Công dụng thuốc Clapra

Thuốc Clapra có tác dụng gì? là băn khoăn của rất nhiều người bệnh khi thấy tên thuốc này xuất hiện trong kê đơn. Clapra có tác dụng hiệu quả trong điều trị các bệnh về đường tiêu hóa. Thuốc có thành phần chính là pantoprazole sodium sesquihydrate tương đương với 40 mg pantoprazole. Đọc ngay bài viết dưới đây để có thêm những thông tin chi tiết về dòng thuốc này.

1. Thuốc Clapra có tác dụng gì?

Thành phần Pantoprazol trong thuốc Clapra được biết đến là chất ức chế chọn lọc bơm proton. Nếu xét về mặt cấu trúc hóa học, thì đây là dẫn xuất của benzimidazol. Pantoprazol có tác dụng chọn lọc trên thành tế bào dạ dày nên thuốc tác dụng nhanh và hiệu quả hơn các thuốc khác. Với các trường hợp viêm loét đường tiêu hóa, tỷ lệ liền sẹo, lành vết loét của thành phần này đạt đến 95% trong khoảng 8 tuần điều trị. Không giống như nhiều nhóm thuốc đường tiêu hóa khác, Pantoprazol rất ít ảnh hưởng đến khối lượng dịch vị, sự bài tiết pepsin, yếu tố nội dạ dày và sự co bóp dạ dày.

Khi đi vào cơ thể, thành phần này hấp thu nhanh qua đường tiêu hoá. Tuy nhiên dựa vào liều và pH dạ dày mà quá trình hấp thu này sẽ thay đổi. Pantoprazol gắn mạnh vào protein huyết tương và khả năng chuyển hóa ở gan cao. Pantoprazol thải trừ chủ yếu qua thận với 80%. Thời gian bán thải khoảng 30-90 phút.

Nhờ các tác dụng của thành phần Pantoprazol mà thuốc Clapra được chỉ định trong các trường hợp sau:

Mặt khác, chống chỉ định thuốc này trong các trường hợp sau:

  • Người bệnh nhạy cảm với thành phần Pantoprazol hoặc với bất cứ tá dược nào của thuốc.
  • Chị em đang trong giai đoạn thai kỳ
  • Người bệnh đang cho con bú
  • Chỉ dùng thuốc cho trẻ em khi có chỉ định của bác sĩ.

2. Liều dùng và cách dùng của thuốc Clapra

Thuốc Clapra được bào chế dưới dạng viên nén bao tan trong ruột nên người bệnh được khuyên dùng bằng đường uống. Người bệnh nên uống của viên thuốc không được phép nghiền nát, nhai thuốc. Có thể uống vào trước hoặc sau bữa ăn. Bệnh nhân nên uống thuốc với nhiều nước lọc hoặc nước đun sôi để nguội, không uống với các loại nước ép hoặc đồ uống có cồn.

Liều dùng của thuốc sẽ được điều chỉnh dựa trên nhiều yếu tố như: mục đích điều trị bệnh, thể trạng người bệnh, chức năng thận... Người bệnh có thể tham khảo liều dùng Clapra dưới đây:

  • Mục đích điều trị viêm, loét dạ dày: 40mg x 1 lần/trong vòng 2 đến 4 tuần.
  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản: 40mg x 1 lần/trong vòng 4 đến 8 tuần.
  • Chữa hội chứng Zolliger-Ellison: 4 viên/ngày cho đến khi kiểm soát được quá trình tiết acid thì giảm liều.
  • Đối với bệnh nhân loét dạ dày và tá tràng nhiễm Helicobacter Pylori, tùy theo kiểu kháng thuốc có các sơ đồ sau:
    • Mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 40mg Pantoprazole + 1000mg Amoxicilline + 500mg Clarithromycine.
    • Mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 40mg Pantoprazole + 500mg Metronidazol + 500mg Clarithromycine.
    • Mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 40mg Pantoprazole + 1000mg Amoxicilline + 500mg Metronidazol.
    • Với những trường hợp cá biệt có thể tăng liều dùng gấp đôi (2 viên 40mg/ngày) khi các điều trị khác không cho đáp ứng.

Trường hợp quên dùng 1 liều thuốc Clapra, hãy sử dụng ngay khi nhớ ra. Trong trường hợp sắp đến liều dùng kế tiếp, người bệnh hãy bỏ qua và dùng liều sau đúng như dự kiến;

Sử dụng Clapra quá liều có thể gây ra các triệu chứng nguy hiểm. Bệnh nhân nên chủ động báo với bác sĩ nếu nhận thấy mình sử dụng quá liều lượng được khuyến cáo.

3. Tác dụng phụ của Clapra

Clapra gây ra các tác dụng ngoại ý trong quá trình điều trị bệnh. Khi các triệu chứng này phát sinh, cần lưu ý báo với bác sĩ để được hướng dẫn khắc phục kịp thời. Người bệnh hãy thông báo với bác sĩ để được chẩn đoán và hướng dẫn điều trị kịp thời, lưu ý không được tự ý dùng thuốc khác để điều trị tác dụng phụ của thuốc.

  • Một số tác dụng phụ của Clapra đã được ghi nhận như: nhức đầu, tiêu chảy nhẹ, buồn nôn, đau bụng trên, đầy hơi, ban da, ngứa và choáng váng...
  • Rất hiếm khi xảy ra các phản ứng phụ như: sốt, viêm tĩnh mạch huyết khối....

Các tác dụng phụ thông thường có xu hướng tự biến mất sau khoảng vài ngày hoặc vài tuần. Trong khi đó, những phản ứng nghiêm trọng có thể phát triển phát triển và đe dọa đến sức khỏe của người dùng. Với các tác dụng phụ nghiêm trọng, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh điều trị để cải thiện tình hình.

4. Thận trọng khi dùng thuốc Clapra

  • Một số thuốc có thể gây tương tác với Clapra như: ketoconazole... Do đó, người bệnh nên chủ động lập một danh sách những thuốc đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem và tư vấn.
  • Bệnh nhân suy gan nặng cần tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
  • Các tác dụng phụ của thuốc có thể ảnh hưởng đáng kể đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.

Tóm lại, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, người bệnh cần dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Lưu ý, thuốc Clapra là thuốc kê đơn, người bệnh tuyệt đối không được tự ý sử dụng khi chưa có sự chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

100 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan