Công dụng thuốc Bactocill

Thuốc Bactocill chứa hoạt chất Oxacillin – kháng sinh thuộc nhóm Betalactam được chỉ định trong điều trị các tình trạng nhiễm khuẩn gây ra bởi vi khuẩn nhạy cảm như nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn da và mô mềm... Cùng tìm hiểu về công dụng và các lưu ý khi sử dụng thuốc Bactocill qua bài viết dưới đây.

1. Công dụng của thuốc Bactocill

Bactocill thuốc biệt dược chứa hoạt chất Oxacillin – một kháng sinh thuộc nhóm Betalactam. Thuốc được chỉ định trong điều trị các tình trạng nhiễm trùng gây ra bởi vi khuẩn nhạy cảm như nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn da và mô mềm... Penicillin hoạt chống chống vi khuẩn bằng ức chế tổng hợp vách tế bào từ đó làm tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.

Hoạt chất Oxacillin được chỉ định trong nhiễm khuẩn gây ra bởi tụ cầu vàng (Streptococcus aureus), phế cầu (Streptococcus pneumoniae)...

Chống chỉ định sử dụng thuốc ở người bệnh dị ứng với Oxacillin, các kháng sinh thuộc nhóm Betalactam hoặc dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc Bactocill.

2. Liều dùng của thuốc Bactronil

Thuốc Bactronil công dụng điều trị nhiễm khuẩn có liều dùng khuyến cáo phụ thuộc vào dạng bào chế, tình trạng người bệnh và được chỉ định bởi bác sĩ điều trị. Liều thuốc khuyến cáo cụ thể như sau:

Đối với dạng thuốc uống (viên nang, dung dịch thuốc uống):

  • Người trưởng thành, thanh thiếu niên và trẻ em nặng từ 40kg trở lên dùng liều 500mg – 1000mg cách mỗi 4 – 6 giờ;
  • Trẻ em nặng dưới 40kg dùng liều khuyến cáo là 12,5mg – 25mg/kg cân nặng cách mỗi 4 – 6 giờ.

Đối với dạng thuốc tiêm:

  • Người trưởng thành, thanh thiếu niên và trẻ em nặng từ 40kg trở lên dùng liều 250mg – 1000mg tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch cách mỗi 4 – 6 giờ;
  • Trẻ em nặng dưới 40kg dùng liều thuốc theo cân nặng, khuyến cáo từ 12,5 – 25mg/kg cân nặng tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp cách mỗi 4 – 6 giờ;
  • Trẻ sơ sinh và trẻ em sinh non: Liều thuốc được tính theo cân nặng và được chỉ định bởi bác sĩ điều trị. Liều thông thường là 6,25mg/kg cân nặng tiêm tĩnh mạch cách mỗi 6 giờ.

Người bệnh cần sử dụng thuốc Bactocill theo đúng chỉ định của bác sĩ, thời gian điều trị và liều dùng. Lưu ý không tự ý ngưng dùng thuốc khi tình trạng bệnh đã được cải thiện. Bởi việc ngưng sử dụng thuốc sẽ làm tăng nguy cơ tái nhiễm khuẩn nặng hơn và tăng nguy cơ đề kháng thuốc.

Phần lớn các Penicillin bị ảnh hưởng bởi thức ăn, vì vậy để đạt hiệu quả cao trong điều trị người bệnh nên dùng thuốc khi bụng đói (trước bữa ăn 1 giờ hoặc sau ăn 2 giờ) để đạt hiệu quả tối đa trong điều trị.

3. Tác dụng phụ của thuốc Bactocill

Thuốc Bactocill có thể gây ra một số tác dụng phụ sau:

  • Thường gặp: Tiêu chảy, đau đầu, ngứa âm đạo, tăng tiết dịch âm đạo, xuất hiện các mảng trắng trong miệng hoặc trên lưỡi;
  • Ít gặp: Thở nhanh, thở không đều, đau khớp, chóng mặt hoặc ngất xỉu, sưng mắt, các phản ứng dị ứng thuốc như nổi mày đay, phát ban da, ngứa;
  • Hiếm gặp: Đau bụng, co giật, giảm lượng nước tiểu, tiêu chảy, tinh thần suy sụp, buồn nôn, nôn, đau tại chỗ tiêm, đau họng, sốt, chảy máu bất thường, vàng mắt, vàng da...

Trường hợp các tác dụng phụ trở nên trầm trọng hơn, người bệnh cần ngưng dùng thuốc và thông báo cho bác sĩ điều trị để được xử lý kịp thời.

4. Lưu ý khi sử dụng thuốc Bactocill

Trước khi điều trị bằng Bactocill, người bệnh cần thông báo với bác sĩ điều trị nếu gặp phải các tình trạng bệnh lý sau:

  • Tiền sử dị ứng bao gồm bệnh hen suyễn, bệnh chàm, nổi mày đay, tiền sử dị ứng nói chung có thể gây phản ứng nghiêm trọng với Penicillin;
  • Các vấn đề về chảy máu như khó đông máu, vì người bệnh có thể dễ bị chảy máu hơn khi sử dụng Piperacillin, Carbenicillin, Ticarcillin, Oxacillin;
  • Suy tim sung huyết;
  • Người mắc các bệnh lý về thận;
  • Người mắc bệnh lý dạ dày và đường ruột (đặc biệt là viêm đại tràng) bởi nguy cơ bệnh tiến triển nặng hơn khi sử dụng kháng sinh nhóm Penicillin.

Trường hợp các triệu chứng bệnh không cải thiện sau 2 – 3 ngày dùng thuốc, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ điều trị để được chẩn đoán và xác định lại bệnh.

Thuốc Bactocill có thể gây tiêu chảy ở một số người bệnh:

  • Đối với tình trạng tiêu chảy nặng là dấu hiệu của tác dụng phụ nghiêm trọng, người bệnh lưu ý không tự ý sử dụng thuốc tiêu chảy mà cần thông báo với bác sĩ điều trị để được xử lý;
  • Đối với tình trạng tiêu chảy nhẹ, người bệnh có thể sử dụng nhóm thuốc tiêu chảy chứa Kaolin hoặc Attapulgite...

Đối với người bệnh tiểu đường đang điều trị bằng thuốc Bactocill, thuốc có thể làm sai lệch kết quả xét nghiệm nước tiểu. Người bệnh cần kiểm tra với bác sĩ điều trị trước khi thay đổi chế độ uống hoặc liều thuốc điều trị đái tháo đường.

Lưu ý ở người cao tuổi: Không cần hiệu chỉnh liều thuốc Bactocill ở người cao tuổi.

Lưu ý ở phụ nữ đang mang thai: Thuốc không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên việc sử dụng Bactocill ở phụ nữ đang mang thai cần được chỉ định bởi bác sĩ điều trị.

Lưu ý ở phụ nữ đang cho con bú: Thuốc bài tiết được vào sữa mẹ và có thể gây tác dụng phụ ở trẻ đang bú mẹ như tiêu chảy, nhiễm nấm, phát ban da... Vì vậy người bệnh cần ngưng cho con bú trong thời gian sử dụng thuốc Bactocill.

5. Tương tác thuốc

Thuốc Bactocill có thể tương tác với một số thuốc sau đây: Amifampridine, Alfentanil, Benzhydrocodone, Buprenorphin, Vắc xin dịch tả, kháng sinh Clarithromycin, Codein, Cyclosporine, Daclatasvir, Dihydrocodeine, Doxorubicin, Donepezil, Elbasvir, Entrectinib, Mestranol...

Hiệu quả của thuốc tránh thai đường uống có chứa Estrogen bị giảm khi sử dụng đồng thời với kháng sinh nhóm Penicillin. Vì vậy người bệnh cần sử dụng một biện pháp tránh thai bổ sung trong thời gian điều trị bằng thuốc Bactocill.

Tương tác thuốc xảy ra làm tác dụng điều trị của thuốc Bactocill, tăng nguy cơ gặp phải các tác dụng không mong muốn. Người bệnh cần thông báo với bác sĩ điều trị tất cả các loại thuốc đang sử dụng bao gồm cả thuốc không kê đơn, thuốc kê đơn và thực phẩm chức năng trước khi điều trị bằng thuốc Bactocill để đảm bảo an toàn, hiệu quả khi điều trị.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

116 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan