. Liều dùng

4.1.1. Liều dùng thuốc Olanzapine cho người lớn là gì?

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh rối loạn lưỡng cực:

  • Dùng đường tiêm với liều khởi đầu: Tiêm bắp 10mg/lần.
  • Dùng đường uống (đơn trị liệu) với liều khởi đầu: Uống Olanzapine 10mg 10-15mg/lần/ngày.
  • Dùng uống (liệu pháp phối hợp với lithium hoặc valproate) với liều khởi đầu: Uống Olanzapine 10mg/ lần/ngày.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh tâm thần phân liệt:

  • Dùng thuốc theo đường uống với liều khởi đầu: Uống 5-10mg/lần/ngày.
  • Dùng thuốc theo đường tiêm tác dụng ngắn với liều khởi đầu: Tiêm bắp Olanzapine 10mg/lần.

4.1.2. Liều dùng thuốc Olanzapine cho trẻ em là gì?

Liều dùng thông thường cho trẻ em mắc bệnh tâm thần phân liệt:

Đối với trẻ từ 8 đến 12 tuổi:

  • Liều dùng ban đầu: 2,5-5 mg/lần/ngày; tăng liều thêm 2,5 hoặc 5mg, 2 tuần một lần, đến liều mục tiêu là 10mg mỗi ngày một lần;
  • Liều dùng tối đa: 20 mg/ngày.

Đối với trẻ từ 13 đến 17 tuổi: Liều khởi đầu là 2,5-5mg uống mỗi ngày một lần.

4.2. Cách dùng thuốc Olanzapine

  • Dùng thuốc với dạng tiêm bắp, nhân viên y tế sẽ hòa tan thuốc Olanzapine 10mg bằng nước cất pha tiêm. Thuốc sẽ được sử dụng trong 1 giờ sau khi hòa tan. Thuốc chỉ được dùng để tiêm bắp sâu vào vùng cơ lớn.
  • Dùng thuốc với dạng viên nén: Bạn có thể uống trong bữa ăn hoặc cách xa bữa ăn. Viên nén chỉ nên được tách khỏi vỉ thiếc ngay trước khi sử dụng, bạn nên cho ngay vào miệng để được hòa tan bởi nước bọt. Sau đó nuốt với nước hoặc không cần nước. Trong trường hợp dùng một nửa viên nén, phải bỏ ngay phần viên còn lại, tuyệt đối không để lại trong vỉ thiếc để sử dụng tiếp. Nếu bạn bị buồn ngủ kéo dài, có thể sử dụng liều hàng ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.

5. Tác dụng phụ Olanzapine

Một số tác dụng phụ bạn có thể gặp khi dùng thuốc Olanzapine. Đi cấp cứu nếu bạn có bất cứ dấu hiệu của một phản ứng dị ứng như: phát ban; khó thở; sưng lưỡi, họng hoặc mặt, môi. Bạn phải ngừng sử dụng Olanzapine 10mg và gọi cho bác sĩ ngay nếu bạn có bất cứ phản ứng phụ nghiêm trọng như:

  • Cứng cơ, sốt cao, tim đập nhanh hoặc không đều, nhịp tim chậm, run rẩy, đổ mồ hôi, lú lẫn, cảm thấy như muốn xỉu.
  • Co giật hay không kiểm soát được cử động của mắt, môi, lưỡi, mặt, tay và chân;
  • Nói hoặc nuốt khó khăn.
  • Khô miệng, khát nước, cảm thấy rất nóng (có hoặc không có đổ mồ hôi), đi tiểu ít hơn bình thường hoặc không đi tiểu được.
  • Sốt, ớn lạnh, đau nhức cơ thể, các triệu chứng cúm, lở loét trong miệng và cổ họng.
  • Sưng ở tay hoặc chân.
  • Những thay đổi trong tính cách, suy nghĩ hoặc hành vi bất thường, ảo giác, hoặc có suy nghĩ làm hại chính mình.
  • Lượng đường cao trong máu (tăng cơn khát, chán ăn, hơi thở có mùi hôi, đi tiểu nhiều, buồn ngủ, khô da, buồn nôn và nôn).
  • Tê hoặc yếu đột ngột, lú lẫn, hoặc các vấn đề với tầm nhìn, lời nói, hoặc mất thăng bằng.
  • Đau bụng trên, ngứa, chán ăn, nước tiểu đậm màu, phân đất sét màu, vàng da (vàng da hoặc mắt).

Tác dụng phụ ít nghiêm trọng có thể bao gồm:

  • Tăng cân (nhiều khả năng trong thanh thiếu niên), tăng sự thèm ăn.
  • Đau dạ dày, táo bón, mất kiểm soát bàng quang.
  • Đau lưng, đau ở cánh tay hoặc chân.
  • Tê hoặc cảm giác tê tê.
  • Nhức đầu, chóng mặt, buồn ngủ, cảm thấy mệt mỏi hay bồn chồn.
  • Suy giảm trí nhớ.
  • Vú sưng hoặc tiết dịch (ở phụ nữ hoặc nam giới).
  • Trễ kinh nguyệt.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

177.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan