Công dụng thuốc Ancobon

Thuốc Ancobon thường dùng đơn độc hoặc phối hợp với các thuốc chống nấm khác để điều tra tình trạng nhiễm nấm nghiêm trọng đe doạ tính mạng. Để sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả bạn cần hiểu về công dụng, lưu ý khi dùng thuốc.

1. Công dụng thuốc Ancobon

Thuốc Ancobon có thành phần hoạt chất chính là Flucytosine. Đây là một loại thuốc chống nấm chống lại các bệnh nhiễm trùng do nấm gây ra. Thuốc Ancobon kìm hãm và tiêu diệt nấm bằng cách ngăn cản quá trình tổng hợp protein của nấm.

Ancobon được chỉ định sử dụng để điều trị nhiễm nấm nghiêm trọng ở máu, phổi, tim, hệ thần kinh trung ương và đường tiết niệu. Ancobon đôi khi được dùng kết hợp một loại thuốc khác gọi là Amphotericin B trong bệnh nấm gây đe doạ tính mạng, nhất là đối với những người có nguy cơ bị nặng như suy giảm miễn dịch, ung thư...

2. Cách sử dụng thuốc Ancobon như thế nào?

Để dùng thuốc đúng cách bạn cần thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ và hướng dẫn trên nhãn của nhà sản xuất. Dưới đây là một số lưu ý để dùng thuốc đúng:

  • Uống thuốc này với nhiều nước.
  • Thuốc này thường được chỉ định dùng 4 lần mỗi ngày và mỗi lần cách nhau 6 giờ để giảm các triệu chứng đường tiêu hoá.
  • Việc dùng thuốc Ancobon có thể gây ra buồn nôn và nôn. Cho nên, nếu bạn phải dùng nhiều hơn 1 viên thuốc mỗi lần, hãy uống mỗi lần 1 viên và nên uống cách nhau 15 phút để giảm cảm giác buồn nôn.
  • Các dấu hiệu bệnh nhiễm nấm của bạn có thể hết nhanh sau khi dùng thuốc. Nhưng đảm bảo rằng bạn vẫn sử dụng thuốc này theo chỉ dẫn của bác sĩ. Vì việc ngừng đột ngột hay quên liều khiến bạn có nguy cơ phát triển nấm cao hơn.
  • Vệ sinh tay thường xuyên với nước và xà phòng để giúp giảm nguy cơ lây nhiễm nấm cho những người xung quanh.
  • Lưu ý không dùng thuốc này để điều trị nhiễm virus hay cảm lạnh thông thường vì nó không có tác dụng diệt virus.

Quá liều có thể xảy ra gây các biểu hiện như buồn nôn và nôn, tiêu chảy, đau bụng vùng trên, chảy máu hoặc bầm tím bất thường. Cần tới ngay cơ sở y tế để được trợ giúp kịp thời.

Quên liều: Nếu bạn quên một liều thuốc hãy bổ sung ngay khi nhớ ra, nếu gần liều tiếp theo thì bạn bỏ qua liều đã quên và không dùng gấp đôi liều ở lần tiếp theo. Cố gắng đừng quên việc dùng thuốc này, vì nấm có thể phát triển trở lại.

3. Tác dụng phụ khi dùng thuốc Ancobon

Khi dùng Ancobon ngoài công dụng điều trị thì thuốc này cũng có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như:

  • Phản ứng dị ứng nghiêm trọng có thể xảy ra nhưng hiếm. Các biểu hiện bao gồm phát ban, nổi mày đay, đau bụng dữ dội, khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi hoặc cổ họng... đây là phản ứng nghiêm trọng và nguy hiểm cần được cấp cứu khẩn cấp.
  • Ngừng dùng thuốc và gọi cho bác sĩ ngay lập tức nếu bạn có các biểu hiện như: nhịp tim chậm, mạch yếu, ngất xỉu, thở chậm; đau ngực; nhầm lẫn, ảo giác; một cơn động kinh xuất hiện; da nhợt nhạt, dễ bầm tím, chảy máu bất thường ở mũi, miệng, âm đạo hoặc trực tràng; đột ngột thấy mệt mỏi không rõ lý do hoặc cảm thấy ốm, sốt, ớn lạnh, đau họng, lở miệng, đỏ hoặc sưng lợi, khó nuốt; vấn đề với thính giác; kali thấp với biểu hiện chuột rút, táo bón, nhịp tim không đều, đánh trống ngực, tăng cảm giác khát hoặc đi tiểu, tê hoặc ngứa ran, yếu cơ hoặc cảm giác yếu cơ; vấn đề về thận như đi tiểu ít hoặc không đi tiểu, tiểu đau, tiểu buốt hoặc khó khăn, sưng bàn chân hoặc mắt cá chân, khó thở hoặc các vấn đề về gan như buồn nôn, đau vùng bụng trên, ngứa, mệt mỏi, chán ăn, nước tiểu sẫm màu, phân bạc màu, vàng da, vàng mắt.
  • Các tác dụng phụ nghiêm trọng ở trên ít xảy ra nhưng cần theo dõi đặc biệt. Ngoài ra khi dùng thuốc các tác dụng phụ thường gặp có thể bao gồm: Buồn nôn và nôn, chán ăn, tiêu chảy; nhức đầu, chóng mặt; cảm thấy tê, ngứa ran hoặc đau rát ở bàn tay hoặc bàn chân của bạn; khô miệng hoặc phát ban trên da.

Không phải ai khi dùng thuốc cũng gặp các tác dụng phụ trên. Đôi khi bạn cũng gặp những tác dụng phụ khác, nếu thấy lo lắng hãy nói với bác sĩ để được tư vấn hợp lý nhất.

4. Một số điều cần lưu ý khi dùng thuốc Ancobon

Thuốc Ancobon không được chỉ định cho người bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Trước khi dùng thuốc bạn cần nói với bác sĩ về tiền sử dị ứng và các bệnh lý mà mình gặp phải, đặc biệt là:

  • Mắc bệnh lý về thận;
  • Rối loạn tế bào máu hoặc có bệnh lý về tủy xương;
  • Hệ thống miễn dịch yếu có thể do bức xạ hoặc do sử dụng thuốc gây ức chế miễn dịch;
  • Mất cân bằng điện giải: Chẳng hạn như lượng kali trong máu thấp. Để đảm bảo chắc chắn cần tiến hành xét nghiệm trước khi dùng thuốc.

Người ta không biết liệu rằng Ancobon sẽ gây hại cho thai nhi. Cho bác sĩ biết nếu như bạn đang mang thai hoặc dự định có thai. Nếu không thực sự cần thiết có thể không nên dùng khi mang thai.

Người ta không biết liệu khi dùng thuốc Ancobon thì Flucytosine có đi vào sữa mẹ hoặc gây hại cho em bé bú hay không. Vì vậy, bạn không nên cho con bú trong khi sử dụng thuốc này để đảm bảo an toàn cho trẻ.

Đây là thuốc kê đơn, bạn chỉ dùng khi được chỉ định và không tự ý thay đổi liều dùng, thời gian sử dụng thuốc, nếu ngưng dùng thuốc quá sớm sẽ làm cho tình trạng nhiễm nấm trở lại. Nếu thấy các dấu hiệu không thuyên giảm nên thăm khám lại ngay.

Tương tác thuốc: Nói với bác sĩ về tất cả các loại thuốc hiện tại của bạn, đặc biệt là Clozapine; chất bào tương; thuốc chống viêm không Steroid hoặc thuốc Deferiprone. Những thuốc này có thể xảy ra tương tác với thuốc Ancobon.

Bảo quản thuốc trong bao bì kín, tránh nóng, tránh ẩm và ánh sáng trực tiếp. Không dùng khi quá hạn hay hư hỏng. Để thuốc tránh xa tầm với của trẻ em.

Hy vọng với những thông tin trên bạn đã biết Ancobon thuốc gì và có công dụng như thế nào, cần lưu ý gì khi sử dụng thuốc để tránh ảnh hưởng tới sức khoẻ. Đảm bảo an toàn bằng cách dùng thuốc đúng chỉ dẫn và nếu có điều gì thắc mắc nên hỏi ý kiến bác sĩ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: drugs.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

127 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan