Công dụng thuốc Breakin

Bupropion là một chất ức chế tái hấp thu, gây giải phóng Dopamin và Norepinephrine. Thuốc Bupropion khả năng ức chế tái hấp thu dopamin mạnh hơn gấp 2 lần khả năng ức chế tái hấp thu Norepinephrine. Hoạt chất này có mặt trong thuốc Breakin. Vậy Breakin là thuốc gì?

1. Thuốc Breakin là thuốc gì?

Thuốc Breakin là thuốc gì? Breakin là một sản phẩm của Công ty TNHH Dược phẩm Đạt Vi Phú với thành phần chính là Bupropion, hàm lượng 150mg. Breakin 150 được bào chế dạng viên nén bao phim, quy cách đóng gói hộp 3 vỉ, mỗi vỉ 10 viên.

Bupropion là thuốc chống trầm cảm thuộc nhóm aminoketone, thuốc không có mối liên hệ hoá học nào với thuốc chống trầm cảm 3 – 4 vòng. Bupropion ức chế sự hấp thu Serotonin, Norepinephrine và tái hấp thu Dopamine, từ đó cho khả năng chống được trầm cảm, giúp người bệnh tránh được những hụt hẫng do thiếu chất kích thích, thiếu cảm giác hưng phấn như nicotin. Trong thực tế lâm sàng, bupropion còn hỗ trợ cai nicotin, sau 12 tháng cho tỷ lệ cai thành công cao gấp 2 lần so với những người cai thuốc lá không dùng sử dụng thuốc Bupropion.

2. Công dụng của thuốc Breakin

Thuốc Breakin 150 được chỉ định sử dụng trong các trường hợp sau đây:

  • Điều trị bệnh rối loạn trầm cảm;
  • Phòng ngừa các giai đoạn trầm cảm theo mùa, chủ yếu xảy ra ở những bệnh nhân mắc bệnh rối loạn cảm xúc theo mùa;
  • Tăng động: Khi trị liệu bằng thuốc Breakin cho bệnh nhân mắc rối loạn tăng động giảm chú ý, thường bắt đầu với một loại thuốc kích thích thần kinh trung ương. Trong trường hợp người bệnh không đáp ứng hoặc không dung nạp thì thuốc chống trầm cảm có thể được sử dụng.

3. Liều dùng của thuốc Breakin

Thuốc Breakin được dùng bằng đường uống với liều lượng như sau:

  • Điều trị trầm cảm: liều thuốc Breakin khởi đầu 100mg/lần - 2 lần/ngày. Tăng lên liều thuốc Breakin 100mg/lần - 3 lần/ngày sau ít nhất 3 ngày sử dụng thuốc (nếu cần thiết). Trong trường hợp bệnh nghiêm trọng, nếu không thấy cải thiện sau vài tuần điều trị, liều thuốc Breakin có thể tăng lên tối đa 150mg/lần - 3 lần/ngày;
  • Bệnh suy gan: Khi điều trị trầm cảm, việc giảm tần suất và/hoặc liều dùng thuốc Breakin cần được xem xét ở những bệnh nhân có bệnh suy gan nhẹ - vừa. Ở những bệnh nhân bị xơ gan nghiêm trọng, liều thuốc Breakin tối đa là 75mg/lần - 1 lần/ngày;
  • Bệnh suy thận: Trong điều trị trầm cảm với thuốc Breakin, việc giảm tần suất và/hoặc liều dùng thuốc Breakin nên được xem xét. Liều khuyến cáo thuốc Breakin ở những bệnh nhân này là 150 mg mỗi ngày 1 lần;
  • Trẻ em: Chưa có nghiên cứu về sử dụng thuốc Breakin để điều trị trầm cảm cho trẻ em, do đó không dùng thuốc Breakin cho bệnh nhân dưới 18 tuổi.

4. Sử dụng quá liều thuốc Breakin phải làm sao?

Triệu chứng quá liều thuốc Breakin: Ảo giác, buồn nôn, nhịp tim nhanh, mất ý thức và thậm chí có thể tử vong (quá liều lượng thuốc lớn). 1/3 các trường hợp quá liều Bupropion đã xảy ra tình trạng co giật.

Xử trí quá liều thuốc Breakin: Xem xét sử dụng than hoạt tính ở người lớn dùng nhiều hơn 450 mg Bupropion và thực hiện phương pháp này cho tất cả trẻ em, nếu được cấp cứu trong vòng 1 giờ sau khi uống Bupropion. Rửa dạ dày cũng có thể được sử dụng để làm giảm hấp thu Bupropion. Điều trị hỗ trợ. Có thể dùng benzodiazepin để trị co giật.

5. Tác dụng phụ của thuốc Breakin

Khi sử dụng thuốc Breakin, bệnh nhân có thể gặp các tác dụng không mong muốn:

  • Kích động, lo lắng và mất ngủ thường xảy ra trong giai đoạn đầu điều trị bằng hoạt chất bupropion. Thêm vào đó, các tác dụng không mong muốn thường gặp khác của thuốc Breakin bao gồm: Sốt, khô miệng, đau đầu/đau nửa đầu, chóng mặt, tiểu nhiều lần, nôn và buồn nôn, táo bón, run, đổ mồ hôi và nổi mẩn da. Phản ứng quá mẫn như ngứa, mày đay, phù mạch, khó thở và phản ứng dạng phản vệ đã xảy ra;
  • Hiếm có báo cáo về tác dụng không mong muốn của thuốc Breakin: hội chứng Stevens – Johnson và hồng ban đa dạng với biểu hiện nhịp tim nhanh, đau ngực, tăng huyết áp), giãn mạch, hạ huyết áp thế đứng, đánh trống ngực, ngất xỉu, lên cơn loạn tâm thần, nhầm lẫn, ác mộng, suy giảm trí nhớ, rối loạn vị giác, chán ăn, dị cảm, ù tai, rối loạn thị giác;
  • Hạ natri máu có thể xảy ra khi dùng thuốc Breakin, do tình trạng tiết hormon chống bài niệu không phù hợp khi sử dụng cùng thuốc chống trầm cảm, đặc biệt là ở người già;
  • Co giật phụ thuộc liều thuốc Breakin: có thể xảy ra khi dùng thuốc Bupropion nhưng cần đặc biệt chú ý ở những bệnh nhân chán ăn tâm thần, ăn vô độ tâm thần, bệnh nhân có tiền sử rối loạn co giật hoặc yếu tố dễ mắc khác. Tần suất xuất hiện cơn động kinh ở những bệnh nhân sử dụng thuốc Breakin liều khuyến cáo là khoảng 0,1 – 0,4%.

Các tác dụng không mong muốn khác do thuốc Breakin gây ra:

  • Tim mạch: Tim nhanh, loạn nhịp, nhồi máu cơ tim, đau ngực, ngừng tim; đau - tức ngực;
  • Hệ thống mạch máu não: Dị cảm, chóng mặt, ù tai, lẫn lộn, rối loạn dáng đi sau khi dùng thuốc Breakin để cai thuốc;
  • Tụy: thuốc Breakin có thể dẫn đến viêm tụy và khiến hoạt động của enzyme tụy cao hơn bình thường 3 lần;
  • Tác dụng phụ của thuốc Breakin trên da: Hồng ban đa dạng, bệnh vẩy nến, mày đay cấp, triệu chứng giống cảm cúm;
  • Tác động ngoại tháp: thuốc Breakin gây loạn trương lực cơ đầu và cổ, ảnh hưởng đến các cử động vô thức của thân, cánh tay và chân;
  • Quá mẫn: dùng thuốc Breakin có thể gây tăng bạch cầu ái toan, bệnh huyết thanh, triệu chứng tương tự bệnh huyết thanh.

6. Chống chỉ định sử dụng thuốc Breakin

Trước khi sử dụng thuốc Breakin bệnh nhân cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng. Theo đó thuốc Breakin 150 chống chỉ định sử dụng trong các trường hợp sau:

  • Rối loạn cơn động kinh;
  • Cuồng ăn hoặc chán ăn tâm thần;
  • Bệnh nhân đang điều trị hoặc đang trong vòng 14 ngày sau khi ngừng sử dụng thuốc IMAO;
  • Đồng thời điều trị thuốc Breakin với các thuốc có chứa Bupropion khá;
  • Ngừng đột ngột rượu hoặc thuốc an thần;
  • Tiền sử quá mẫn cảm với Bupropion hoặc bất kỳ thành phần nào khác của thuốc Breakin.

7. Thận trọng khi sử dụng thuốc Breakin

Thận trọng khi sử dụng thuốc Breakin trong những trường hợp sau đây:

  • Bupropion có thể gây co giật, do đó chống chỉ định dùng thuốc Breakin cho bệnh nhân bị bệnh động kinh;
  • Thuốc Breakin cũng chống chỉ định ở những bệnh nhân có tiền sử chán ăn tâm thần hay cuồng ăn tâm thần, bệnh nhân đang trong giai đoạn ngừng đột ngột rượu hoặc các benzodiazepin;
  • Thận trọng khi dùng thuốc Breakin ở những bệnh nhân có tiền sử rối loạn co giật khi dùng thuốc Breakin hoặc có các yếu tố nguy cơ khác như: xơ gan nặng, khối u thần kinh trung ương. Chỉ nên sử dụng thuốc Breakin ở những bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ khác gây co giật...;
  • Thận trọng khi dùng thuốc Breakin ở những bệnh nhân rối loạn lưỡng cực hoặc rối loạn tâm thần;
  • Thận trọng khi dùng thuốc Breakin ở những bệnh nhân có tiền sử nhồi máu cơ tim, bệnh tim không ổn định và bệnh nhân suy gan/thận;
  • Khi sử dụng thuốc Breakin cho bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm, bệnh nhân cần được theo dõi chặt chẽ ngay từ đầu quá trình điều trị cho đến khi có những cải thiện đáng kể nhằm ngăn ngừa nguy cơ tự tử;
  • Để thuốc Breakin xa tầm tay trẻ em;
  • Tương tự như các loại thuốc cùng nhóm, thuốc Breakin có khả năng tác động lên thần kinh trung ương, ảnh hưởng đến khả năng lái xe hay khả năng vận hành máy móc có thể bị ảnh hưởng. Do đó bệnh nhân dùng thuốc Breakin không nên lái xe hay vận hành máy móc;
  • Độ an toàn của thuốc Breakin đối với phụ nữ có thai chưa được xác minh. Nguy cơ đối với thai nhi và lợi ích đối với mẹ nên được cân nhắc cẩn thận khi quyết định điều trị bằng thuốc Breakin;
  • Thuốc Breakin có qua sữa mẹ, ảnh hưởng của hoạt chất Bupropion lên trẻ đang bú chưa được biết rõ. Tuy nhiên cần thận trọng khi sử dụng thuốc Breakin ở phụ nữ đang cho con bú.

8. Tương tác thuốc của thuốc Breakin

Tương tác thuốc của thuốc Breakin có thể xảy ra trong quá trình sử dụng như sau:

  • Phối hợp thuốc Breakin với Amantadine, Levodopa: làm tăng phản ứng không mong muốn của thuốc Breakin;
  • Thuốc Carbamazepin, chất cảm ứng CYP2B6 (efavirenz, phenobarbital, phenytoin, rifampicin) có thể làm giảm nồng độ thuốc Breakin trong huyết thanh;
  • Nồng độ Cyclosporin có thể bị giảm khi phối hợp với thuốc Breakin;
  • Nồng độ các thuốc chuyển hóa bởi CYP2D6 (desipramine, flecainide, haloperidol, iloperidone, imipramine, metoprolol, nortriptyline, propafenone, risperidone, tamoxifen, thioridazin) có thể tăng lên do thuốc Breakin;
  • Các thuốc làm giảm ngưỡng co giật (thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần, các steroid, theophylline, tramadol) phải cực kỳ thận trọng khi phối hợp với thuốc Breakin;
  • Thuốc Guanfacine làm tăng nguy cơ độc tính của thuốc Breakin, vì vậy khi điều trị cần theo dõi chặt chẽ bệnh nhân;
  • Các chất ức chế CYP2B6 (cimetidin, clopidogrel, ticlopidine) có thể làm tăng nồng độ của thuốc Breakin trong huyết tương và tăng nguy cơ xảy ra phản ứng không mong muốn của thuốc;
  • Bệnh nhân sử dụng Nicotin để thay thế trị liệu khi dùng chung thuốc Breakin có thể gây ra tình trạng tăng huyết áp;
  • Thuốc Ritonavir có thể làm giảm nồng độ huyết tương của thuốc Breakin dẫn đến giảm tác dụng;
  • Thuốc Breakin có thể ức chế sự chuyển hóa của một số SSRI, làm tăng nồng độ trong huyết tương của chúng;
  • Thuốc Tiagabine có thể làm tăng nguy cơ co giật khi dùng chung với thuốc Breakin;
  • Trong quá trình dùng thuốc Breakin, cần theo dõi tác dụng của thuốc chống đông máu và điều chỉnh liều thuốc warfarin khi cần thiết.

Thuốc Breakin có thành phần chính là Bupropion, hàm lượng 150mg. Đây là thuốc chống trầm cảm thuộc nhóm aminoketone, được chỉ định điều trị các bệnh lý tâm thần kinh. Để đảm bảo hiệu quả sử dụng, người dùng cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý sử dụng để tránh những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan